Đáp án
1A
2D
3D
4A
5A
6B
7B
8D
9B
10C
11A
12A
13C
14B
15D
16B
17D
18B
19C
20A
21B
22D
23D
24C
25D
26B
27C
28C
29D
30B
31B
32A
33B
34C
35B
36D
37D
38C
39A
40C
Đáp án Đề thi minh họa môn Lịch sử số 16
Câu 1 [332665]: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 – 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
A, xã hội chủ nghĩa.
B, phân phối theo lao động.
C, kinh tế tập trung.
D, kinh tế thị trường.
Đáp án: A
Câu 2 [332666]: Trong chiến dịch Tây Nguyên (3 – 1975), địa điểm nào được Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chọn làm điểm đột phá mở màn?
A, Gia Lai – Kon Tum.
B, Đắc Lắk.
C, Plâyku.
D, Buôn Ma Thuột.
Đáp án: D
Câu 3 [332668]: Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung của kinh tế Liên bang Nga là
A, kém phát triển và suy thoái.
B, phát triển với tốc độ cao.
C, lâm vào trì trệ và khủng hoảng.
D, có sự phục hồi và phát triển.
Đáp án: D
Câu 4 [332669]: Trong thời kì Chiến tranh lạnh, quốc gia nào ở châu Âu trở thành tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ?
A, Đức.
B, Pháp.
C, Anh.
D, Hy Lạp.
Đáp án: A
Câu 5 [177612]: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra biện pháp cấp thời nào sau đây để giải quyết nạn đói sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công?
A, Tổ chức quyên góp thóc gạo.
B, Vận động xây dựng “Quỹ độc lập”.
C, Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
D, Tiến hành cải cách ruộng đất.
Đáp án: A
Câu 6 [332672]: Thực hiện kế hoạch Nava, từ thu – đông 1953 thực dân Pháp cho tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở
A, Tây Bắc.
B, Đồng bằng Bắc Bộ.
C, Tây Nguyên.
D, Nam Đông Dương.
Đáp án: B
Câu 7 [332673]: Một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa là đã
A, giải quyết triệt để những bất công xã hội.
B, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
C, giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo.
D, giúp các nước giữ nguyên cơ cấu kinh tế.
Đáp án: B
Câu 8 [303631]: Sự phân chia đối lập về kinh tế và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi
A, học thuyết Truman của các tổng thống Mĩ.
B, chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.
C, sự thành lập khối quân sự NATO, khối Hiệp ước Vácsava.
D, Kế hoạch Mácsan và sự ra đời của tổ chức quân sự NATO.
Đáp án: D
Câu 9 [332675]: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A, đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ.
B, mở ra một khuynh hướng cách mạng giải phóng dân tộc cho các nước phương Đông.
C, tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
D, tạo tiền đề để Lênin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.
Đáp án: B
Câu 10 [332676]: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã
A, tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
B, thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam.
C, tạo nên sức mạnh dân tộc để bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam.
D, đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị – xã hội.
Đáp án: C
Câu 11 [332677]: Trận đánh thắng đầu tiên nào của quân dân miền Nam Việt Nam đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ?
A, Ấp Bắc (1 – 1963).
B, Vạn Tường (8 – 1965).
C, Núi Thành (5 – 1965).
D, Bình Giã (12 – 1964).
Đáp án: A
Câu 12 [332679]: Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự bùng nổ và phát triển đến đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là gì?
A, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn.
B, Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đối với nhân dân.
C, Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng nhân dân sau khởi nghĩa Yên Bái.
D, Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn tay sai.
Đáp án: A
Câu 13 [332680]: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì một trong những lí do nào dưới đây?
A, Trình độ kinh tế của các nước Tây Âu phát triển mạnh.
B, Bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản.
C, Chịu tác động bởi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
D, Muốn xây dựng mô hình nhà nước mang bản sắc của châu Âu.
