Đáp án
1B
2A
3B
4C
5B
6A
7D
8D
9D
10D
11C
12C
13B
14A
15A
16B
17A
18A
19B
20C
21B
22C
23D
24B
25C
26B
27A
28C
29D
30C
31C
32C
33A
34B
35D
36C
37A
38D
39B
40D
Đáp án Đề thi minh họa môn Lịch sử số 40
Câu 1 [333168]: Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước về mặt nhà nước giữa đoàn đại biểu hai miền Bắc – Nam Việt Nam (11 – 1975) ở được tổ chức tại
A, Hà Nội.
B, Sài Gòn.
C, Huế.
D, Đà Nẵng.
Đáp án: B
Câu 2 [340461]: Hoạt động nổi bật nhất của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là
A, phát động khởi nghĩa Yên Bái (9 – 2 – 1930).
B, phát động khởi nghĩa Ba Son (8 – 1925).
C, tuyên truyền vận động nhân dân chống Pháp.
D, tập hợp nhân dân xây dựng nhà nước tư sản.
Đáp án: A
Câu 3 [333170]: Sự phát triển và tác động của các công ti xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện của xu thế
A, hợp tác và đấu tranh.
B, toàn cầu hóa.
C, hòa hoãn tạm thời.
D, đa phương hóa.
Đáp án: B
Câu 4 [333172]: Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, thành tựu nào đã tham gia tích cực vào việc giải quyết lương thực cho loài người?
A, Tạo ra những vật liệu mới.
B, Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
C, Công nghệ sinh học.
D, Tạo ra những nguồn năng lượng mới.
Đáp án: C
Câu 5 [333173]: Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A, Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp.
B, Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lần thứ nhất ở Nga (1905 – 1907).
C, Những tư tưởng cải cách và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911).
D, Tấm gương tự cường của Nhật Bản, tư tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây.
Đáp án: B
Câu 6 [333174]: Biểu tượng nổi tiếng của cuộc Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A, Bức tường Béclin.
B, Tòa nhà Quốc hội.
C, Con sông Seine.
D, Thành phố Pốtxđam.
Đáp án: A
Câu 7 [333176]: Khuynh hướng vô sản được truyền bá và phát triển mạnh ở Việt Nam không gắn với
A, hoạt động của giai cấp công nhân.
B, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
D, tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
Đáp án: D
Câu 8 [333177]: Trong suốt thập kỉ 90, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ
A, gấp hai lần Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật Bản.
B, đứng thứ hai thế giới.
C, duy trì tốc độ tăng trưởng 11% mỗi năm.
D, vẫn đứng đầu thế giới.
Đáp án: D
Câu 9 [333178]: Nội dung nào phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A, Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.
B, Liên Xô giữ vai trò hàng đầu đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C, Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.
D, Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh.
Đáp án: D
Câu 10 [333179]: “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp và Mĩ về
A, cứ điểm đồi A1.
B, cụm cứ điểm Thất Khê.
C, cụm cứ điểm Đông Khê.
D, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đáp án: D
Câu 11 [333180]: Ngay sau Hội nghị Trung ương 8 (5 – 1941), Đảng và nhân dân Việt Nam đều tập trung vào công tác
A, chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
B, xây dựng căn cứ địa cách mạng và tự sắm sửa vũ khí.
C, chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
D, chuẩn bị lực lượng cho phát triển chiến tranh du kích.
Đáp án: C
Câu 12 [315551]: Sau khi tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu, Trung Quốc (1924 - 1927), phần lớn học viên đã
A, tiếp tục học tập tại Trường Quân sự Hoàng Phố.
B, sang Pháp hoạt động trong phong trào công nhân.
C, bí mật về nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.
D, đến Liên Xô học tập tại Trường Đại học Phương Đông.
Đáp án: C
Câu 13 [315553]: Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8 - 1945) đã
A, mở ra thời kì trực tiếp cho cuộc vận động giải phóng dân tộc.
B, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa.
C, tạo cơ hội cho quân Đồng minh trợ giúp nhân dân khởi nghĩa.
D, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa từng phần.
Đáp án: B
Câu 14 [315560]: Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị như thế nào đối với lịch sử Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A, Tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
B, Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang quỹ đạo cách mạng vô sản.
C, Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX.
D, Trực tiếp chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
Đáp án: A
Câu 15 [333181]: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A, cục diện “Chiến tranh lạnh”.
B, xu thế toàn cầu hóa.
C, sự hình thành các liên minh kinh tế.
D, sự ra đời các khối quân sự đối lập.
