Đáp án Câu hỏi và bài tập rèn luyện: Đông Nam Bộ
Câu 1 [569406]: Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng Đông Nam Bộ là
A, cao lanh, đá vôi.
B, bô xít, dầu.
C, đất sét, đá vôi.
D, dầu, khí đốt.
Đáp án: D
Câu 2 [569407]: Hoạt động khai thác dầu khí ở Đông Nam Bộ hiện nay được tiến hành tại
A, các đảo.
B, các quần đảo.
C, thềm lục địa.
D, bờ biển.
Đáp án: C
Câu 3 [569408]: Đông Nam Bộ tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A, Campuchia.
B, Lào.
C, Trung Quốc.
D, Thái Lan.
Đáp án: A
Câu 4 [569409]: Tỉ lệ gia tăng dân số của Đông Nam Bộ cao chủ yếu là do:
A, Tỉ lệ sinh cao.
B, Tỉ lệ gia tăng cơ học cao.
C, Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
D, Tỉ lệ trẻ em tử vong thấp.
Đáp án: B
Câu 5 [569410]: Yếu tố tự nhiên nào gây trở ngại lớn nhất trong phát triển thuỷ điện ở Đông Nam Bộ?
A, Mùa khô kéo dài.
B, Gần xích đạo.
C, Địa hình khá bằng phẳng.
D, Mưa nhiều.
Đáp án: A
Câu 6 [569411]: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu để tăng hệ số sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ là
A, trồng các giống cây chịu hạn tốt.
B, tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp.
C, thực hiện thay đổi cơ cấu mùa vụ.
D, xây dựng các công trình thủy lợi.
Đáp án: D
Câu 7 [569412]: Nhà máy thủy điện nào sau đây có công suất lớn nhất Đông Nam Bộ?
A, Thác Mơ.
B, Trị An.
C, Cần Đơn.
D, Bà Rịa.
Đáp án: B
Câu 8 [569413]: Sông nào có trữ năng thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Bộ?
A, Sông Đồng Nai.
B, Sông Thị Vải.
C, Sông Sài Gòn.
D, Sông Hồng.
Đáp án: A
Câu 9 [569414]: Ở Đông Nam Bộ, tiềm năng thủy điện lớn nhất trên hệ thống sông nào?
A, Sông Đồng Nai.
B, Sông Cửu Long.
C, Sông Sài Gòn.
D, Sông Bé.
Đáp án: A
Câu 10 [569415]: Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về
A, mật độ dân số.
B, sản lượng lương thực.
C, giá trị hàng xuất khẩu.
D, nuôi thủy sản.
Đáp án: C
Câu 11 [569416]: Khó khăn về tự nhiên của Đông Nam Bộ là
A, nhiều khoáng sản.
B, đất đai kém màu mỡ.
C, ít tài nguyên rừng.
D, mùa khô kéo dài sâu sắc.
Đáp án: D
Câu 12 [569417]: Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ít có giá trị đối với Đông Nam Bộ ?
A, Khai thác, chế biến dầu khí.
B, Giao thông vận tải biển.
C, Du lịch biển.
D, Nuôi trồng thuỷ sản.
Đáp án: D
Câu 13 [569418]: Thuận lợi đối với khai thác hải sản ở Đông Nam Bộ là
A, rừng ngập mặn
B, có các ngư trường.
C, nhiều bãi biển.
D, bãi triều rộng.
Đáp án: B
Câu 14 [569419]: Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây?
A, Tây Nguyên.
B, Bắc Trung Bộ.
C, Duyên hải Nam Trung Bộ.
D, Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: B
Câu 15 [569420]: Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đông Nam Bộ là
A, tăng hiệu quả.
B, bảo vệ rừng.
C, ngăn triều cường.
D, chống xói mòn đất.
Đáp án: A
Câu 16 [569421]: Đông Nam Bộ có thế mạnh về
A, khai thác gỗ và lâm sản.
B, trồng cây công nghiệp lâu năm.
C, phát triển chăn nuôi gia súc.
D, khai thác khoáng sản than đá.
Đáp án: B
Câu 17 [569422]: Khó khăn nào sau đây về tự nhiên là lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ?
A, Ít khoáng sản năng lượng.
B, Đất phèn, đất mặn nhiều.
C, Thiếu lao động.
D, Mùa khô kéo dài và sâu sắc.
Đáp án: D
Câu 18 [569423]: Cây công nghiệp hàng năm được phát triển ở Đông Nam Bộ là
A, cao su.
B, cói.
C, mía.
D, đay.
Đáp án: C
Câu 19 [569424]: Trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ?
A, Thành phố Hồ Chí Minh.
B, Thuận An.
C, Vũng Tàu.
D, Biên Hoà.
Đáp án: A
Câu 20 [569425]: Nhận định nào sau đây không đúng với nền kinh tế Đông Nam Bộ?
A, Công nghiệp và dịch vụ phát triển.
B, Cơ cấu kinh tế phát triển.
C, Là vùng chuyên canh lúa lớn nhất nước ta.
D, Thu hút đầu tư nước ngoài.
Đáp án: C
Câu 21 [569426]: Trung tâm du lịch nào lớn nhất Đông Nam Bộ?
