Đáp án Câu hỏi và bài tập rèn luyện: Tây Nguyên
Câu 1 [569361]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nông nghiệp chuyên canh ở Tây Nguyên là
A, tăng nguồn thu nhập, phát triển hàng hóa.
B, đa dạng nông sản, tăng cường xuất khẩu.
C, bảo vệ đất, tạo phương thức sản xuất mới.
D, phát huy thế mạnh, gắn liền với chế biến.
Đáp án: A
Câu 2 [569362]: Biện pháp chủ yếu để tăng diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là
A, khai thác hợp lí, phòng chống cháy rừng.
B, đẩy mạnh khoanh nuôi, trồng rừng mới.
C, giao đất, giao rừng cho dân, bảo vệ rừng.
D, ngăn chặn nạn phá rừng, đốt cây làm rẫy.
Đáp án: C
Câu 3 [569363]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A, sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa.
B, tạo ra mô hình sản xuất mới, giải quyết việc làm.
C, hạn chế nạn du canh, góp phần phân bố lại dân cư.
D, nâng cao trình độ của lao động, bảo vệ môi trường.
Đáp án: A
Câu 4 [569364]: Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên là
A, phát huy thế mạnh, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
B, cung cấp năng lượng, nâng cao đời sống cho nhân dân.
C, tạo động lực phát triển kinh tế, sử dụng tốt tài nguyên.
D, điều tiết dòng chảy sông, phát triển nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: C
Câu 5 [569365]: Công nghiệp chế biến ở Tây Nguyên đang được đẩy mạnh phát triển chủ yếu nhờ
A, nền nông nghiệp hàng hóa của vùng đang phát triển đi lên.
B, việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường.
C, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
D, việc nâng cao chất lượng lao động từ các vùng khác đến đây.
Đáp án: B
Câu 6 [569366]: Việc phát triển cơ sở năng lượng của Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A, Thúc đẩy và tạo ra giai đoạn mới trong quá trình công nghiệp hóa.
B, Phát triển hàng hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
C, Khai thác lợi thế về thủy năng, tạo điều kiện khai thác khoáng sản.
D, Mở rộng các cơ sở công nghiệp chế biến các nông sản chính cho vùng.
Đáp án: A
Câu 7 [569367]: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng chủ yếu là do
A, có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.
B, án ngữ một vùng cao nguyên, lại tiếp giáp với hai nước bạn.
C, có các trục đường huyết mạch nối với các cửa khẩu và vùng.
D, địa hình cao, có quan hệ chặt chẽ với vùng ven biển Trung Bộ.
Đáp án: B
Câu 8 [569368]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A, khai thác sự đa dạng tự nhiên, bảo vệ môi trường.
B, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế.
C, nâng cao trình độ lao động, tạo ra tập quán mới.
D, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm.
Đáp án: B
Câu 9 [569369]: Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A, Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng.
B, Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.
C, Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.
D, Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.
Đáp án: A
Câu 10 [569370]: Biện pháp chủ yếu nâng cao giá trị sản xuất cây cao su ở Tây Nguyên là
A, mở rộng thị trường, phát triển các trang trại.
B, tăng cường chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu.
C, sản xuất tập trung, sử dụng nhiều giống tốt.
D, sử dụng nhiều lao động, mở rộng diện tích.
Đáp án: B
Câu 11 [569371]: Lâm nghiệp là thế mạnh nổi bật ở vùng Tây Nguyên chủ yếu là do
A, rừng cung cấp nhiều loại gỗ quý, dược liệu, các động vật.
B, độ che phủ rừng lớn, rừng có ý nghĩa về kinh tế, sinh thái.
C, rừng bảo vệ tài nguyên đất, cung cấp gỗ quý để xuất khẩu.
D, rừng bảo vệ nhiều động vật hoang dã, cung cấp lâm sản.
Đáp án: B
Câu 12 [569372]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí của Tây Nguyên?
A, Có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng.
B, Giáp với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
C, Giáp với đồng bằng sông Cửu Long và vịnh Thái Lan.
D, Giáp với Lào và Campuchia.
Đáp án: C
Câu 13 [569373]: Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A, thu hút dân cư từ các vùng khác, tạo ra nhiều việc làm.
B, tăng chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu.
C, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế.
D, vị đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp, tạo sức hút với đầu tư.
