Đáp án
1A
2C
3A
4C
5B
6A
7B
8B
9D
10A
11B
12A
13D
14B
15B
16A
17C
18B
19C
20A
21A
22B
23B
24A
25B
26C
27C
28B
29C
30D
31B
32C
33D
34B
35C
36B
37B
38A
39B
40C
Đáp án Đề thi minh họa môn Lịch sử số 07
Câu 1 [212064]: Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
A, tự do.
B, tự trị.
C, độc lập.
D, tự quyết.
Đáp án: A
Câu 2 [212065]: Từ năm 1952 đến năm 1960, tình hình kinh tế Nhật Bản có biểu hiện nào sau đây?
A, Phát triển xen lẫn suy thoái.
B, Bước đầu suy thoái.
C, Có bước phát triển nhanh.
D, Cơ bản được phục hồi.
Đáp án: C
Câu 3 [212066]: Một trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á từ nửa sau thế kỉ XX là
A, Hàn Quốc.
B, Trung Quốc.
C, Nhật Bản.
D, Thái Lan.
Đáp án: A
Câu 4 [212067]: Mĩ đề ra Kế hoạch Xtalây - Taylo với nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng
A, 6 tháng.
B, 12 tháng.
C, 18 tháng.
D, 24 tháng.
Đáp án: C
Câu 5 [212068]: Chiến dịch nào sau đây diễn ra trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975?
A, Huế - Đà Nẵng.
B, Phước Long.
C, Giải phóng Sài Gòn.
D, Hồ Chí Minh.
Đáp án: B
Câu 6 [212069]: Từ nửa sau những năm 70, chính sách đối ngoại mới của Nhật Bản được thể hiện trong học thuyết nào sau đây?
A, Phucưđa và Kaiphu.
B, Kaiphu và Hasimôtô.
C, Miyadaoa và Phucưđa.
D, Hasimôtô và Miyadaoa.
Đáp án: A
Câu 7 [212070]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về bối cảnh lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
B, Diễn ra trong bối cảnh thời cơ xen lẫn nguy cơ.
C, Quân Đồng minh chưa kịp kéo vào Đông Dương.
D, Quân phiệt Nhật Bản là kẻ thù nguy hiểm nhất.
Đáp án: B
Câu 8 [212071]: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A, hòa bình, trung lập, đối đầu gay gắt với Mĩ.
B, hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
C, kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.
D, tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.
Đáp án: B
Câu 9 [212072]: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?
A, Cách mạng công nghiệp.
B, Cách mạng chất xám.
C, Cách mạng công nghệ.
D, Cách mạng xanh.
Đáp án: D
Câu 10 [212073]: Nội dung nào sau đây góp phần thúc đẩy sự phát triển và thắng lợi của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A, Những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc.
B, Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C, Sự thất bại của tổ chức Việt Nam Quốc Dân đảng.
D, Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Đáp án: A
Câu 11 [212074]: Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A, phong trào dân chủ 1936 - 1939.
B, phong trào cách mạng 1930 - 1931.
C, cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.
D, phong trào dân chủ 1919 - 1930.
Đáp án: B
Câu 12 [212075]: Nội dung nào sau đây nhận xét không đúng tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân dân Việt Nam đến nước Mĩ?
A, Đã làm thất bại chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Giôn-xơn (1968).
B, Từ “leo thang”, Mĩ đã phải “xuống thang” trên cả hai miền Nam - Bắc.
C, Hình thành mặt trận phản đối cuộc chiến tranh ngay trong lòng nước Mĩ.
D, Đã làm đảo lộn chiến lược Chiến tranh cục bộ của giới cầm quyền Mĩ.
Đáp án: A
Câu 13 [212076]: Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A, Công nhân và trí thức.
B, Công nhân và tiểu tư sản.
C, Công nhân, nông dân và trí thức.
D, Công nhân và nông dân.
Đáp án: D
Câu 14 [212077]: Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa quốc tế, vì đã
A, đặt cơ sở phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.
B, chấm dứt sự độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ.
C, buộc nước Mĩ chấm dứt sự cấm vận đối với Liên Xô.
D, xác lập cục diện trật tự hai cực, hai phe trên thế giới.
Đáp án: B
Câu 15 [212078]: Từ cuối những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A, Khuynh hướng tư sản không có vai trò đối với lịch sử.
B, Có chương trình hoạt động và phương hướng rõ ràng.
