Đáp án Đông Nam Á
Câu 1 [682892]: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á bị thu hẹp là do
A, khai thác không hợp lí và cháy rừng.
B, cháy rừng và xây dựng nhà máy thủy điện.
C, mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp.
D, kết quả trồng rừng còn nhiều hạn chế.
Đáp án: A
Câu 2 [682893]: Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương là
A, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
B, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
D, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Đáp án: B
Câu 3 [682894]: Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa các lục địa nào sau đây?
A, Á - Âu và Phi.
B, Á - Âu và Ô-xtrây-li-a.
C, Á - Âu và Nam Mĩ.
D, Á - Âu và Bắc Mĩ.
Đáp án: B
Câu 4 [682895]: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A, phát triển thủy điện.
B, phát triển lâm nghiệp.
C, phát triển kinh tế biển.
D, phát triển chăn nuôi.
Đáp án: C
Câu 5 [682896]: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?
A, Khí hậu nóng ẩm.
B, Khoáng sản nhiều loại.
C, Đất trồng đa dạng.
D, Rừng ôn đới phổ biến.
Đáp án: D
Câu 6 [682897]: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là
A, quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
B, nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
C, chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
D, các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.
Đáp án: C
Câu 7 [682898]: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A, Địa hình bị chia cắt mạnh.
B, Có rất nhiều núi lửa và đảo.
C, Nhiều nơi núi lan ra sát biển.
D, Nhiều đồng bằng châu thổ.
Đáp án: B
Câu 8 [682899]: Biện pháp nào có hiệu quả nhất để tăng sản lượng lúa gạo của các nước Đông Nam Á?
A, Tăng cường đầu tư phát triển thuỷ lợi.
B, Sử dụng các giống lúa năng suất cao.
C, Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
D, Tăng cường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu.
Đáp án: C
Câu 9 [682900]: Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển mạnh theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết nhằm mục đích chính là
A, tận dụng được nguồn lao động dồi dào.
B, xuất khẩu sang chính các nước đó.
C, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tiếp theo.
D, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
Đáp án: C
Câu 10 [682901]: Ý nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A, Nằm trong đới khí hậu gió mùa nhiệt đới và khí hậu xích đạo.
B, Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc bán cầu Bắc.
C, Nằm gần hai quốc gia có nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc.
D, Nằm ở phía Đông Nam lục địa Á - Âu, nơi tiếp giáp giữa hai đại dương.
Đáp án: B
Câu 11 [682902]: Việc xây dựng đường giao thông đường bộ theo hướng Đông - Tây hết sức cần thiết đối với Đông Nam Á lục địa vì
A, hướng núi bắc - nam, tây bắc - đông nam.
B, địa hình nhiều đồi núi, phân hóa phức tạp.
C, lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc - nam.
D, lãnh thổ kéo dài theo chiều đông - tây.
Đáp án: A
Câu 12 [682903]: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn?
A, Trình độ lao động thấp, phân bố lao động chưa đồng đều.
B, Quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
C, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao.
D, Dân số tăng nhanh, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế.
Đáp án: B
Câu 13 [682904]: Trở ngại thường xuyên của thiên nhiên Đông Nam Á đối với phát triển kinh tế là
A, lũ lụt, bão.
B, động đất, sóng thần.
C, lũ lụt, động đất.
D, phân bố tài nguyên.
Đáp án: A
Câu 14 [682905]: Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người ở các nước Đông Nam Á hiện nay còn thấp là biểu hiện trực tiếp của
A, chất lượng cuộc sống thấp.
B, nền kinh tế phát triển chậm.
C, trình độ đô thị hóa thấp.
D, tỉ trọng dân nông thôn lớn.
Đáp án: A
Câu 15 [682906]: Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là
A, tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
B, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.
C, tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước.
D, tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
Đáp án: C
Câu 16 [682907]: Một số sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ vào việc
A, liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
B, tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao.
C, đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị.
D, có sự liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.
Đáp án: A
Câu 17 [682908]: Sự đa dạng về dân tộc của hầu hết các nước Đông Nam Á không có tác động nào sau đây về mặt văn hóa, xã hội?
A, Sự thuần nhất trong ngôn ngữ, phong tục tập quán.
B, Sự đa dạng, độc đáo trong sinh hoạt.
C, Sự phức tạp trong đời sống chính trị, tôn giáo.
D, Sự năng động trong lối sống của dân cư.
Đáp án: A
Câu 18 [682909]: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là
A, lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
B, lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
C, lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
D, lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía.
Đáp án: A
Câu 19 [682910]: Vấn đề nào sau đây không còn là thách thức lớn đối với các nước ASEAN hiện nay?
A, Tình trạng ô nhiễm môi trường.
B, Chênh lệch giàu nghèo lớn.
C, Thất nghiệp, thiếu việc làm.
D, Thiếu lương thực trầm trọng.
Đáp án: D
Câu 20 [682911]: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp lấy dầu ở Đông Nam Á là
A, mở rộng xuất khẩu thu ngoại tệ.
B, phá thế độc canh trong nông nghiệp.
C, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
D, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Đáp án: A
Câu 21 [682912]: Nguyên nhân chính làm cho ngành khai thác hải sản ở các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế là
A, phương tiện khai thác thô sơ, chậm đổi mới.
B, thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
C, chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
D, môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Đáp án: A
Câu 22 [682913]: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng là điều kiện thuận lợi để
A, ổn định chính trị.
B, phát triển du lịch.
C, hội nhập quốc tế.
D, hợp tác cùng phát triển.
Đáp án: D
Câu 23 [682914]: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo?
A, Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước dồi dào.
B, Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
C, Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.
D, Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa gạo.
Đáp án: B
Câu 24 [682915]: Biểu hiện chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A, dịch vụ đóng góp cho GDP là chủ yếu.
B, kinh tế nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
C, kinh tế công nghiệp chuyển sang kinh tế dịch vụ.
D, kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp.
Đáp án: D
Câu 25 [682916]: Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển của các nước Đông Nam Á?
A, Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài.
B, Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.
C, Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
D, Tập trung đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án: D
Câu 26 [682917]: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á tăng lên trong những năm gần đây?
A, Khai hoang, mở rộng diện tích lúa.
B, Áp dụng các biện pháp thâm canh.
C, Dân số tăng, nhu cầu thị trường lớn.
D, Sử dụng giống mới năng suất cao.
Đáp án: B
Câu 27 [682918]: Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A, Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.
B, Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.
C, Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
D, Quỹ đất cho phát triển các cây công nghiệp lớn.
Đáp án: A
Câu 28 [682919]: Các quốc gia thành viên sáng lập ASEAN gồm
A, Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Lào.
B, Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây.
C, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Mi-an-ma.
D, Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
Đáp án: D