Đáp án
1D
2A
3D
4C
5A
6C
7D
8B
9B
10A
11C
12B
13B
14A
15C
16A
17C
18D
19D
20C
21D
22A
23B
24D
25A
26B
27C
28B
29A
30C
31A
32C
33D
34A
35B
36B
37C
38B
39B
40C
Đáp án Đề thi minh họa môn Lịch sử số 39
Câu 1 [661776]: Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có mục tiêu nào sau đây?
A, Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
B, Ủng hộ phong trào công nhân quốc tế.
C, Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
D, Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
Đáp án: D
Câu 2 [661777]: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã thông qua
A, Sách lược vắn tắt của Đảng.
B, quyết định thành lập các Hội Cứu quốc.
C, nghị quyết thành lập Vệ quốc đoàn.
D, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh.
Đáp án: A
Câu 3 [333127]: Tại Hội nghị Ianta (2 – 1945), những quốc gia nào có tiếng nói quyết định?
A, Mĩ và Anh.
B, Mĩ và Pháp.
C, Liên Xô và Trung Quốc.
D, Liên Xô và Mĩ.
Đáp án: D
Câu 4 [333128]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh nào vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16?
A, Quân Pháp.
B, Quân Mĩ.
C, Quân Anh.
D, Quân Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án: C
Câu 5 [333129]: Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9 – 1939), các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm
A, đẩy cuộc chiến tranh về phía Liên Xô.
B, ngăn chặn phát xít Đức tấn công Ba Lan.
C, chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.
D, khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á.
Đáp án: A
Câu 6 [333130]: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1925), một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị mang tên
A, Việt Nam Quốc dân đảng.
B, Tân Việt Cách mạng đảng.
C, Đảng Lập hiến.
D, Việt Nam nghĩa đoàn.
Đáp án: C
Câu 7 [333131]: Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) do Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, chiến thuật quân sự nào lần đầu tiên được Mĩ sử dụng?
A, “Tố cộng, diệt cộng”.
B, “Tìm diệt” và “Bình định”.
C, Dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D, “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”.
Đáp án: D
Câu 8 [333132]: Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” (thập niên 90 của thế kỉ XX), để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, Mĩ đã sử dụng
A, lực lượng quân đội mạnh.
B, khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ”.
C, khẩu hiệu chống khủng bố.
D, sức mạnh của nền kinh tế.
Đáp án: B
Câu 9 [333133]: Địa bàn hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là ở
A, Bắc Kì và hải ngoại.
B, Việt Nam và hải ngoại.
C, Trung Kì và hải ngoại.
D, Bắc Kì và Trung Kì.
Đáp án: B
Câu 10 [333134]: Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24 – 10 hàng năm làm
A, “Ngày Liên hợp quốc”.
B, “Ngày Hòa bình thế giới”.
C, “Ngày Quốc tế về hòa bình”.
D, “Ngày Chống phát xít”.
Đáp án: A
Câu 11 [333135]: Sự chia cắt hai miền trên bán đảo Triều Tiên (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai) là hệ quả từ những quyết định của
A, Hội nghị Pốtxđam (1945).
B, Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).
C, Hội nghị Ianta (1945).
D, Hội nghị Giơnevơ về Triều Tiên (1953).
Đáp án: C
Câu 12 [333137]: Cương lĩnh chính trị (2 – 1930) đã xác định rõ lực lượng cách mạng Việt Nam gồm nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, nhưng nòng cốt, gốc rễ phải là
A, công nhân, nông dân và địa chủ yêu nước.
B, công nhân và nông dân.
C, công nhân, nông dân và tư sản, trí thức.
D, công nhân và tư sản dân tộc.
Đáp án: B
Câu 13 [333138]: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), trận đánh nào mở đầu cho chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
A, Trận đánh ở Cao Bằng.
B, Trận đánh ở Đông Khê.
C, Trận đánh ở Thất Khê.
D, Trận đánh ở Đình Lập.
Đáp án: B
Câu 14 [333139]: Tháng 2 – 1972, Tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc. Sự kiện này đã
A, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa hai nước.
B, ghi nhận mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
C, xóa bỏ những mâu thuẫn giữa Mĩ và Trung Quốc.
D, giúp Trung Quốc và Mĩ trở thành đối tác chiến lược.
Đáp án: A
Câu 15 [333140]: Giai đoạn 1950 – 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác
A, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
B, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ở Đông Nam Á.
C, đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.
D, tập trung phát triển quan hệ hợp tác với các nước Mĩ Latinh.
Đáp án: C
Câu 16 [333141]: Yếu tố nào không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây (đầu những năm 70 của thế kỉ XX)?
A, Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa.
B, Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.
C, Sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ.
D, Sự bất lợi do tình trạng đối đầu giữa hai phe.
Đáp án: A
Câu 17 [333143]: Nội dung nào không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm được Đảng Cộng sản Đông Dương rút ra từ phong trào 1930 – 1931 vận dụng vào giai đoạn 1939 – 1945?
A, Phải xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
B, Xây dựng khối liên minh công – nông vững chắc.
C, Kết hợp nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.
D, Giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
Đáp án: C
Câu 18 [333144]: So với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm gì khác biệt?
A, Có tổ chức kỉ luật và đấu tranh cách mạng, triệt để.
B, Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cách mạng.
C, Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.
D, Xuất thân từ nông dân và ra đời trước giai cấp tư sản.
Đáp án: D
Câu 19 [333146]: Sau các cuộc Tiến công trong Đông – Xuân 1953 – 1954, quân dân Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường nào?
A, Chiến trường Bình – Trị – Thiên.
B, Các chiến trường chính ở Bắc Bộ.
C, Các chiến trường ở vùng rừng núi.
D, Chiến trường chính ở Bắc Đông Dương.
Đáp án: D
Câu 20 [333148]: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ tiến hành đã đem lại cho các nước Tây Âu cơ hội
A, trở thành đồng minh của Mĩ.
B, quay trở lại thuộc địa cũ.
C, phục hồi nền kinh tế.
D, gia nhập khối NATO.
Đáp án: C
Câu 21 [333149]: Điểm khác biệt căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là mọi phát minh về kĩ thuật đều
A, bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tiễn.
B, bắt nguồn từ sự vơi cạn về tài nguyên.
C, dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
D, dựa trên các nghiên cứu khoa học.
Đáp án: D
Câu 22 [333150]: Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A, chống lại chế độ độc tài tay sai thân Mĩ.
B, chống lại chế độ độc tài Batixta.
C, chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha.
D, chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha.
Đáp án: A
Câu 23 [333151]: Hội nghị lần thứ 24 của Đảng (11 – 1975) tập trung họp bàn về nội dung nào dưới đây?
A, Đoàn kết dân tộc để khắc phục hậu quả chiến tranh.
B, Đặt ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C, Giao nhiệm vụ cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
D, Đề ra kế hoạch nhà nước 5 năm sau ngày giải phóng.
Đáp án: B
Câu 24 [333152]: Bước vào thu – đông năm 1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc vì Việt Bắc là nơi
A, đất rộng, người đông, có vị thế chiến lược.
B, có thể phát huy thế mạnh cho quân đội Pháp.
C, cung cấp hậu cần cho quân đội nhân dân Việt Nam.
D, tập trung cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam.
Đáp án: D
Câu 25 [333153]: Nội dung nào dưới đây là điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam ngay sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?
A, Đất nước không còn bị chia cắt làm hai miền.
B, Hậu quả của chiến tranh đã khắc phục xong.
C, Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
D, Nền kinh tế bước đầu có tích lũy nội bộ.
Đáp án: A
Câu 26 [333154]: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của Việt Nam, vì
A, đã giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn, đông dân.
B, giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
C, bộ đội chủ lực trưởng thành, biên giới Việt – Trung được khai thông.
D, làm phá sản kế hoạch Rơve của thực dân Pháp có can thiệp của Mĩ.
Đáp án: B
Câu 27 [333155]: Nhận xét nào dưới đây về Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là không đúng?
A, Là cuộc cách mạng vô sản, mang tính chất giải phóng dân tộc điển hình.
B, Hình thức cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
C, Cuộc cách mạng diễn ra nhanh gọn nhờ những thắng lợi của quân Đồng minh.
D, Cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.
Đáp án: C
Câu 28 [333156]: Năm 1936, các Ủy ban hành động được thành lập ở Việt Nam nhằm mục đích
A, lập ra các Hội Ái hữu thay cho Công hội đỏ, Nông hội đỏ.
B, thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội.
C, chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền.
D, biểu dương lực lượng khi đón phái viên của nước Pháp.
Đáp án: B
Câu 29 [333157]: Kế hoạch Nava ngay từ khi mới ra đời (1953) đã hàm chứa yếu tố thất bại, vì
A, ra đời trong thế bị động, bị mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực.
B, phong trào chiến tranh du kích tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh.
C, Pháp không đủ quân số để tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động.
D, bị mất quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.
Đáp án: A
Câu 30 [333158]: Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến của Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) so với các cuộc Tiến công trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là gì?
A, Đánh vào nơi quan trọng mà Pháp sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng ra nhiều nơi.
