Đáp án Nhật Bản
Câu 1 [685638]: Nhật Bản nằm ở vị trí nào sau đây?
A, Đông Á.
B, Nam Á.
C, Bắc Á.
D, Tây Á.
Đáp án: A
Câu 2 [685639]: Nhật Bản không phải là một đất nước
A, quần đảo, trải ra hình vòng cung.
B, quần đảo, trải ra hình vòng cung.
C, có hàng ngàn đảo nhỏ gần bờ.
D, giàu có tài nguyên khoáng sản.
Đáp án: D
Câu 3 [685640]: Vị trí địa lí không tạo nhiều thuận lợi để Nhật Bản
A, giao lưu thương mại.
B, xây dựng các hải cảng.
C, phát triển kinh tế biển.
D, nối đường bộ quốc tế.
Đáp án: D
Câu 4 [685641]: Khó khăn chủ yếu nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế của Nhật Bản là
A, bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
B, có nhiều núi lửa và động đất.
C, trữ lượng khoáng sản rất ít.
D, nhiều đảo cách xa nhau.
Đáp án: C
Câu 5 [685642]: Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau ở vùng biển Nhật Bản thường tạo nên
A, ngư trường nhiều cá.
B, sóng thần dữ dội.
C, động đất thường xuyên.
D, bão lớn hàng năm.
Đáp án: A
Câu 6 [685643]: Phát biểu nào sau đây không đúng về đồng bằng của Nhật Bản?
A, Diện tích nhỏ hẹp.
B, Nằm ở chân núi.
C, Có đất từ tro núi lửa.
D, Chủ yếu là châu thổ.
Đáp án: D
Câu 7 [685644]: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản?
A, Có nhiều núi lửa đang hoạt động.
B, Hàng năm có nhiều trận động đất.
C, Biển có nhiều sóng thần xảy ra.
D, Có nhiều bão nhiệt đới hoạt động.
Đáp án: D
Câu 8 [685645]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với biển Nhật Bản?
A, Đường bờ biển dài, vùng biển rộng.
B, Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đảo.
C, Có ngư trường lớn với nhiều loài cá.
D, Có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn.
Đáp án: D
Câu 9 [685646]: Nhật Bản ít có các nhà máy thủy điện công suất lớn là do
A, các núi cao khá ít.
B, không có sông lớn.
C, núi nằm sát biển.
D, sông ngòi ít nước.
Đáp án: B
Câu 10 [685647]: Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là
A, dân số không đông.
B, tập trung ở miền núi.
C, tốc độ gia tăng cao.
D, cơ cấu dân số già.
Đáp án: D
Câu 11 [685648]: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?
A, Nhật Bản là một nước đông dân.
B, Phần lớn dân ở các đô thị ven biển.
C, Tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số cao.
D, Tỉ lệ người già ngày càng gia tăng.
Đáp án: C
Câu 12 [685649]: Dân cư Nhật Bản phân bố tập trung ở
A, đồng bằng ven biển.
B, các vùng núi ở giữa.
C, dọc các dòng sông.
D, ở các sườn núi thấp.
Đáp án: A
Câu 13 [685650]: Phát biểu nào sau đây đúng về đô thị hóa ở Nhật Bản?
A, Tỉ lệ dân thành thị cao.
B, Không có siêu đô thị.
C, Số lượng đô thị rất ít.
D, Dân đô thị đang giảm.
Đáp án: A
Câu 14 [685651]: Khó khăn chủ yếu nhất của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế không phải là
A, tốc độ tăng dân số thấp và giảm dần.
B, phần lớn dân cư phân bố ven biển.
C, cơ cấu dân số già, trên 65 tuổi nhiều.
D, tỉ suất tăng dân số tự nhiên rất nhỏ.
Đáp án: B
Câu 15 [685652]: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư, xã hội Nhật Bản?
A, Thu nhập bình quân đầu người cao.
B, Nhiều thành tựu khoa học công nghệ.
C, Trình độ lao động hàng đầu thế giới.
D, Số lượng người nhập cư và di cư lớn.
Đáp án: D
Câu 16 [685653]: Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai không phải nhờ vào việc
A, hiện đại hóa công nghiệp.