Đáp án: C
Câu 14 [332681]: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) và lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là mâu thuẫn giữa
A, nông dân với địa chủ phong kiến và tay sai.
B, toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp, tay sai.
C, nông dân với thực dân Pháp và tay sai.
D, tiểu tư sản thành thị với tư bản Pháp.
Đáp án: B
Câu 15 [332682]: Một trong những lí do dẫn đến việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ ASEAN 5 lên ASEAN 10 diễn ra lâu dài và đầy trở ngại là gì?
A, Có nhiều khác biệt về văn hóa, tôn giáo giữa các quốc gia dân tộc.
B, Nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.
C, Các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
D, Phụ thuộc vào quá trình giành độc lập và tình hình trong khu vực.
Đáp án: D
Câu 16 [332683]: Để từng bước thực hiện mục tiêu trong chiến lược toàn cầu, Mĩ đều dựa vào
A, nền tảng khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
B, tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự.
C, nền tài chính và chính sách ngoại giao con thoi.
D, lực lượng quân đội Mĩ và đồng minh của Mĩ.
Đáp án: B
Câu 17 [332684]: Nội dung nào phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A, Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.
B, Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít.
C, Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.
D, Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.
Đáp án: D
Câu 18 [332685]: Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (2 – 1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương gì?
A, Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.
B, Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.
C, Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
D, Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án: B
Câu 19 [177640]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thế và lực của cách mạng miền Nam Việt Nam từ sau phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)?
A, Đã chuyển hẳn sang thế tổng tiến công.
B, Vượt trội so với chính quyền Mĩ - Diệm.
C, Đã phục hồi và chuyển sang thế tiến công.
D, Kết hợp tổng tiến công và nổi dậy ở đô thị.
Đáp án: C
Câu 20 [662619]: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, nhân dân Việt Nam đã
A, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
B, thành lập tổ chức Công hội đỏ.
C, thành lập tổ chức Nông hội đỏ.
D, thành lập các đội tự vệ đỏ.
Đáp án: A
Câu 21 [662620]: Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam đã
A, buộc Mĩ kí Hiệp định Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam.
B, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C, buộc Pháp kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
D, buộc Mĩ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đáp án: B
Câu 22 [662621]: Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A, Tổng khởi nghĩa.
B, Tổng tiến công.
C, Lập Khu giải phóng Việt Bắc.
D, Lập các Xô viết ở nhiều thôn, xã.
Đáp án: D
Câu 23 [332689]: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng không
A, mang tính bạo lực.
B, mang tính chất dân tộc.
C, mang tính quần chúng.
D, mang tính cải lương.
Đáp án: D
Câu 24 [332690]: Trong các lực lượng mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, lực lượng nào có thành phần xuất thân phức tạp nhất?
A, Tư sản dân tộc.
B, Sĩ phu yêu nước.
C, Tiểu tư sản thành thị.
D, Giai cấp công nhân.
Đáp án: C
Câu 25 [332691]: Một trong những tác động to lớn của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A, làm xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây ở châu Âu.
B, buộc Mĩ phải chấm dứt Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
C, tạo cơ sở hình thành các liên minh kinh tế – quân sự.
D, làm phá vỡ từng mảng hệ thống thuộc địa của tư bản.
Đáp án: D
Câu 26 [332692]: Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?
A, Đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị cách mạng thống nhất.
B, Tập hợp lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
C, Kết hợp nhiều phương pháp đấu tranh, có sự chỉ đạo thống nhất cao.
D, Là các cuộc diễn tập chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
Đáp án: B
Câu 27 [332693]: Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam có thể rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A, Chớp thời cơ, dựa vào sức mạnh của toàn dân để tiến hành Tổng khởi nghĩa.
B, Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
C, Tập hợp, tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh công khai, hợp pháp.
D, Tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
Đáp án: C
Câu 28 [332694]: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng không có bài học về
A, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
B, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất trên nền tảng liên minh công – nông.
C, xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt, xung kích để giành chính quyền.
D, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, linh hoạt trong mọi tình thế.
Đáp án: C
Câu 29 [332695]: Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
A, Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
B, Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
C, Đề cao lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D, Chủ trương giành chính quyền bằng cuộc cách mạng bạo lực.
Đáp án: D
Câu 30 [332696]: Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện thực chất là
A, mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.
B, phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiến bộ.
C, điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.
D, cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.
Đáp án: B
Câu 31 [332697]: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919 – 1925, đối tượng của phong trào hướng tới là
A, tư sản dân tộc và địa chủ.
B, đại địa chủ và tư sản mại bản.
C, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D, trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc.
Đáp án: B
Câu 32 [332698]: So với Hội nghị tháng 11 – 1939, bối cảnh triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941) có điểm gì khác?
A, Tính chất Chiến tranh thế giới thứ hai sắp thay đổi.
B, Nhân dân đã trải qua nhiều cuộc tập dượt đấu tranh.
C, Lực lượng cách mạng không ngừng lớn mạnh.
D, Yêu cầu giải phóng dân tộc trở nên cấp thiết.
Đáp án: A
Câu 33 [332699]: Dưới tác động của Chiến tranh lạnh, sự kiện nào càng làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á (thập niên 50 – 70 của thế kỉ XX)?
A, Mĩ thành lập khối quân sự SEATO ở Đông Nam Á.
B, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
C, Mĩ lôi kéo các nước trong khu vực tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, lấy Việt Nam làm nơi đụng đầu lịch sử.
Đáp án: B
Câu 34 [332700]: Một trong những điểm tương đồng về bối cảnh thực hiện đường lối đổi mới ở Việt Nam, công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc và cải tổ ở Liên Xô là
A, bị tác động bởi cuộc đối đầu Xô – Trung.
B, đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C, quan hệ quốc tế đang chuyển sang hòa dịu.
D, trật tự “đa cực” nhiều trung tâm đã ra đời.
Đáp án: C
Câu 35 [332701]: Trong thời kì 1954 – 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp để Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
A, Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ dân tộc Việt Nam chống Mĩ.
B, Ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
C, Nhân dân Việt Nam phản đối Mĩ ủng hộ chính quyền tay sai ở miền Nam.
D, Hiệp định Giơnevơ do các nước lớn thỏa thuận chia Việt Nam thành hai miền.
Đáp án: B
Câu 36 [332702]: Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?
A, Lừa địch để đánh địch.
B, Đánh điểm, diệt viện.
C, Đánh vận động và công kiên.
D, Điều địch để đánh địch.
Đáp án: D
Câu 37 [332703]: Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều
A, có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng.
B, có sự điều chỉnh phương châm tác chiến.
C, tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương.
D, là những trận quyết chiến chiến lược.
Đáp án: D
Câu 38 [332704]: Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A, Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
B, Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
C, Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
D, Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
Đáp án: C
Câu 39 [212559]: Nội dung nào sau đây không đúng khi phản ánh về tính chất dân chủ của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930 - 1931)?
A, Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, do nhân dân bầu ra.
B, Thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi về văn hóa cho nhân dân.
C, Thực hiện chính sách bảo đảm quyền lợi về xã hội cho nhân dân.
D, Thực hiện chính sách bảo đảm quyền lợi về kinh tế cho nhân dân.
Đáp án: A
Câu 40 [212560]: Thực tiễn quá trình xây dựng các mặt trận dân tộc thống nhất trong tiến trình cách mạng Việt Nam (1930 - 1975) cho thấy
A, các thành viên tự nguyện tham gia mặt trận, do Nhà nước trực tiếp quản lí.
B, mặt trận được xây dựng thành công là nhờ xóa bỏ các mâu thuẫn giai cấp.
C, việc tập hợp lực lượng trong mặt trận phù hợp với sách lược cách mạng.
D, mặt trận là một khối đoàn kết không có mâu thuẫn và đấu tranh trong nội bộ.
Đáp án: C