Đáp án: A
Câu 16 [333182]: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A, Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
B, Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
C, Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D, Chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Đáp án: B
Câu 17 [340462]: Nội dung nào sau đây không phải là khái quát về đặc điểm phong trào yêu nước của tư sản Việt Nam (1919 – 1925)?
A, Bạo động với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
B, Là phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ, nặng tính cải lương.
C, Chưa chú trọng tập hợp lực lượng để hướng vào chống Pháp.
D, Chủ yếu diễn ra ở đô thị - nơi có nhiều hoạt động buôn bán.
Đáp án: A
Câu 18 [333185]: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là một phong trào
A, có tính dân chủ điển hình và tính dân tộc sâu sắc.
B, có tính dân tộc điển hình và tính dân chủ sâu sắc.
C, không mang tính dân tộc nhân dân.
D, chỉ mang tính dân chủ điển hình.
Đáp án: A
Câu 19 [333186]: Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A, hai siêu cường Xô – Mĩ đối thoại, hợp tác.
B, hai siêu cường Xô – Mĩ đang đối đầu gay gắt.
C, hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo.
D, hợp tác kinh tế và văn hóa là xu thế chủ đạo.
Đáp án: B
Câu 20 [333187]: Đâu là nguyên nhân sâu xa của dẫn đến cuộc Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)?
A, Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh.
B, Cuộc cải cách của các nước Đông Âu thành công.
C, Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô.
D, Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
Đáp án: C
Câu 21 [333188]: Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề thách thức lớn với các nước châu Phi sau khi giành được độc lập?
A, Đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài.
B, Mĩ đẩy mạnh can thiệp thông qua khẩu hiệu dân chủ.
C, Sự bùng nổ về dân số, bệnh tật và mù chữ.
D, Những cuộc xung đột về sắc tộc và tôn giáo.
Đáp án: B
Câu 22 [333190]: “Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh” (Lịch sử 12, 2019, tr.52) vì lí do nào dưới đây?
A, Số lượng thành viên lớn nhất.
B, Quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
C, Chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.
D, Các nước đều sử dụng đồng tiền chung (Ơrô).
Đáp án: C
Câu 23 [333191]: Đặc trưng cơ bản của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là cải tiến
A, về quan hệ sản xuất.
B, hệ thống phân công lao động.
C, việc quản lí sản xuất.
D, hoàn thiện phương tiện sản xuất.
Đáp án: D
Câu 24 [333192]: Ở Mĩ, trong những năm 1960 – 1975, phong trào đấu tranh nào của các tầng lớp nhân dân đã làm cho nội bộ nước Mĩ bị chia rẽ sâu sắc?
A, Người da đen xuống đường đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc.
B, Phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam trong nhân dân.
C, Người da đỏ đòi đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế và địa bàn cư trú.
D, Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân đấu tranh đòi tăng lương.
Đáp án: B
Câu 25 [333193]: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?
A, Đây là ngành kinh tế thu được nhiều lợi nhuận.
B, Đây là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam.
C, Tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, nhân công dồi dào.
D, Có thể tận dụng được các nguồn nhân công rẻ mạt ở thuộc địa.
Đáp án: C
Câu 26 [333194]: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (được hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về
A, lực lượng cách mạng.
B, khuynh hướng chính trị.
C, đối tượng cách mạng.
D, mục tiêu trước mắt.
Đáp án: B
Câu 27 [333195]: Một trong những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương được vận dụng trong đấu tranh trên bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam là
A, không cho đối phương kéo dài thời gian rút quân khỏi Việt Nam.
B, buộc các nước phải tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
C, Mĩ phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn chiến tranh Việt Nam.
D, buộc Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Đáp án: A
Câu 28 [333196]: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nguyên thủ quốc gia của nhiều nước Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô và hai miền nước Đức đã có những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc... Điều này là minh chứng rõ rệt cho
A, Chiến tranh lạnh không còn ảnh hưởng tới tình hình quốc tế.
B, các nước lớn muốn kết thúc Chiến tranh lạnh để cùng phát triển.
C, xu thế hòa hoãn Đông – Tây đang diễn ra.
D, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Đáp án: C
Câu 29 [333197]: Thực hiện chủ trương của Đảng trong việc đối phó với kế hoạch Nava, trong Đông – Xuân 1953 – 1954, quân dân Việt Nam đã
A, buộc Pháp phải xây dựng cứ điểm ở Điện Biên Phủ.
B, làm thất bại âm mưu tập trung binh lực của quân Pháp.
C, tiêu diệt phần lớn quân chủ lực Pháp ở vùng Tây Bắc.
D, từng bước làm cho kế hoạch Nava của Pháp bị đảo lộn.