Đáp án: C
Câu 14 [569374]: Giải pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là
A, đẩy mạnh chế biến gỗ tại chỗ, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
B, bảo vệ các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
C, ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lí và trồng rừng.
D, tăng cường trồng rừng, mở rộng quy mô các lâm trường.
Đáp án: C
Câu 15 [569375]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nông nghiệp chuyên canh ở Tây Nguyên là
A, tăng nguồn thu nhập, phát triển hàng hóa.
B, đa dạng nông sản, tăng cường xuất khẩu.
C, bảo vệ đất, tạo phương thức sản xuất mới.
D, phát huy thế mạnh, gắn liền với chế biến.
Đáp án: A
Câu 16 [569376]: Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên nước ta là
A, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế rủi ro.
B, hạn chế rủi ro, nâng cao đời sống người dân.
C, tăng cao khối lượng nông sản, tạo việc làm.
D, sử dụng hợp lí các tài nguyên, hạn chế rủi ro.
Đáp án: D
Câu 17 [569377]: Đặc điểm nào không đúng với dân số của Tây Nguyên:
A, Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình cả nước.
B, Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn trung bình cả nước.
C, Có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
D, Có mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước.
Đáp án: D
Câu 18 [569378]: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất chè ở Tây Nguyên là
A, có đất badan trên các cao nguyên rộng, khí hậu cận xích đạo.
B, đất feralit trên nhiều loại đá mẹ, khí hậu phân hóa theo độ cao.
C, mực nước ngầm phong phú, địa hình các cao nguyên xếp tầng.
D, mạng lưới sông ngòi dày đặc, diện tích rừng còn tương đối lớn.
Đáp án: B
Câu 19 [569379]: Biện pháp chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu ở Tây Nguyên là
A, tăng cường chuyên môn hóa, mở rộng quy mô trang trại.
B, ứng dụng công nghệ cao, tăng chế biến, tạo thương hiệu.
C, cải tạo đất trồng, tăng diện tích cây đặc sản và dược liệu.
D, đa dạng hóa cây trồng, tìm kiếm thêm các thị trường mới.
Đáp án: B
Câu 20 [569380]: Phát biểu nào đúng với ngành du lịch của Tây Nguyên:
A, Có ngành du lịch biển đảo phát triển.
B, Chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên.
C, Đà Lạt là trung tâm du lịch của vùng.
D, Chỉ có tài nguyên du lịch nhân văn.
Đáp án: C
Câu 21 [569381]: Thuận lợi chủ yếu để phát triển cây hồ tiêu ở Tây Nguyên là
A, đất badan phân bố trên các cao nguyên cao.
B, đất đai màu mỡ, khí hậu có tính cận xích đạo.
C, khí hậu cận xích đạo, phân hóa theo độ cao.
D, nguồn nước phong phú, có nhiều giống cây tốt.
Đáp án: B
Câu 22 [569382]: Các tỉnh nào sau đây thuộc Tây Nguyên:
A, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
B, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông, Ninh Thuận.
C, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông, Bình Thuận.
D, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông, Ninh Bình.
Đáp án: A
Câu 23 [569383]: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do:
A, án ngữ một vùng trên cao, tiếp giáp Lào và Campuchia.
B, có đường Hồ Chí Minh đi qua.
C, có nhiều cửa khẩu với nước ngoài.
D, trồng nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Đáp án: A
Câu 24 [569384]: Mùa khô kéo dài 4-5 tháng ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu đối với sản xuất cây công nghiệp lâu năm là:
A, điều kiện để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
B, trồng đa dạng loại cây.
C, tăng năng suất cây trồng.
D, mở rộng diện tích khai hoang.
Đáp án: A
Câu 25 [569385]: Đặc điểm nào không đúng về sản xuất cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên?
A, khả năng xuất khẩu hạn chế.
B, là vùng chuyên canh lớn của cả nước.
C, cơ cấu cây trồng khá đa dạng.
D, đã ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Đáp án: A
Câu 26 [569386]: Giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao giá trị lâm nghiệp ở Tây Nguyên là
A, đẩy mạnh chế biến gỗ tại chỗ, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
B, bảo vệ các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
C, ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lí và trồng rừng.
D, tăng cường trồng rừng, mở rộng quy mô các lâm trường.