A, Thủ Dầu Một, Tây Ninh.
B, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
C, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
D, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
Đáp án: D
Câu 22 [569427]: Ngành nào sau đây đã làm thay đổi mạnh mẽ nhất cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ?
A, Công nghiệp đóng tàu.
B, Chế biến thủy sản.
C, Du lịch biển đảo.
D, Công nghiệp dầu khí.
Đáp án: D
Câu 23 [569428]: Ngành nào sau đây của Đông Nam Bộ có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi phát triển công nghiệp dầu khí?
A, Du lịch biển.
B, Vận tải biển.
C, Dịch vụ dầu khí.
D, Chế biến hải sản.
Đáp án: A
Câu 24 [569429]: Đông Nam Bộ có thế mạnh kinh tế biển nào nổi bật?
A, Nghề muối.
B, Nuôi trồng thuỷ sản.
C, Du lịch biển.
D, Khai thác dầu khí.
Đáp án: D
Câu 25 [569430]: Vùng ven biển Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi để
A, trồng cây cao su.
B, thâm canh lúa nước.
C, phát triển du lịch.
D, khai thác bô-xit.
Đáp án: C
Câu 26 [569431]: Đông Nam Bộ phát triển mạnh cây
A, dừa.
B, lúa.
C, dược liệu.
D, cao su.
Đáp án: D
Câu 27 [569432]: Cơ sở năng lượng của vùng Đông Nam Bộ từng bước được giải quyết nhờ vào
A, phát triển nguồn điện chủ yếu từ than.
B, nhập khẩu nguồn điện từ Cam-pu-chia.
C, phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
D, phát triển nguồn điện từ gió, thủy triều.
Đáp án: C
Câu 28 [569433]: Đông Nam Bộ phát triển mạnh cây
A, dừa.
B, điều.
C, lúa gạo.
D, dược liệu.
Đáp án: B
Câu 29 [569434]: Nguồn nhiên liệu để phát triển các nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ là:
A, dầu khí.
B, than bùn.
C, than đá.
D, dầu hoả.
Đáp án: A
Câu 30 [569435]: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng được xây dựng trên sông nào sau đây?
A, Đồng Nai.
B, La Ngà.
C, Bé.
D, Sài Gòn.
Đáp án: D
Câu 31 [569436]: Đông Nam Bộ có thế mạnh nổi bật về
A, trồng rau vụ đông.
B, trồng cây dược liệu.
C, trồng cây lương thực.
D, khai thác dầu khí.
Đáp án: D
Câu 32 [569437]: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào sau đây vùng Đông Nam Bộ?
A, Đồng Nai.
B, Bình Dương.
C, Bình Phước.
D, Tây Ninh.
Đáp án: D
Câu 33 [569438]: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước ở Đông Nam Bộ?
A, Nông nghiệp phát triển, dân cư đông.
B, Công nghiệp phát triển, dân cư đông.
C, Dịch vụ phát triển, dân cư đông.
D, Xây dựng nhiều cảng biển.
Đáp án: B
Câu 34 [569439]: Ý nghĩa quan trọng nhất của rừng ngập mặn ở Đông Nam Bộ là
A, có giá trị du lịch sinh thái cao.
B, bảo tồn sự đa dạng sinh học.
C, bảo tồn những di tích lịch sử.
D, diện tích nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: B
Câu 35 [569440]: Đông Nam Bộ thu hút được nguồn lao động dồi dào, là do
A, nền kinh tế phát triển năng động.
B, cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện.
C, tài nguyên khoáng sản phong phú.
D, diện tích đất xám phù sa cổ rất lớn.
Đáp án: A
Câu 36 [569441]: Lao động của Đông Nam Bộ có đặc điểm nào dưới đây?
A, Dồi dào, lao động qua đào tạo khá cao.
B, Thiếu lao động.
C, Lao động xuất cư nhiều.
D, Dồi dào, nhưng chủ yếu là thiếu tay nghề.
Đáp án: A
Câu 37 [569442]: Ngành nội thương của vùng phát triển chủ yếu do:
A, Nhu cầu sản xuất, tiêu dùng tăng.
B, Hoạt động xuất khẩu phát triển.
C, Ngành kinh tế phát triển mạnh.
D, Công nghiệp, dịch vụ phát triển.
Đáp án: A
Câu 38 [569443]: Ngành giao thông vận tải của vùng không có đặc điểm nào sau đây?
A, Từ thành phố Hồ Chí Minh toả đi nhiều tuyến đường sắt nhất cả nước.
B, Đầy đủ loại hình giao thông vận tải.
C, Ngày càng được hoàn thiện và hiện đại.
D, Sân bay Long Thành đang được xây dựng.
Đáp án: A
Câu 39 [569444]: Đông Nam Bộ phát triển mạnh nhóm cây nào?
A, Cây ăn quả, lương thực.
B, Cây ăn quả, thực phẩm.
C, Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
D, Cây rau đậu, thực phẩm.
Đáp án: C
Câu 40 [569445]: Ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất của lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ?
A, Cân bằng sinh thái.
B, Tạo sinh kế cho người dân.
C, Góp phần tăng trưởng kinh tế.
D, Phòng chống thiên tai.
Đáp án: C