Đáp án
1C
2A
3C
4C
5A
6B
7D
8A
9C
10B
11C
12A
13C
14A
15B
16D
17B
18D
19B
20A
21B
22B
23B
24D
25B
26C
27D
28D
29C
30C
31D
32A
33A
34C
35C
36D
37D
38B
39A
40B
Đáp án [Tặng]: Đề ôn luyện thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Câu 1 [391616]: Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là một phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản sau phong trào đấu tranh nào sau đây?
A, Phong trào Cần vương.
B, Phong trào dân chủ 1919 – 1925.
C, Phong trào 1930 – 1931.
D, Phong trào 1939 – 1945.
Đáp án: C
Câu 2 [391617]: Sự kiện nào sau đây tác động tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam?
A, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B, Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C, Liên Xô và Mỹ tiến hành Chiến tranh lạnh.
D, Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
Đáp án: A
Câu 3 [391618]: Các quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) phản ánh vai trò của quốc gia nào sau đây?
A, Liên Xô.
B, Mỹ và Anh.
C, Liên Xô và Mĩ.
D, Mĩ và Pháp.
Đáp án: C
Câu 4 [391619]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào sau đây không tác động đến cuộc đấu tranh giành và bảo độc lập của các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh?
A, Vai trò, nhiệm vụ của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
B, Sự thay đổi chính sách đối ngoại của các cường quốc.
C, Xu thế toàn cầu hoá và sự hình thành trật tự “đa cực”.
D, Ý thức dân tộc, sự lớn mạnh của cách mạng các nước.
Đáp án: C
Câu 5 [391620]: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh?
A, Cách mạng tháng Mười ở Nga bùng nổ năm 1917.
B, Tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ.
C, Chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
D, Trật tự hai cực Ianta từng bước bị xói mòn, tan rã.
Đáp án: A
Câu 6 [391621]: Tiến hành chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ sử dụng lực lượng nào sau đây làm nòng cốt trong các cuộc hành quân “tìm diệt” quân Giải phóng Việt Nam?
A, Quân đội Sài Gòn.
B, Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
C, Quân đội Liên hợp quốc.
D, Các nước NATO do Mĩ chỉ huy.
Đáp án: B
Câu 7 [391622]: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có mục tiêu hàng đầu là giải phóng
A, giai cấp nông dân.
B, giai cấp công nhân.
C, các giai cấp.
D, dân tộc.
Đáp án: D
Câu 8 [391623]: Năm 1945, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á?
A, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B, Tổ chức Liên hợp quốc được duy trì.
C, Hệ thống tư bản chủ nghĩa bị sụp đổ.
D, Mĩ ủng hộ các nước giành độc lập.
Đáp án: A
Câu 9 [391624]: Đảng Cộng sản Đông Dương có đóng góp tích cực vào phong trào chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc trong thời gian nào sau đây?
A, 1911 – 1920.
B, 1930 – 1975.
C, 1936 – 1945.
D, 1919 – 1925.
Đáp án: C
Câu 10 [391625]: Nguyễn Tất Thành kết thúc cuộc hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam vào thời gian nào sau đây?
A, Năm 1925.
B, Năm 1920.
C, Năm 1930.
D, Năm 1921.
Đáp án: B
Câu 11 [391626]: Theo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là
A, thiết lập nền quân chủ.
B, thành lập nền dân chủ.
C, đi lên xã hội cộng sản.
D, thành lập liên bang.
Đáp án: C
Câu 12 [391627]: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 của Việt Nam (từ 19-12-1946 đến 17-2-1947) đã làm thất bại âm mưu nào của thực dân Pháp?
A, Đánh úp cơ quan đầu não của Việt Nam.
B, Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
C, Đánh nhanh thắng nhanh bằng quân sự.
D, Dùng người Việt đánh người Việt.
Đáp án: A
Câu 13 [391628]: Việt Nam hoàn thành việc thống nhất đất nước về lãnh thổ gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A, Chiến thắng Phước Long.
B, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C, Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc.
D, Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi.
Đáp án: C
Câu 14 [391629]: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), chiến dịch nào sau đây của nhân dân Việt Nam đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến?
A, Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
B, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
C, Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
D, Chiến dịch Trung Lào 1953.
Đáp án: A
Câu 15 [391630]: Những năm 1939 – 1945, các hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm chung là
A, tiến hành cải cách ruộng đất.
B, tập trung giải phóng dân tộc.
C, thành lập mặt trận Liên Việt.
D, đề cao công tác dân vận.