B, Đánh vào nơi quan trọng của Pháp, buộc chúng gặp khó khăn để rút dân quân về nước.
C, Đánh vào nơi tập trung binh lực mạnh nhất của Pháp để xoay chuyển tình thế chiến tranh.
D, Làm thất bại từng bước Kế hoạch Nava, buộc Pháp phải ngồi vào bàn thương lượng.
Đáp án: C
Câu 31 [333159]: Từ kết quả của hai phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) và Xô viết Nghệ – Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam cho thấy, điểm giống nhau cơ bản giữa hai phong trào này là
A, đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp vũ trang.
B, đã hình thành liên minh công – nông vững chắc.
C, giương cao các nhiệm vụ phản đế, phản phong.
D, dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất.
Đáp án: A
Câu 32 [333160]: Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (cuối năm 1974 – đầu năm 1975) còn thể hiện tính nhân văn rõ rệt. “Tính nhân văn” trong kế hoạch đó là gì?
A, Trong năm 1975 tiến công đối phương trên quy mô rộng lớn.
B, Nếu thời cơ đến thì giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
C, Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
D, Giải phóng miền Nam với tinh thần “một ngày bằng 20 năm”, quyết chiến quyết thắng.
Đáp án: C
Câu 33 [333161]: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng điểm tương đồng giữa công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) với cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (1978) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (1986)?
A, Tiến hành trong bối cảnh xu thế hoà hoãn Đông – Tây đang diễn ra.
B, Tiến hành trong bối cảnh đất nước khó khăn và khủng hoảng kéo dài.
C, Đều thực hiện do xuất phát từ những yêu cầu khách quan của lịch sử.
D, Củng cố và không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Đáp án: D
Câu 34 [333162]: Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 – 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
A, phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở các đô thị.
B, đấu tranh đồng thời trên ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.
C, tác chiến trên cả ba vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
D, hoạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Đáp án: A
Câu 35 [333163]: Việc tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa, sau đó Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời (9 – 1929) phản ánh xu thế tất yếu nào của cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A, Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.
B, Sự thắng thế của khuynh hướng cách mạng vô sản.
C, Khuynh hướng dân chủ tư sản không có ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc.
D, Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước và phát triển công nhân.
Đáp án: B
Câu 36 [333165]: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), việc Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quyết định mở các chiến dịch Việt Bắc (1947), Biên giới thu – đông (1950), Điện Biên Phủ (1954) đều nhằm mục tiêu cao nhất là
A, tiêu diệt một phần sinh lực đối phương, mở rộng căn cứ địa.
B, tạo nên sự chuyển biến tích cực đưa cuộc kháng chiến đi lên.
C, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
D, bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não kháng chiến.
Đáp án: B
Câu 37 [333166]: Cả hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 – 1939 và tháng 5 – 1941) đều chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian phản động giao cho dân cày. Điều này chứng tỏ
A, Đảng chưa khắc phục triệt để được những hạn chế của Luận cương (10 – 1930).
B, vấn đề dân cày ít quan trọng trong bối cảnh đất nước chưa giành được độc lập.
C, nhiệm vụ dân chủ được tiến hành từng bước để phục vụ cho nhiệm vụ dân tộc.
D, hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ được tiến hành đồng thời ngang hàng nhau.
Đáp án: C
Câu 38 [212189]: Trong khoảng 30 năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam có một trong những chuyển biến nào sau đây?
A, Một số ngành kinh tế hiện đại được hình thành nhưng phát triển thiếu cân đối.
B, Nhiều ngành nghề mới xuất hiện nhưng không được đầu tư về nhân lực và kĩ thuật.
C, Quan hệ sản xuất cũ bị xóa bỏ, phương thức sản xuất mới từng bước được du nhập.
D, Những lực lượng xã hội mới ra đời trong khi các giai cấp cũ dần suy yếu và biến mất.
Đáp án: B
Câu 39 [212190]: Phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 ở Việt Nam đều khẳng định trong thực tiễn
A, vai trò tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân của mặt trận dân tộc thống nhất.
B, sức mạnh của các lực lượng dân tộc khi được quy tụ dưới một ngọn cờ cách mạng.
C, giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày là nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng.
D, sức mạnh của lực lượng chính trị khi được kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang.
Đáp án: B
Câu 40 [212191]: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920 - 1930 có điểm mới nào sau đây so với hoạt động của các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A, Vận động quần chúng tham gia các phong trào chống đế quốc.
B, Tập hợp lực lượng cách mạng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội.
C, Sáng lập một chính đảng đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc.
D, Kêu gọi thanh niên ủng hộ một số tổ chức yêu nước chống thực dân Pháp.
Đáp án: C