Đáp án: D
Câu 30 [340463]: Một đặc điểm nổi bật của lực lượng tiểu tư sản, trí thức trong phong trào yêu nước (1919 – 1925) của Việt Nam là gì?
A, Biết cách tập hợp lực lượng toàn dân tộc tham gia vào tổ chức tiền thân của Đảng.
B, Nguồn gốc xuất thân từ nông dân nên có tinh thần yêu nước và cách mạng triệt để.
C, Xác định rõ đối tượng đấu tranh là đế quốc Pháp, phong kiến, có ý thức dân tộc.
D, Hoạch định một con đường cứu nước mới theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Đáp án: C
Câu 31 [333199]: Từ kết quả thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập của ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào trong năm 1945 cho thấy
A, lực lượng vũ trang luôn giữ vai trò quyết định.
B, Đảng vô sản lãnh đạo là yếu tố quyết định.
C, điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
D, điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
Đáp án: C
Câu 32 [333200]: Mĩ áp dụng chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam trong bối cảnh lực lượng quân Mĩ như thế nào?
A, Đang ở thế chủ động tiến công chiến lược.
B, Bị mất ưu thế về hỏa lực.
C, Bị thất bại nặng nề trên chiến trường.
D, Đang bị bao vây, cô lập.
Đáp án: C
Câu 33 [333201]: Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
A, Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.
B, Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
C, Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
D, Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Đáp án: A
Câu 34 [333202]: Một trong những điều khoản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có ghi: “Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí và những người kế tục họ” (Lịch sử 12, 2019, tr.155). Tuy nhiên, đại biểu Mĩ tuyên bố ủng hộ nhưng lại không kí vào văn bản Hiệp định. Động thái của phía Mĩ đã chứng tỏ
A, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam sẽ phải kéo dài nhiều thập kỉ.
B, kể từ lúc này, Mĩ đang trở thành là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.
C, đại biểu Mĩ không quan tâm đến việc kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
D, Mĩ không muốn Việt Nam tiến hành thống nhất đất nước bằng Hiệp định này.
Đáp án: B
Câu 35 [333203]: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu của Việt Nam khi đàm phán và việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21 – 7 – 1954) là gì?
A, Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
B, Đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C, Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D, Không vi phạm chủ quyền quốc gia.
Đáp án: D
Câu 36 [333204]: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam được phát động trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
A, Có sự đồng thuận của phe xã hội chủ nghĩa.
B, Có những cuộc chiến tranh nóng ở châu Á.
C, Thực dân Âu – Mĩ đang đẩy mạnh xâm lược trở lại các nước thuộc địa.
D, Được sự ủng hộ và nhất trí của hai nước Liên Xô và Trung Quốc.
Đáp án: C
Câu 37 [333205]: Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) so với cuộc Tiến công trong Đông – Xuân 1953 – 1954 ở Việt Nam là gì?
A, Đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của Pháp để kết thúc chiến tranh.
B, Đánh vào nơi quan trọng mà Pháp sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng.
C, Tiến công thần tốc, táo bạo vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của quân Pháp.
D, Đánh vào những nơi quan trọng của Pháp, buộc chúng rút dần quân về nước.
Đáp án: A
Câu 38 [333206]: Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng linh hoạt vào cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 – 1945) ở Việt Nam như thế nào?
A, Sử dụng hình thức giành chính quyền bằng bạo lực.
B, Xây dựng lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định.
C, Coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang, mở rộng căn cứ địa cách mạng.
D, Tập trung vào công tác chuẩn bị, chờ đợi thời cơ để hành động mau lẹ.
Đáp án: D
Câu 39 [333207]: Các phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939 ở Việt Nam có đặc điểm chung là đều
A, công tác chuẩn bị, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
B, chống kẻ thù của dân tộc và đòi quyền lợi cho toàn dân tộc.
C, góp phần vào chống thế lực phát xít và chiến tranh đế quốc.
D, có sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Quốc tế Cộng sản.
Đáp án: B
Câu 40 [212552]: Trong những năm 1945 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện một trong những biện pháp nào sau đây nhằm bảo vệ chế độ mới?
A, Tạm gác nhiệm vụ chống nội phản để tập trung tối đa đối phó với ngoại xâm.
B, Kết hợp xây dựng thực lực toàn diện với tận dụng nguồn viện trợ từ bên ngoài.
C, Kiên quyết không nhân nhượng với kẻ thù để giữ vững thành quả cách mạng.
D, Xây dựng thế trận lòng dân làm nền tảng sức mạnh kháng chiến, kiến quốc.
Đáp án: D