B, tăng các nguồn vốn đầu tư.
C, áp dụng các kĩ thuật mới.
D, nhập nhiều nhiên liệu.
Đáp án: D
Câu 17 [685654]: Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế Nhật Bản hiện nay?
A, Đứng vào tốp đầu thế giới về kinh tế, tài chính.
B, GDP bình quân đầu người cao nhất trong G7.
C, Tốc độ phát triển kinh tế nhanh hàng đầu châu Á.
D, Phát triển mạnh các ngành kĩ thuật, công nghệ cao.
Đáp án: C
Câu 18 [685655]: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong nhiều năm gần đây chậm lại, một phần chủ yếu là do
A, thiếu nguồn lao động trẻ.
B, thiếu nguồn vốn đầu tư.
C, tài nguyên tự nhiên cạn kiệt.
D, thị trường ngoài nước thu hẹp.
Đáp án: A
Câu 19 [685656]: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Nhật Bản?
A, Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
B, Có vị trí cao trên thế giới về sản xuất thiết bị điện tử.
C, Có sự phân bố rộng khắp và đồng đều ở trên lãnh thổ.
D, Sản xuất mạnh tàu biển, người máy, ô tô, dược phẩm.
Đáp án: C
Câu 20 [685657]: Do nghèo tài nguyên khoáng sản, nên Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều
A, tri thức khoa học, kĩ thuật.
B, lao động trình độ phổ thông.
C, nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.
D, đầu tư vốn của các nước khác.
Đáp án: A
Câu 21 [685658]: Ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay của Nhật Bản là
A, chế tạo.
B, điện tử.
C, xây dựng.
D, dệt.
Đáp án: B
Câu 22 [685659]: Ngành công nghiệp ra đời vào loại sớm nhất ở Nhật Bản là
A, chế tạo.
B, điện tử.
C, xây dựng.
D, dệt.
Đáp án: D
Câu 23 [685660]: Công nghiệp Nhật Bản không phải là ngành
A, chỉ tập trung sản xuất cho thị trường trong nước.
B, phát triển mạnh ngành hiện đại và truyền thống.
C, có sản phẩm đơn điệu và hầu như ít thay đổi.
D, sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản, lao động.
Đáp án: A
Câu 24 [685661]: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản phân bố nhiều nhất ở
A, ven biển Nhật Bản.
B, ven biển Ô-khốt.
C, trung tâm các đảo lớn.
D, ven Thái Bình Dương.
Đáp án: D
Câu 25 [685662]: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố công nghiệp Nhật Bản?
A, Chủ yếu nằm ở phần lãnh thổ phía Nam.
B, Các trung tâm lớn phân bố ở đảo Hôn-su.
C, Phần lớn có vị trí phía Thái Bình Dương.
D, Ven biển Nhật Bản có các trung tâm rất lớn.
Đáp án: D
Câu 26 [685663]: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A, Chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu GDP.
B, Thương mại và tài chính có vai trò to lớn.
C, Thương mại đứng vào hàng thứ tư thế giới.
D, Bạn hàng duy nhất là các nước phát triển.
Đáp án: D
Câu 27 [685664]: Do hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, nên Nhật Bản cần phải phát triển mạnh giao thông vận tải đường
A, biển.
B, ô tô.
C, hàng không.
D, sắt.
Đáp án: A
Câu 28 [685665]: Hiện nay, Nhật Bản không có mối quan hệ với Việt Nam về
A, nguồn vốn ODA.
B, đầu tư trực tiếp (FDI).
C, văn hóa, giáo dục.
D, hợp tác quân sự.
Đáp án: D
Câu 29 [685666]: Giữa Nhật Bản và Việt Nam có nét gần gũi về
A, truyền thống văn hóa Á Đông.
B, quá trình phát triển kinh tế.
C, lịch sử phát triển dân tộc.
D, đặc tính tập thể của dân cư.
Đáp án: A
Câu 30 [685667]: Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Nhật Bản không lớn, vì
A, Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.
B, Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.
C, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện còn quá ít.
D, nhập khẩu nông sản có nhiều lợi thế hơn sản xuất.
Đáp án: C