Đáp án
1C
2C
3D
4A
5B
6B
7B
8C
9D
10B
11A
12C
13D
14C
15A
16D
17C
18C
19A
20B
21C
22A
23B
24A
25C
26B
27A
28A
29A
30B
31D
32B
33B
34A
35C
36D
37B
38B
39A
40B
Đáp án Đề thi minh họa môn Lịch sử số 36
Câu 1 [339920]: Khởi nguồn của sự chia cắt trên bán đảo Triều Tiên và nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
A, quyết định của Liên hợp quốc.
B, mâu thuẫn giữa các nước Đồng minh.
C, quyết định của Hội nghị Ianta.
D, nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Đáp án: C
Câu 2 [339921]: Để vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) thực dân Pháp chú trọng vào
A, xây dựng phòng tuyến công cự bằng xi măng cốt sắt.
B, đánh phá hậu phương kháng chiến bằng biệt kích, thổ phỉ.
C, tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
D, tập trung xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
Đáp án: C
Câu 3 [339922]: Từ năm 1945 – 1993, nhân dân Nam Phi tiếp tục đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) là thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, vì chế độ này là
A, tàn dư của chủ nghĩa phát xít ở châu lục này.
B, một hình thái của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
C, đe dọa sự tồn vong các dân tộc châu Phi.
D, một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
Đáp án: D
Câu 4 [339923]: Năm 1949 ghi dấu sự kiện gì tác động đến trật tự hai cực Ianta?
A, Chủ nghĩa xã hội mở rộng, kéo dài từ châu Âu sang châu Á.
B, Phong trào Không liên kết ra đời, mở rộng ra toàn thế giới.
C, Mở đầu Chiến tranh lạnh, dẫn đến căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
D, Mở đầu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đáp án: A
Câu 5 [339924]: Cho đoạn trích: “Chiến lược chiến tranh được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chủ huy” (Lịch sử 12, 2019). Đoạn trích trên cho chúng ta biết thông tin về loại hình chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới nào do Mĩ thực hiện ở Việt Nam (1954 – 1975)?
A, Chiến tranh đặc biệt.
B, Việt Nam hóa chiến tranh.
C, Chiến tranh cục bộ.
D, Chiến tranh đặc biệt tăng cường.
Đáp án: B
Câu 6 [339925]: Sau năm 1945, nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại thực dân phương Tây, vì
A, thực dân Anh và thực dân Pháp xâm lược trở lại.
B, thực dân Âu – Mĩ xâm lược trở lại Đông Nam Á.
C, Mĩ ủng hộ thực dân phương Tây xâm lược trở lại.
D, thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.
Đáp án: B
Câu 7 [661694]: Để làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp, tháng 12 - 1953 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch nào sau đây?
A, Biên giới thu - đông.
B, Điện Biên Phủ.
C, Hồ Chí Minh.
D, Việt Bắc thu - đông.
Đáp án: B
Câu 8 [339927]: Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với mục tiêu cao nhất là
A, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
B, đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ có lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở.
C, đập tan kế hoạch Nava, mở ra cục diện mới cho cuộc kháng chiến.
D, tiêu diệt toàn bộ quân Pháp và cố vấn Mĩ ở cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đáp án: C
Câu 9 [339929]: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A, đòi độc lập dân tộc.
B, vì quyền lợi chính trị.
C, thay đổi giờ làm việc.
D, vì quyền lợi kinh tế.
Đáp án: D
Câu 10 [339930]: Đâu là nguyên nhân chủ yếu để từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX Nhật Bản tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á?
A, Phát huy tối đa những lợi thế của Nhật Bản.
B, Khẳng định vị thế của cường quốc chính trị.
C, Giúp Đông Nam Á đối trọng với Trung Quốc.
D, Giúp Đông Nam Á giảm sự phụ thuộc vào Mĩ.
Các em đọc kỹ câu hỏi nhé, đó là nguyên nhân để Nhật bản thực hiện chính sách đó, muốn là cường quốc chính trị thì cần có các bước tạo lập dần dần và thực hiện qua giai đoạn dài, với những chính sách ở ĐNÁ cuối những năm 70 của thế kỉ XX sẽ từ bước làm vị thế chính trị của Nhật Bản được nâng cao.
Câu 11 [340455]: Tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1925) không có lực lượng nào sau đây?
A, Đại địa chủ và tư sản mại bản.
B, Tư sản dân tộc, tiểu tư sản trí thức.
C, Bộ phận trung và tiểu địa chủ.
D, Học sinh, sinh viên và tiểu tư sản.
Đáp án: A
Câu 12 [339932]: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng vai trò của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A, Là lực lượng đi đầu, chủ chốt, góp phần quyết định thắng lợi.
B, Chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp chống phát xít.
C, Quyết định mọi thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
D, Làm cho tính chất và cục diện chiến tranh có sự thay đổi.
Đáp án: C
Câu 13 [339933]: Lí do quyết định để Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là gì?
A, Khát vọng được sống trong độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
B, Pháp bội ước, tấn công ta ở nhiều nơi: Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Bộ.
C, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu.
D, Điều kiện đấu tranh về chính trị, ngoại giao với Pháp không còn nữa.
Đáp án: D
Câu 14 [339934]: Trong nửa sau thế kỉ XX, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực là do tác động to lớn của
A, Chiến tranh lạnh để lại.
B, khủng hoảng năng lượng.
C, cách mạng khoa học – kĩ thuật.
D, phong trào giải phóng dân tộc.
Đáp án: C
Câu 15 [339936]: Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây trong quan hệ quốc tế từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX là do
A, tác động của cuộc chạy đua vũ trang đến hai nước Mĩ và Liên Xô.
B, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C, tác động của những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có tính chu kì.
D, những vấn đề tồn tại giữa hai nhà nước Đức từng bước được giải quyết.
Đáp án: A
Câu 16 [339937]: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là phong trào đấu tranh đầu tiên
A, có sự kết hợp hài hòa ở cả nông thôn và thành thị.
B, sử dụng hình thức đấu tranh hợp pháp, công khai.
C, do một tổ chức chính trị của giai cấp vô sản lãnh đạo.
D, trên thực tế có sự liên minh công nhân – nông dân.
Đáp án: D
Câu 17 [339938]: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) của quân dân Việt Nam?
A, Giáng đòn nặng nề vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.
B, Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh.
C, Mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
D, Góp phần thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Đáp án: C
Câu 18 [339939]: Các tổ chức trong Mặt trận Việt Minh (1941 – 1945) ở Việt Nam được thành lập theo lứa tuổi, nghề nghiệp đều được gọi là “Hội Cứu quốc”, vì muốn
A, nhắc nhở người dân chống lại âm mưu “chia để trị” của phát xít Nhật.
B, nhân dân thực hiện đúng chủ trương và sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
C, nhắc nhở người dân nhớ nhiệm vụ chính là cứu nước, giải phóng dân tộc.
D, người dân nhớ về bài học lịch sử “dựng nước phải đi đôi với giữ nước”.
Đáp án: C
Câu 19 [339940]: Sau Chiến tranh lạnh, đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc xung đột quân sự đẫm máu ở nhiều khu vực trên thế giới?
A, Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.
B, Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế giữa các cường quốc.
C, Các nước chạy đua vũ trang sản xuất vũ khí hạt nhân.
D, Chủ nghĩa khủng bố thiết lập nền chuyên chính công khai.
Đáp án: A
Câu 20 [339941]: Nhân dân Việt Nam tiến hành hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) trong bối cảnh quan hệ quốc tế căng thẳng và phức tạp, đó là
A, xu thế toàn cầu hóa.
B, cuộc Chiến tranh lạnh.
C, cuộc khủng hoảng năng lượng.
D, xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
Đáp án: B
Câu 21 [339942]: Điểm khác biệt căn bản về mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ trong giai đoạn 1945 – 1973 so với giai đoạn 1991 – 2000 là gì?
A, Tăng cường sức mạnh quân sự của Mĩ.
B, Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
C, Ngăn chặn, tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D, Hoàn thành tham vọng làm bá chủ thế giới.
Đáp án: C
Câu 22 [339943]: Đâu là yếu tố quyết định đến ý thức giữ gìn hòa bình của các quốc gia, dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A, Hòa bình là điều kiện để ổn định, phát triển kinh tế.
B, Hiểm họa khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân.
C, Hòa bình là điều kiện để thúc đẩy hợp tác quốc tế.
D, Xu thế phát triển của thế giới hiện nay là hòa bình.
Đáp án: A
Câu 23 [339944]: Yếu tố nào quyết định sự du nhập và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A, Khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời và thất bại.
B, Các văn thân sĩ phu có nhận thức mới, chuyển hướng đấu tranh.
C, Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Việt Nam.
D, Sự xuất hiện, phát triển của các lực lượng xã hội mới.
Đáp án: B
Câu 24 [339945]: Nội dung nào trong chủ trương đấu tranh chứng tỏ Việt Nam Quốc dân đảng đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
A, Tiến hành cách mạng phải dùng “sắt và máu”.
B, Tập hợp binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
C, Luôn đề cao “chủ nghĩa Tam dân”.
D, Độc lập dân tộc, dân quyền tự do.
Đáp án: A
Câu 25 [339948]: Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1973) là
A, dồn dân lập “ấp chiến lược”.
B, sử dụng quân đội đồng minh.
C, ra sức chiếm đất, giành dân.
D, sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt.
Đáp án: C
Câu 26 [339949]: Chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12 – 1946) của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
A, quyết định đúng đắn, khẳng định quyết tâm chống Pháp của ba nước Đông Dương.
B, quyết định lịch sử, khẳng định Việt Nam tiến hành chiến tranh chỉ là sự bắt buộc.
C, lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập trung vào kẻ thù nguy hiểm nhất.
D, lựa chọn đúng đắn nhưng chưa đáp ứng được phương châm ngoại giao của Việt Nam.
Đáp án: B
Câu 27 [339950]: Điểm tương đồng về Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam so với Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương là
A, kí kết sau khi có thắng lợi quân sự quyết định.
