Đáp án
1A
2D
3C
4A
5D
6C
7A
8D
9C
10B
11B
12C
13B
14D
15B
16B
17D
18C
19D
20B
21D
22A
23B
24B
25B
26B
27D
28A
29A
30B
31A
32D
33B
34D
35B
36A
37B
38C
39B
40D
Đáp án Đề thi minh họa môn Lịch sử số 06
Câu 1 [212024]: Nội dung nào không phải là phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950 - 1953?
A, “Đại chúng hóa”.
B, “Phục vụ kháng chiến”.
C, “Phục vụ dân sinh”.
D, “Phục vụ sản xuất”.
Đáp án: A
Câu 2 [212025]: Đối tượng chính trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919 - 1930 là
A, quân phiệt Nhật Bản.
B, tư sản mại bản.
C, đế quốc Mĩ.
D, thực dân Pháp.
Đáp án: D
Câu 3 [212026]: Giai đoạn 1950 - 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác
A, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
B, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.
C, đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.
D, tập trung vào quan hệ hợp tác với các nước Mĩ Latinh.
Đáp án: C
Câu 4 [212027]: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào sau đây?
A, Đông Nam Á.
B, Bắc Phi.
C, Đông Phi.
D, Đông Bắc.
Đáp án: A
Câu 5 [212028]: Việc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cho thấy sự thất bại của Mĩ trong chiến lược chiến tranh nào sau đây?
A, Chiến tranh cục bộ.
B, Khơ-me hóa chiến tranh.
C, Chiến tranh đặc biệt.
D, Việt Nam hóa chiến tranh.
Đáp án: D
Câu 6 [212029]: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) có ý nghĩa nào sau đây?
A, Tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
B, Thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam.
C, Tạo ra khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
D, Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị - xã hội.
Đáp án: C
Câu 7 [212030]: Những khu vực nào sau đây được Hội nghị tam cường quan tâm khi phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc?
A, Châu Á và châu Âu.
B, Châu Âu và châu Phi.
C, Châu Á và châu Mĩ.
D, Châu Á và châu Phi.
Đáp án: A
Câu 8 [212031]: Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, lực lượng kháng chiến của quốc gia nào sau đây không có vùng tập kết?
A, Lào.
B, Lào và Việt Nam.
C, Việt Nam.
D, Campuchia.
Đáp án: D
Câu 9 [212032]: Tổ chức nào sau đây đóng vai trò lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A, Đảng Dân tộc.
B, Đảng Quốc dân.
C, Đảng Quốc đại.
D, Đảng Dân chủ.
Đáp án: C
Câu 10 [212033]: Những năm 1965 - 1968, Mĩ tiến hành chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A, Việt Nam hóa chiến tranh.
B, Chiến tranh cục bộ.
C, Đông Dương hóa chiến tranh.
D, Chiến tranh đặc biệt.
Đáp án: B
Câu 11 [212034]: Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam trong năm 1929?
A, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B, Đông Dương Cộng sản đảng.
C, Việt Nam Quốc dân đảng.
D, Tân Việt Cách mạng đảng.
Đáp án: B
Câu 12 [212035]: Thắng lợi quân sự nào đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam Việt Nam?
A, Ấp Bắc (Mĩ Tho).
B, Bình Giã (Bà Rịa).
C, Vạn Tường (Quảng Ngãi).
D, Đồng Xoài (Bình Phước).
Đáp án: C
Câu 13 [212036]: Năm 1959, nước cộng hòa nào sau đây được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh?
A, Lào.
B, Cuba.
C, Ấn Độ.
D, Thái Lan.
Đáp án: B
Câu 14 [212037]: Từ năm 1952 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản có biểu hiện nào sau đây?
A, Khủng hoảng.
B, Thần kì liên tục.
C, Suy thoái.
D, Phát triển mạnh.
Đáp án: D
Câu 15 [212038]: Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
A, Buộc nước Pháp nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.
B, Giúp cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.
C, Bước đầu khẳng định vai trò của giai cấp công nhân.
D, Bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công nông.
Đáp án: B
Câu 16 [212039]: Một trong những biểu hiện của Liên Xô đã trở thành thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A, thúc đẩy sự hình thành xu thế toàn cầu hóa.
B, tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
C, trực tiếp đối đầu với các nước phương Tây.
D, làm phá sản các chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Đáp án: B
Câu 17 [212040]: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 không nhằm mục đích nào sau đây?
A, Hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
B, Duy trì nền hòa bình và an ninh trên thế giới.
C, Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
D, Duy trì trật tự thế giới trật tự hai cực Ianta.
Đáp án: D
Câu 18 [212041]: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A, Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.
B, Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
C, Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
D, Thực dân Pháp khủng bố các phong trào yêu nước.
Đáp án: C
Câu 19 [212042]: Năm 1960 được lịch sử thế giới ghi nhận là “Năm châu Phi” với sự kiện nào sau đây?
A, Libi được trao trả quyền tự trị.
B, Ai Cập được trao trả quyền tự trị.
C, Angiêri Phi được trao trả quyền tự trị.
D, 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
Đáp án: D
Câu 20 [212043]: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?
A, Đông Đức.
B, Tây Âu.
C, Đông Béclin.
D, Bắc Triều Tiên.