C, Đã giải quyết được mọi yêu cầu của nhân dân lao động.
D, Khuynh hướng dân chủ tư sản không có tính cách mạng.
Đáp án: B
Câu 16 [212079]: Một trong những rào cản của cách mạng Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì?
A, Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc giải giáp quân Nhật.
B, Chính phủ Việt Nam không có tài chính để giải quyết khó khăn.
C, Quân Anh vào miền Nam Việt Nam cùng Pháp cai trị nhân dân.
D, Cách mạng không có Đảng Cộng sản lãnh đạo trong thời gian dài.
Đáp án: A
Câu 17 [212080]: Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh vào đầu năm 1945?
A, Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít.
B, Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C, Kí hòa ước với các nước bại trận.
D, Phân chia thành quả chiến thắng.
Đáp án: C
Câu 18 [212081]: Nước Cộng hòa Cuba ra đời (1 - 1959) là kết quả đấu tranh của nhân dân Cuba chống
A, thực dân Anh.
B, Chế độ độc tài Batita.
C, thực dân Pháp.
D, thực dân Hà Lan.
Đáp án: B
Câu 19 [212082]: Tại Hà Nội năm 1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên đã quyết định
A, cải cách ruộng đất trong cả nước.
B, thành lập Mặt trận Việt Minh.
C, thủ đô của Việt Nam là Hà Nội.
D, tiến hành đổi mới đất nước.
Đáp án: C
Câu 20 [212083]: Luận cương chính trị (tháng 10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định
A, nhiệm vụ cách mạng là đánh đổi phong kiến và đế quốc.
B, mục tiêu đấu tranh chỉ là các quyền dân sinh.
C, lãnh đạo cách mạng với tiên phong là giai cấp nông dân.
D, mục tiêu đấu tranh chỉ là các quyền dân chủ.
Đáp án: A
Câu 21 [212084]: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A, cục diện “Chiến tranh lạnh”.
B, xu thế toàn cầu hóa.
C, sự hình thành các liên minh kinh tế.
D, sự ra đời các khối quân sự đối lập.
Đáp án: A
Câu 22 [212085]: Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) nổ ra trong bối cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang
A, giữ vững và phát triển thế tiến công.
B, gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.
C, chuyển dần sang đấu tranh chính trị.
D, chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.
Đáp án: B
Câu 23 [212086]: Ngay sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam không có điều kiện thuận lợi nào dưới đây?
A, Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trên cả nước.
B, Miền Nam Việt Nam đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả của chiến tranh.
C, Nhiều nước trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
D, Miền Bắc xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Đáp án: B
Câu 24 [212087]: Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Mặt trận Việt Minh năm 1941 nhằm mục tiêu nào sau đây?
A, Giải phóng dân tộc.
B, Cải cách ruộng đất.
C, Chống lại can thiệp Mĩ.
D, Chống quân Đồng minh.
Đáp án: A
Câu 25 [212088]: Khi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận nào sau đây?
A, Các diễn đàn quốc tế không thể giải quyết được vấn đề dân tộc.
B, Nội lực là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh giải phóng.
C, Để giải phóng dân tộc, phải dựa vào phong trào công nhân quốc tế.
D, Tất cả các dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Đáp án: B
Câu 26 [212089]: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh quốc tế nào sau đây?
A, Nhật Bản thi hành các chính sách bóc lột nhân dân Đông Dương.
B, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và đang diễn biến phức tạp.
C, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội lần thứ VII và ban hành nghị quyết.
D, Mặt trận Việt Minh đã ra đời và tập hợp toàn dân làm cách mạng.
Đáp án: C
Câu 27 [212090]: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX thất bại là gì?
A, Pháp có ưu thế vượt trội về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
B, Thế lực của giai cấp tư sản Việt Nam còn nhỏ bé, chưa đủ sức tập hợp lực lượng.
C, Hạn chế về giai cấp lãnh đạo, không đưa ra được đường lối đấu tranh đúng đắn.
D, Các cuộc đấu tranh đều không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Đáp án: C
Câu 28 [212091]: Nội dung nào không đúng về đường lối đổi mới (từ năm 1986) trên lĩnh vực chính trị?
A, Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
B, Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, mở rộng hợp tác về văn hóa.
C, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
D, Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, thi hành chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Đáp án: B
Câu 29 [212092]: Đảng và Chính phủ Việt Nam quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19 - 12 -1946) vì lí do nào sau đây?
A, Thực dân Pháp đang mở rộng cuộc đánh chiếm Nam Bộ.
B, Thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm các đô thị ở phía Bắc.
C, Nền độc lập, chủ quyền của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.
D, Thời gian “hai bên ngừng bắn” giữa ta và Pháp đã kết thúc.
Đáp án: C
Câu 30 [212093]: Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917) so với những người đi trước là ở
A, hành trình đi tìm chân lí cứu nước.
B, mục đích ra đi tìm con đường cứu nước.
C, thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.
D, hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.
Đáp án: D
Câu 31 [212094]: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A, Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương.
B, Kết hợp tư tưởng của giai cấp công nhân với phong trào yêu nước.
C, Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng.
D, Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp.
Đáp án: B
Câu 32 [212095]: Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 - 1945 đến cuối tháng 12 - 1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp trở ngại nào sau đây?
A, Mĩ biến Việt Nam thành tâm điểm của cục diện hai cực, hai phe.
B, Chỉ có một số nước Đồng minh công khai ủng hộ Việt Nam độc lập.
C, Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của các nước phương Tây.
D, Mĩ viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Đáp án: C
Câu 33 [212096]: Trong những năm 1939 - 1945, các hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương không thống nhất chủ trương nào sau đây?
A, Giải phóng dân tộc phải được ưu tiên hàng đầu.
B, Thành lập mặt trận thống nhất để đoàn kết dân tộc.
C, Kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề ruộng đất.
D, Tiếp tục tiến hành cuộc cải cách điền địa.
Đáp án: D
Câu 34 [212097]: Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) là một thắng lợi có ý nghĩa quan trọng vì lí do nào sau đây?
A, Pháp đã công nhận toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
B, Đây là văn bản quốc tế ghi nhận Việt Nam là một quốc gia.
C, Đây là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận sự tự do của Việt Nam.
D, Pháp phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Đáp án: B
Câu 35 [212098]: Tính chất dân chủ của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930 - 1931) không được biểu hiện qua một trong những hoạt động nào sau đây?
A, Thực hiện chính sách bảo đảm quyền lợi về xã hội cho nhân dân.
B, Thực hiện chính sách bảo đảm quyền lợi về kinh tế cho nhân dân.
C, Xóa bỏ các giai cấp bóc lột, đưa công nông lên nắm chính quyền.
D, Thực hiện chính sách bảo đảm quyền lợi về chính trị cho nhân dân.
Đáp án: C
Câu 36 [212099]: Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là không đúng?
A, Đây là một cuộc vận động dân chủ có tính chất cách mạng, dân tộc.
B, Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
C, Đây là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú.
D, Đây là phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn và thống nhất cao.
Đáp án: B
Câu 37 [212100]: Việc Đảng và Chính phủ Việt Nam chủ trương mềm dẻo, thương lượng với quân Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp (từ đầu tháng 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946) có tác dụng nào sau đây?
A, Chuẩn bị đầy đủ cho cuộc đối đầu với quân Pháp trong mọi hoàn cảnh.
B, Đã hạn chế thấp nhất sự chống phá chính quyền cách mạng của kẻ thù.
C, Tạo điều kiện cho Việt Nam giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
D, Đã làm thất bại âm mưu của quân Pháp trong kế hoạch tấn công ra Bắc.
Đáp án: B
Câu 38 [212101]: Trong giai đoạn 1945 - 1954, sự kiện nào sau đây đã làm chuyển biến to lớn về thế và lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam?
A, Chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
B, Pháp ngày càng lệ thuộc vào viện trợ của Mĩ (1953).
C, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho nước Pháp (1953).
D, Mĩ can thiệp, dính líu sâu vào Đông Dương (1950).
Đáp án: A
Câu 39 [212102]: Nội dung nào sau đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (nửa sau thế kỉ XX)?
A, Đưa tới xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.
B, Làm xuất hiện hai hệ thống xã hội đối lập.
C, Làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất.
D, Dẫn tới quá trình đô thị hóa ở các nước.
Đáp án: B
Câu 40 [212103]: Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?
A, Chia cắt, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của đối phương.
B, Bao vây, đánh lấn, kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng.
C, Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng.
D, Từng bước siết chặt vòng vây, kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao.
Đáp án: C