Đáp án: A
Câu 27 [569387]: Ý nghĩa lớn nhất của các công trình thủy điện đối với kinh tế của vùng Tây Nguyên là
A, cung cấp nước tưới cho các vườn cây công nghiệp trong mùa khô.
B, điều tiết nước cho các sông, cung cấp nước cho các ngành sản xuất.
C, tạo ra nguồn điện dồi dào và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D, thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái và cung cấp nước cho sinh hoạt.
Đáp án: C
Câu 28 [569388]: Việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu do tác động của
A, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều nông sản hàng hóa có giá trị.
B, đa dạng hóa nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm.
C, sự phát triển của công nghiệp chế biến, nhu cầu lớn của thị trường.
D, đa dạng hóa nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên đất, cải thiện môi trường.
Đáp án: B
Câu 29 [569389]: Cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên là:
A, Chè.
B, Cà phê.
C, Cao su.
D, Hồ tiêu.
Đáp án: B
Câu 30 [569390]: Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu là
A, phát triển công nghiệp, giải quyết nước tưới vào mùa khô.
B, phát triển công nghiệp khai khoáng trên cơ sở nguồn điện rẻ.
C, tạo sản phẩm hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
D, thu hút lao động, tạo việc làm, thay đổi tập quán sản xuất.
Đáp án: A
Câu 31 [569391]: Đặc điểm nào không đúng với vị trí địa lí của Tây Nguyên:
A, Một trong hai vùng không giáp biển của nước ta.
B, Giáp với Đông Nam Bộ.
C, Giáp với đồng bằng sông Hồng.
D, Giáp Lào và Campuchia.
Đáp án: C
Câu 32 [569392]: Giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất cây công nghiệp và góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên ở vùng Tây Nguyên là
A, hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh, đẩy mạnh chế biến cây công nghiệp.
B, đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
C, đa dạng cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu.
D, đảm bảo cơ sở lương thực cho dân, đẩy mạnh chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm
Đáp án: C
Câu 33 [569393]: Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A, thiếu lao động lành nghề và cán bộ khoa học kỹ thuật, ít sông lớn
B, hệ thống sông nhỏ, ngắn dốc, địa hình phân hóa đa dạng, ít mưa
C, làm thủy lợi khó khăn, mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp
D, mùa khô kéo dài, thiếu các cơ sở chế biến, hạn chế cơ sở hạ tầng.
Đáp án: D
Câu 34 [569394]: Đặc điểm nào không đúng với khai thác khoáng sản của Tây Nguyên:
A, Tài nguyên đa dạng, trữ lượng lớn.
B, Trữ lượng bô xít lớn nhất cả nước.
C, Bô xít có ở Lâm Đồng.
D, Đang được đầu tư khai thác.
Đáp án: A
Câu 35 [569395]: Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã đem lại ý nghĩa quan trọng nào sau đây về mặt kinh tế?
A, Tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái.
B, Thu hút lao động, tạo ra tập quán sản xuất cho đồng bào dân tộc.
C, Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các loại nông sản.
D, Góp phần điều chỉnh sự phân bố dân cư, lao động trên phạm vi cả nước.
Đáp án: C
Câu 36 [569396]: Năm 2021, Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh?
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 7.
Đáp án: B
Câu 37 [569397]: Tài nguyên du lịch nào sau đây không nằm ở Tây Nguyên:
A, Địa đạo Củ Chi.
B, núi Langbiang.
C, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
D, Biển Hồ.
Đáp án: A
Câu 38 [569398]: Nhà máy thuỷ điện Ialy được xây dựng trên sông:
A, Sê San.
B, Srepok.
C, Đồng Nai.
D, Sông Hồng.
Đáp án: A
Câu 39 [569399]: Đâu không phải điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây cà phê của Tây Nguyên:
A, Đất badan màu mỡ.
B, Khí hậu cận xích đạo.
C, Địa hình nhiều cao nguyên rộng lớn.
D, Người dân có nhiều kinh nghiệm.
Đáp án: D
Câu 40 [569400]: Thuận lợi chủ yếu để hình thành các vùng chuyên canh cây chè ở Tây Nguyên là:
A, Khí hậu cận xích đạo, nguồn nước khá dồi dào.
B, nhiều giống cây tốt, đất đai phân bố tập trung.
C, có các cao nguyên với khí hậu mát mẻ, đất tốt.
D, đất badan màu mỡ, địa hình bán bình nguyên.
Đáp án: C