Đáp án: B
Câu 16 [391631]: Từ năm 1954 đến năm 1975, tình hình Việt Nam có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A, Cả nước hoàn thành cải cách ruộng đất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
B, Liên quân Mĩ – Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C, Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông.
D, Cả nước tiến hành kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Đáp án: D
Câu 17 [391632]: Trong quá trình chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 – 1930), các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc không gắn liền với tổ chức chính trị nào sau đây?
A, Cộng sản đoàn.
B, Thành lập Mặt trận Việt Minh.
C, Tâm tâm xã.
D, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Đáp án: B
Câu 18 [391633]: Tổ chức chính trị nào của Việt Nam từ khi ra đời đã đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản?
A, Việt Nam Quốc dân đảng.
B, Tổ chức Việt Nam Quang phục hội.
C, Tân Việt Cách mạng Đảng.
D, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Đáp án: D
Câu 19 [391634]: Trong giai đoạn 1973 – 1991, quốc gia nào sau đây là trung tâm kinh tế-tài lớn của thế giới?
A, Ấn Độ.
B, Nhật Bản.
C, Trung Quốc.
D, Ca-na-đa.
Đáp án: B
Câu 20 [391635]: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) xác định rõ cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ đánh đổ thế lực nào sau đây?
A, Đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
B, Chính phủ tư sản phản cách mạng và nhân dân Pháp.
C, Chế độ phong kiến và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
D, Các tầng lớp trung gian trong xã hội (trung, tiểu địa chủ).
Đáp án: A
Câu 21 [391636]: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), thắng lợi nào sau đây của quân dân miền Nam đã làm thất bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ?
A, Đồng khởi.
B, Ấp Bắc.
C, Vạn Tường.
D, Phước Long.
Đáp án: B
Câu 22 [391637]: Trong giai đoạn 1965 – 1968, nhân dân Việt Nam đã
A, làm phá sản chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mĩ.
B, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ.
C, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về Việt Nam.
D, làm phá sản âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu.
Đáp án: B
Câu 23 [391638]: Trong giai đoạn 1967 – 1975, tổ chức ASEAN là một tổ chức chưa có vị trí trên trường quốc tế, vì khởi đầu của tổ chức này
A, lệ thuộc vào viện trợ kinh tế của Mĩ.
B, chủ yếu là một liên minh về chính trị.
C, thiếu sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
D, chủ yếu là một liên minh về kinh tế.
Đáp án: B
Câu 24 [391639]: Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
A, Buộc Mĩ ngừng ném bom miền Bắc.
B, Buộc Mĩ rút hết quân đội đồng minh về nước.
C, Buộc Mĩ rút dần quân khỏi miền Nam.
D, Thay đổi thế và lực của cách mạng miền Nam.
Đáp án: D
Câu 25 [391640]: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân (1968) của quân dân Việt Nam đã mở ra bước ngoặt, đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân Việt Nam đi lên, vì đã
A, làm tan rã trật tự thế giới “hai cực” Ianta.
B, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”.
C, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về Việt Nam.
D, làm cho nước Mĩ không còn là cường quốc.
Đáp án: B
Câu 26 [391641]: Các chiến dịch của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) không có sự khác biệt hoàn toàn về
A, địa bàn, quy mô tác chiến.
B, loại hình của chiến dịch.
C, đường lối kháng chiến.
D, mục tiêu mở chiến dịch.
Đáp án: C
Câu 27 [391642]: Đoạn trích: “Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi” phản ánh ý nghĩa của chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong thời kì 1945 – 1954?
A, Đông – Xuân (1953 – 1954).
B, Tết Mậu Thân (1968).
C, Biên giới thu – đông (1950).
D, Điện Biên Phủ (1954).
Đáp án: D
Câu 28 [391643]: Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản có sự phát triển nhanh chóng một phần do
A, có nhiều nguồn tài nguyên, được thiên nhiên ưu đãi.
B, các nước đồng minh hỗ trợ khôi phục sau chiến tranh.
C, mua được tất cả phát minh và sáng chế của bên ngoài.
D, tận dụng cơ hội từ các cuộc chiến tranh nóng ở châu Á.
Đáp án: D
Câu 29 [391644]: Nội dung nào sau đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A, Dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi trên thế giới.
B, Sau khi độc lập, các nước tích cực tham gia đời sống chính trị thế giới.
C, Tác động trực tiếp tới xu thế hoà hoãn Đông – Tây và hoà toàn cầu hoá.
D, Góp phần làm “xói mòn” và dần tan rã trật tự thế giới “hai cực” Ianta.
Đáp án: C
Câu 30 [391645]: Thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã đem lại tác dụng nào sau đây?
