Đáp án Tây Nam Á
Câu 1 [682971]: Tây Nam Á
A, nằm ở tây nam châu Á.
B, giáp Đông Á và Tây Á.
C, liền kề đất liền châu Phi.
D, giáp Thái Bình Dương.
Đáp án: A
Câu 2 [682972]: Tây Nam Á giáp châu Phi qua
A, kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ.
B, Biển Đỏ và Địa Trung Hải.
C, Địa Trung Hải và Biển Đen.
D, Biển Đen và kênh đào Xuy-ê.
Đáp án: A
Câu 3 [682973]: Vị trí địa lí Tây Nam Á án ngữ đường biển quốc tế từ
A, Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương.
B, Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương.
C, Ấn Độ Dương sang Nam Đại Dương.
D, Nam Đại Dương sang Thái Bình Dương.
Đáp án: B
Câu 4 [682974]: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Tây Nam Á?
A, Nằm ở ngã ba châu Âu, châu Á và Phi.
B, Án ngữ đường biển quốc tế quan trọng.
C, Là nơi có sự tranh chấp giữa các thế lực.
D, Hạn chế nhiều đến các giao lưu kinh tế.
Đáp án: D
Câu 5 [682975]: Địa hình Tây Nam Á chủ yếu là
A, núi và cao nguyên.
B, cao nguyên và đồi.
C, đồi và sơn nguyên.
D, sơn nguyên và núi.
Đáp án: D
Câu 6 [682976]: Các dãy núi chủ yếu phân bố ở phía
A, bắc và đông bắc, tây nam.
B, bắc và tây bắc, đông nam.
C, đông bắc, tây bắc và nam.
D, tây bắc, tây nam và đông.
Đáp án: A
Câu 7 [682977]: Các hoang mạc nào sau đây nằm ở Tây Nam Á?
A, Xa-ha-ra, Xi-ri, Nê-phút.
B, Na-mip, Rúp-en Kha-li.
C, Rúp-en Kha-li, Xi-ri, Nê-phút.
D, Ca-la-ha-ri, Na-mip, Nê-phút.
Đáp án: C
Câu 8 [682978]: Gần như bao trùm cả bán đảo A-ráp là các
A, sơn nguyên.
B, đồng bằng.
C, cao nguyên.
D, đồng bằng.
Đáp án: C
Câu 9 [682979]: Trên bán đảo A-ráp hình thành nhiều
A, hoang mạc.
B, đồng bằng.
C, núi cao.
D, sơn nguyên.
Đáp án: A
Câu 10 [682980]: Khí hậu Tây Nam Á chủ yếu mang tính chất
A, nóng ẩm.
B, khô hạn.
C, lạnh khô.
D, lạnh ẩm.
Đáp án: B
Câu 11 [682981]: Phần lớn lãnh thổ của Tây Nam Á có khí hậu
A, nhiệt đới và cận nhiệt đới lục địa.
B, ôn đới và cận nhiệt đới hải dương.
C, ôn đới lục địa và nhiệt đới gió mùa.
D, cận nhiệt địa trung hải và nhiệt đới.
Đáp án: A
Câu 12 [682982]: Cảnh quan điển hình ở Tây Nam Á là
A, rừng thưa rụng lá và rừng rậm.
B, hoang mạc và bán hoang mạc.
C, đồng cỏ và các xavan cây bụi.
D, cây bụi lá cứng và thảo nguyên.
Đáp án: B
Câu 13 [682983]: Các đồng cỏ ở Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở tại các
A, sơn nguyên.
B, cao nguyên.
C, hoang mạc.
D, đồng bằng.
Đáp án: D
Câu 14 [682984]: Các sông có ý nghĩa ở Tây Nam Á là
A, Ti-grơ và Ơ-phrát.
B, Ơ-phrát và Công-gô.
C, Ti-grơ và A-ma-dôn.
D, Ơ-phrát và Mê Công.
Đáp án: A
Câu 15 [682985]: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên Tây Nam Á?
A, Khu vực nhiều núi và cao nguyên.
B, Có nhiều đồng bằng châu thổ sông.
C, Khí hậu mang tính lục địa sâu sắc.
D, Có các cảnh quan bán hoang mạc.
Đáp án: B
Câu 16 [682986]: Khí hậu khô hạn ở Tây Nam Á đã tạo nên
A, địa hình có nhiều núi cao và cao nguyên.
B, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
C, đồng bằng châu thổ sông Lưỡng Hà rộng.
D, bán đảo A-ráp và các vùng hoang mạc.
Đáp án: B
Câu 17 [682987]: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Tây Nam Á là
A, quặng sắt và crôm.
B, dầu mỏ và khí đốt.
C, atimoan và đồng.
D, apatit và than đá.
Đáp án: B
Câu 18 [682988]: Dầu khí của Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở
A, vùng vịnh Péc-xích.
B, ven Địa Trung Hải.
C, hai bên bờ Biển Đỏ.
D, tại các hoang mạc.
Đáp án: A
Câu 19 [682989]: Điều kiện tự nhiên Tây Nam Á thuận lợi chủ yếu cho phát triển
A, trồng cây lương thực.
B, chăn nuôi gia súc lớn.
C, việc khai thác dầu mỏ.
D, công nghiệp chế biến.
Đáp án: C
Câu 20 [682990]: Khó khăn lớn cho người dân Tây Nam Á không phải là
A, địa hình phổ biến là núi và cao nguyên.
B, tình trạng thiếu nguồn nước trong năm.
C, sự hoang mạc hóa ngày càng mở rộng.
D, đồng bằng ven biển bị xâm nhập mặn.
Đáp án: D
Câu 21 [682991]: Tây Nam Á là khu vực có
A, tốc độ tăng dân số nhanh.
B, gia tăng tự nhiên rất cao.
C, rất ít lao động nước ngoài.
D, quy mô dân số già rất lớn.
Đáp án: A
Câu 22 [682992]: Dân cư Tây Nam Á
A, có mật độ khá thấp.
B, phân bố đồng đều.
C, có tỉ lệ thị dân thấp.
D, gia tăng tự nhiên.
Đáp án: A
Câu 23 [682993]: Dân cư Tây Nam Á phân bố tập trung ở
A, đồng bằng Lưỡng Hà, ven Địa Trung Hải.
B, ven Địa Trung Hải, phía tây vịnh Pec-xích.
C, phía tây vịnh Pec-xích, nam bán đảo A-ráp.
D, nam bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà.
Đáp án: A
Câu 24 [682994]: Tây Nam Á là nơi ra đời của
A, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái.
B, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái.
C, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái.
D, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái.
Đáp án: C
Câu 25 [682995]: Phát biểu nào sau đây không đúng về Tây Nam Á?
A, Là nơi ra đời của nền văn minh Lưỡng Hà.
B, Dân cư thưa thớt nhưng phân bố không đều.
C, Người theo đạo Hồi chiếm phần lớn dân số.
D, Là nơi thống nhất các giáo phái và ổn định.
Đáp án: D
Câu 26 [682996]: Ngành kinh tế đóng góp chủ yếu trong nền kinh tế khu vực Tây Nam Á là
A, dầu khí.
B, trồng trọt.
C, chăn nuôi.
D, du lịch.
Đáp án: A
Câu 27 [682997]: Phát biểu nào sau đây không đúng về Tây Nam Á?
A, Dầu khí là ngành kinh tế chính của khu vực.
B, Chiếm gần 40% lượng dầu xuất khẩu thế giới.
C, Sản xuất ô tô, các thiết bị lọc hóa dầu phát triển.
D, Tất cả các nước đều tập trung xuất khẩu dầu mỏ.
Đáp án: D
Câu 28 [682998]: Các sản phẩm trồng trọt chính của khu vực là
A, lúa gạo, lúa mạch, bông, thuốc lá, củ cải đường.
B, ngô, lúa mạch, bông, thuốc lá, củ cải đường, mía.
C, lúa mì, lúa mạch, bông, thuốc lá, củ cải đường.
D, lúa mì, lúa mạch, bông, đậu tương, củ cải đường.
Đáp án: C
Câu 29 [682999]: Vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á là
A, giải quyết vấn đề nước tưới.
B, tạo giống mới năng suất cao.
C, cải tạo đất trồng tăng độ phì.
D, chống xói mòn bạc màu đất.
Đáp án: A
Câu 30 [683000]: Biện pháp chủ yếu để các nước Tây Nam Á tránh phụ thuộc nước ngoài là
A, chuyển dịch đa dạng cơ cấu kinh tế.
B, đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa.
C, tập trung xuất khẩu các khoáng sản.
D, đầu tư phát triển các công nghệ cao.
Đáp án: A