B, đem lại hòa bình tạm thời cho hai miền Nam – Bắc.
C, đế quốc Mĩ đều phải ngừng bắn, rút quân về nước.
D, quy định về vị trí đóng quân, tập kết của các bên.
Đáp án: A
Câu 28 [339951]: Từ năm 1945 đến năm 1975, mục tiêu số một của nhân dân Việt Nam là gì?
A, Giành và bảo vệ thành quả cách mạng.
B, Thống nhất nước nhà.
C, Xây dựng xã hội chủ nghĩa.
D, Xóa bỏ giai cấp bóc lột.
Đáp án: A
Câu 29 [339952]: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) của quân dân Việt Nam mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vì đã mở đầu cho
A, thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
B, thắng lợi trên mặt trận quân sự.
C, phong trào phản đối chiến tranh trong lòng nước Mĩ.
D, cuộc phản chiến của lính Mĩ, đòi rút quân về nước.
Đáp án: A
Câu 30 [339953]: Nội dung nào dưới đây giải thích đúng và đầy đủ về việc khuynh hướng cách mạng vô sản đã thắng thế trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” ở Việt Nam (1920 – 1930)?
A, Khuynh hướng tư sản chỉ giải quyết một phần mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
B, Là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Việt Nam.
C, Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời.
D, Khuynh hướng tư sản không được sự ủng hộ của nhân dân.
Đáp án: B
Câu 31 [339954]: Trong suốt quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 – 1954), thực dân Pháp không gặp phải mâu thuẫn giữa
A, việc xâm chiếm đất với giữ đất.
B, phân tán với tập trung binh lực.
C, chiến lược “đánh nhanh” với tình thế bắt buộc phải kéo dài chiến tranh.
D, tư tưởng “đánh nhanh thắng nhanh” với kế hoạch bình định và di dân.
Đáp án: D
Câu 32 [339955]: Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là
A, kết cục quân sự.
B, đối tượng của chiến dịch.
C, khí thế quyết tâm.
D, sự huy động lực lượng.
Đáp án: B
Câu 33 [339956]: Những nhiệm vụ mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã giải quyết từ sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đến trước ngày 19 – 12 – 1946 đã phản ánh đúng quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
A, Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố tiên quyết.
B, Việc dựng nước phải đi đôi với giữ nước.
C, Xây dựng chế độ mới luôn gắn liền với bảo vệ chế độ mới.
D, Đàm phán đúng thời điểm sẽ có thêm thời gian hòa bình.
Đáp án: B
Câu 34 [339957]: Từ lí luận đến thực tiễn cho thấy, các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam (1930 – 1945) đều có điểm tương đồng là gì?
A, Thực hiện mục tiêu phân hóa cao độ kẻ thù.
B, Do Quốc tế Cộng sản chỉ đạo và thành lập.
C, Mặt trận dân tộc thống nhất của ba nước Đông Dương.
D, Cơ sở cho sự ra đời của các mặt trận là các Hội Cứu quốc.
Đáp án: A
Câu 35 [339958]: Đâu là nguyên nhân tổng hợp quyết định nhất dẫn tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000?
A, Luận cương (10 – 1930) của Đảng có phương hướng chiến lược đúng đắn.
B, Sự đoàn kết của toàn dân tộc với mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc.
C, Đảng lãnh đạo giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D, Đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt.
Đáp án: C
Câu 36 [339959]: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2011, tr.604). “Con người xã hội chủ nghĩa” phải là sản phẩm tất yếu của ba cuộc cách mạng nào dưới đây?
A, Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng xanh, cách mạng khoa học – công nghệ.
B, Cách mạng tư tưởng văn hóa, cách mạng chất xám, cách mạng quan hệ sản xuất.
C, Cách mạng khoa học – kĩ thuật, cách mạng hậu công nghiệp, cách mạng tư tưởng, văn hóa.
D, Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kĩ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa.
Đáp án: D
Câu 37 [212184]: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 - 1945) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
A, Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng.
B, Có hình thức khởi nghĩa giành chính quyền của quần chúng.
C, Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến.
D, Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Đáp án: B
Câu 38 [340491]: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1945 là
A, đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ.
B, đánh đuổi đế quốc xâm lược để giành độc lập dân tộc.
C, lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
D, lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
Đáp án: B
Câu 39 [661713]: Sự ra đời của Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam năm 1944 là một minh chứng cho
A, sự thành công trong thực tế của chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
B, thành công trong xây dựng cơ quan chuyên trách chống “giặc dốt”.
C, thành công của chủ trương mở rộng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
D, việc thực hiện quan điểm “văn hóa hóa kháng chiến” của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đáp án: A
Câu 40 [661714]: Thực tiễn các phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 đã khẳng định
A, giai cấp tư sản không đủ khả năng lãnh đạo phong trào dân tộc.
B, phong trào dân tộc cần hướng đến một ngọn cờ cứu nước mới.
C, lí luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản đang hình thành.
D, những điều kiện để thành lập một chính đảng vô sản đang chín muồi.
Đáp án: B