Đáp án: B
Câu 21 [212044]: Đến năm 2000, tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều
A, trở thành cường quốc công nghiệp.
B, trở thành siêu cường tài chính thế giới.
C, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
D, giành được độc lập, xây dựng đất nước.
Đáp án: D
Câu 22 [212045]: Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A, Muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
B, Nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
C, Thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
D, Muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho giao thông vận tải.
Đáp án: A
Câu 23 [212046]: Nội dung nào không đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam khi quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông (1950)?
A, Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
B, Giành lại thế chủ động ở các nước Đông Dương.
C, Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
D, Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
Đáp án: B
Câu 24 [212047]: Thời kì 1954 - 1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam vì lí do nào sau đây?
A, Trực tiếp xóa bỏ ách áp bức của địa chủ và tư sản miền Nam.
B, Trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
C, Đã bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
D, Làm thất bại hoàn toàn các chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ.
Đáp án: B
Câu 25 [212048]: Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định
A, phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.
B, nhiệm vụ hàng đầu và lực lượng của cách mạng.
C, phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương.
D, quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với nước Pháp.
Đáp án: B
Câu 26 [212049]: Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, địa bàn nào sau đây là trọng tâm của quân giải phóng?
A, Rừng núi.
B, Đô thị.
C, Nông thôn.
D, Trung du.
Đáp án: B
Câu 27 [212050]: Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam có tác dụng nào sau đây đối với việc củng cố chính quyền nhân dân sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A, Nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B, Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C, Làm cho các cơ quan tư pháp ở cơ sở được hoàn thiện.
D, Làm cho bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn.
Đáp án: D
Câu 28 [212051]: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp...” (Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 5 - 1941). Trong bối cảnh lịch sử Việt Nam bấy giờ, “vấn đề cần kíp” được Nghị quyết của Đảng nhấn mạnh là gì?
A, Tập trung vào giải phóng dân tộc.
B, Tiến hành thổ địa cách mạng.
C, Thành lập Mặt trận Việt Minh.
D, Chuẩn bị lực lượng ba thứ quân.
Đáp án: A
Câu 29 [212052]: Điểm khác biệt căn bản trong chương trình và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 - 1929) so với Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) là gì?
A, Chú trọng vào công tác tuyên truyền lí luận cách mạng trong quần chúng.
B, Đoàn kết và tổ chức quần chúng tập trung vào phong trào “vô sản hóa”.
C, Tập hợp quần chúng, chú trọng công tác xây dựng lực lượng cách mạng.
D, Ngay từ đầu đã tổ chức cho hội viên tham gia vào phong trào công nhân.
Đáp án: A
Câu 30 [212053]: Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp vì lí do nào sau đây?
A, Đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc.
B, Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
C, Chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
D, Chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các đảng cộng sản trên thế giới.
Đáp án: B
Câu 31 [212054]: Nội dung nào sau đây là lí giải đúng nhận định: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A, Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
B, Đã chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
C, Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D, Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
Đáp án: A
Câu 32 [212055]: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
A, quan trọng và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
B, án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp.
C, ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.
D, có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của Pháp.
Đáp án: D
Câu 33 [212056]: Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
A, đối tượng tác chiến.
B, loại hình chiến dịch.
C, địa hình tác chiến.
D, lực lượng chủ yếu.
Đáp án: B
Câu 34 [212057]: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nguyên thủ quốc gia các nước Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô và hai miền nước Đức có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với nhau. Đây là minh chứng rõ rệt cho
A, cuộc Chiến tranh lạnh không ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế.
B, các cường quốc không còn đối đầu, đã chuyển sang hợp tác.
C, xu thế toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
D, xu thế hòa hoãn Đông - Tây đã và đang diễn ra mạnh mẽ.
Đáp án: D
Câu 35 [212058]: Nội dung nào không phản ánh đúng điểm khác biệt giữa công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc so với công cuộc cải tổ của Liên Xô?
A, Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
B, Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
C, Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
D, Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
đáp án B: Trung Quốc chỉ có 1 Đảng cầm quyền!
Câu 36 [212059]: Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?
A, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Đáp án: A
Câu 37 [212060]: Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
A, đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
B, chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
C, tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
D, bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.
Đáp án: B
Câu 38 [212061]: Nhận xét nào sau đây là sự khái quát về tình hình cách mạng miền Nam từ sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được thi hành đến trước tháng 1 - 1959?
A, Các cơ sở cách mạng ở miền Nam đã bị phá vỡ hoàn toàn.
B, Chiến dịch “tố cộng” của Mĩ - Diệm đã kết thúc thắng lợi.
C, Thế và lực của cách mạng miền Nam đang gặp nhiều bất lợi.
D, Phong trào cách mạng đã chuyển hẳn sang thế tiến công.
Đáp án: C
Câu 39 [212062]: Nội dung nào sau đây không phải là điểm giống nhau của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 - 1945) ở Việt Nam?
A, Nằm trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B, Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng.
C, Có sự kết hợp hai địa bàn chiến lược nông thôn và thành thị.
D, Có hình thức khởi nghĩa giành chính quyền của quần chúng.
Đáp án: B
Câu 40 [212063]: Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A, Vận động quần chúng tham gia mặt trận dân tộc dân chủ.
B, Châm ngòi cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ.
C, Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang để khôi phục nền cộng hòa.
D, Góp phần xác lập khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc.
Đáp án: D