A, Là yếu tố quyết định để Việt Nam gia nhập ASEAN.
B, Là điều kiện quyết định để Việt Nam tiến hành đổi mới.
C, Tạo kiện thuận lợi cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
D, Hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc trên cả nước.
Đáp án: C
Câu 31 [391646]: Kế hoạch quân sự Đờlat Đơtátxinhi của thực dân Pháp (1950 – 1953) đã gây ảnh hướng gì đến cuộc kháng chiến kiến quốc của nhân dân Việt Nam?
A, Đẩy Việt Nam ở trong thế bị động.
B, Bộ đội chủ lực ngừng việc tấn công Pháp.
C, Đẩy miền Bắc ở vào thế bị cô lập.
D, Vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn.
Đáp án: D
Câu 32 [391647]: Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) và phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây?
A, Dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
B, Đều giành được chính quyền ở các vùng nông thôn và đô thị.
C, Thành lập được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.
D, Mở ra bước phát triển nhảy vọt cho cách mạng cả nước.
Đáp án: A
Câu 33 [391648]: Nội dung nào sau đây là nhận xét đúng về Cuộc Tổng tiến công và nổi dây Xuân 1975 của quân dân Việt Nam?
A, Không chịu sự chi phối của xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
B, Chịu sự chi phối nặng nề của xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
C, Làm cho nước Mĩ không còn là cường quốc hàng đầu.
D, Bị chi phối bởi các nước lớn trong trật tự hai cực Ianta.
Đáp án: A
Câu 34 [391649]: Ngày 19-12-1946, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược là một quyết định
A, vội vàng do chưa chuẩn bị tốt.
B, đúng đắn, được nước Mĩ ủng hộ.
C, lịch sử và đúng thời điểm.
D, khó khăn trong thế bất lợi hoàn toàn.
Đáp án: C
Câu 35 [391650]: Mục tiêu cao nhất của việc thành lập các mặt trận dân tộc thống nhất (1930 – 1945) của Đảng Cộng sản Đông Dương là gì?
A, Đoàn kết các lực lượng trong xã hội để chống bóc lột.
B, Đoàn kết các lực lượng dân chủ đòi quyền lợi dân tộc.
C, Đoàn kết, thống nhất ý chí để cùng giải phóng dân tộc.
D, Phối hợp với lực lượng vũ trang để giành chính quyền.
Đáp án: C
Câu 36 [391651]: Trong những năm 1961 – 1965, Mĩ và quân đội Sài Gòn tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” cốt là nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?
A, Chuẩn bị cho việc đưa quân vào miền Nam.
B, Ép phía Việt Nam phải kí Hiệp định Pari.
C, Dọn đường cho ném bom phá hoại miền Bắc.
D, Tách nhân dân ra khỏi lực lượng cách mạng.
Đáp án: D
Câu 37 [391652]: Căn cứ nào sau đây để khẳng định: Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của quân dân Việt Nam thực chất là sự tiếp tục của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?
A, Xây dựng gắn với việc bảo vệ chính quyền cách mạng của cả dân tộc.
B, Phải bảo vệ vững chắc thành quả chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
C, Dân tộc Việt Nam đánh bại chiến tranh xâm lược của Pháp, can thiệp Mĩ.
D, Kết hợp hài hòa hai nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến và kiến quốc.
Đáp án: D
Câu 38 [391653]: Nội dung nào sau đây thể hiện đúng vai trò quan trọng hàng đầu của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam (đầu năm 1930)?
A, Đã phân tích bối cảnh của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.
B, Đề ra phương hướng, nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng Việt Nam.
C, Đề nghị các đại biểu tạm thời lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
D, Yêu cầu các đại hợp nhất lại để thành lập Mặt trận Việt Minh.
Đáp án: B
Câu 39 [391654]: Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975) có điểm chung nào sau đây?
A, Dựa vào chính quyền tay sai, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
B, Trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham chiến ngay từ đầu.
C, Lôi kéo các nước đồng minh tham chiến ngay từ đầu.
D, Biến miền Nam thành tâm điểm của chiến tranh lạnh.
Đáp án: A
Câu 40 [391655]: Các chiến dịch của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp có điểm chung nào sau đây?
A, Tận dụng sự viện trợ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B, Hướng tới mục tiêu đưa cuộc kháng chiến tiến lên thắng lợi.
C, Bảo đảm không bị thương vong về lực lượng kháng chiến.
D, Buộc đối phương phải ngồi vào bàn đám phán ở Giơnevơ.
Đáp án: B