Đáp án Toàn cầu hóa - Khu vực hóa
Câu 1 [681216]: Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
A, củng cố thị nền kinh tế toàn cầu.
B, tăng cường liên kết các khối kinh tế.
C, thúc đẩy tự do hóa thương mại.
D, giải quyết xung đột giữa các nước.
Đáp án: C
Câu 2 [681217]: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài viết tắt là
A, FDI.
B, ODA.
C, HDI.
D, OECD.
Đáp án: A
Câu 3 [681218]: Hậu quả của quá trình toàn cầu hóa kinh tế là
A, gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo.
B, thúc đẩy sản xuất thế giới phát triển.
C, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
D, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
Đáp án: A
Câu 4 [681219]: Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A, EU và NAFTA.
B, EU và ASEAN.
C, NAFTA và APEC.
D, APEC và ASEAN.
Đáp án: D
Câu 5 [681220]: Toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?
A, Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
B, Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
C, Các tổ chức liên kết khu vực ra đời.
D, Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
Đáp án: C
Câu 6 [681221]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với các công ty xuyên quốc gia?
A, Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.
B, Có nguồn của cải vật chất lớn.
C, Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
D, Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
Đáp án: A
Câu 7 [681222]: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến
A, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
B, sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.
C, các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.
D, ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.
Đáp án: A
Câu 8 [681223]: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A, Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
B, Thương mại thế giới phát triển mạnh.
C, Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
D, Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút.
Đáp án: D
Câu 9 [681224]: Mặt trái nổi bật của toàn cầu hóa kinh tế là
A, làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
B, làm suy giảm quyền tự chủ về kinh tế của các quốc gia.
C, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới.
D, tăng nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc ở nhiều quốc gia.
Đáp án: A
Câu 10 [681225]: Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
A, thúc đẩy tự do hóa thương mại.
B, củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
C, giải quyết xung đột giữa các nước.
D, tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
Đáp án: A
Câu 11 [681226]: Một trong những cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là
A, có sức ép cạnh tranh giữa các nước.
B, có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.
C, các nước trong khu vực có những nét tương đồng về kinh tế.
D, các nước trong khu vực có những tương đồng về vị trí địa lí.
Đáp án: B
Câu 12 [681227]: Liên kết khu vực được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử là
A, AU.
B, EU.
C, ASEAN.
D, NAFTA.
Đáp án: B
Câu 13 [681228]: Điểm khác nhau cơ bản của EU so với APEC là
A, có nhiều thành viên hơn.
B, chỉ bao gồm các nước ở châu Âu.
C, là liên minh thống nhất trên tất cả các lĩnh vực.
D, là liên minh không mang nhiều tính pháp lý.
Đáp án: B
Câu 14 [681229]: Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là
A, tạo lập được một thị trường chung rộng lớn.
B, sự tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên.
C, sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên.
D, sự tự do hoá đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực.
Đáp án: C
Câu 15 [681230]: Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là
A, Tự chủ về kinh tế.
B, Nhu cầu đi lại giữa các nước.
C, Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
D, Khai thác và sử dụng tài nguyên.
Đáp án: A
Câu 16 [681231]: Ý nào là cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển?
A, Tự do hóa thương mại ngày càng mở rộng.
B, Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác.
C, Môi trường đang bị suy thoái trên phạm vi toàn cầu.
D, Các nước phát triển có cơ hội để chuyển giao công nghệ cũ cho các nước đang phát triển.
Đáp án: A
Câu 17 [681232]: Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về
A, thị trường.
B, lao động.
C, nguyên liệu.
D, vốn, khoa học kĩ thuật - công nghệ.
Đáp án: D
Câu 18 [681233]: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới được hình thành chủ yếu do nguyên nhân nào dưới đây?
A, Các nước có nét tương đồng về lịch sử phát triển.
B, Chịu sức ép cạnh tranh và có sự phát triển không đều.
C, Các quốc gia có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.
D, Tổng thu nhập quốc dân tương tự nhau giữa các quốc gia.
Đáp án: C
Câu 19 [681234]: Sự kiện quốc tế nào diễn ra tại TP Đà Nẵng vào tháng 11/2017?
A, Tuần lễ cấp cao APEC.
B, Hội nghị bộ trưởng ASEAN.
C, Cuộc thi hoa hậu toàn cầu.
D, Đại hội thể thao Đông Nam Á.
Đáp án: A
Câu 20 [681235]: Hậu quả của việc toàn cầu hóa kinh tế là
A, Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
B, Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
C, Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.
D, Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
Đáp án: D