Đáp án CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Câu 1 [187574]: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do
A, cháy rừng.
B, trồng rừng chưa hiệu quả.
C, khai thác quá mức.
D, chiến tranh.
Giải thích:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do khai thác quá mức. Đáp án: C
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do khai thác quá mức. Đáp án: C
Câu 2 [187575]: Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên rừng của nước ta?
A, Tổng diện tích rừng đang tăng lên.
B, Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.
C, Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn.
D, Chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
Giải thích:
Diện tích rừng của chúng ta tăng lên nhưng chất lượng rừng chưa thể phục hồi, diện tích rừng giàu bị suy giảm và còn chiếm tỉ lệ ít trong tổng diện tích rừng. Đáp án: C
Diện tích rừng của chúng ta tăng lên nhưng chất lượng rừng chưa thể phục hồi, diện tích rừng giàu bị suy giảm và còn chiếm tỉ lệ ít trong tổng diện tích rừng. Đáp án: C
Câu 3 [187576]: Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác nào sau đây?
A, Ngăn chặn du canh, du cư.
B, Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp.
C, Bảo vệ rừng và đất rừng.
D, Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá.
Giải thích:
Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác là làm ruộng bậc thang và đào hồ vẩy cá. Câu hỏi hỏi các biện pháp kỹ thuật chứ không phải hỏi các biện pháp chung. Đáp án: D
Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác là làm ruộng bậc thang và đào hồ vẩy cá. Câu hỏi hỏi các biện pháp kỹ thuật chứ không phải hỏi các biện pháp chung. Đáp án: D
Câu 4 [187577]: Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành
A, rừng phòng hồ, rừng rậm, rừng thưa.
B, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng rậm.
C, rừng sản xuất, rừng tre nứa, rừng cây gỗ.
D, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Giải thích:
Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Đáp án: D
Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Đáp án: D
Câu 5 [187578]: Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp chủ yếu do
A, dịch bệnh.
B, chiến tranh.
C, khai thác bừa bãi và cháy rừng.
D, cháy rừng và các thiên tai khác.
Giải thích:
Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp chủ yếu do khai thác bừa bãi và cháy rừng. Đáp án: C
Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp chủ yếu do khai thác bừa bãi và cháy rừng. Đáp án: C
Câu 6 [187579]: Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi nước ta?
A, Trồng cây gây rừng và làm ruộng bậc thang.
B, Trồng cây theo băng và làm ruộng bậc thang.
C, Đào hố vẩy cá, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
D, Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác.
Giải thích:
Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi nước ta là áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác. Đây là phương án bao quát nhất và đầy đủ nhất so với các phương án còn lại. Đáp án: D
Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi nước ta là áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác. Đây là phương án bao quát nhất và đầy đủ nhất so với các phương án còn lại. Đáp án: D
Câu 7 [187580]: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là
A, canh tác hợp lí, chống ô nhiễm đất đai.
B, áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp.
C, tổ chức định canh, định cư cho người dân.
D, thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
Giải thích:
Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là canh tác hợp lí, chống ô nhiễm đất đai. Các biện pháp còn lại là biện pháp của miền núi trên đất dốc. Đáp án: A
Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là canh tác hợp lí, chống ô nhiễm đất đai. Các biện pháp còn lại là biện pháp của miền núi trên đất dốc. Đáp án: A
Câu 8 [187581]: Biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta là
A, bảo vệ rừng, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
B, bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các vườn quốc gia.
C, đảm bảo quy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lí trên đất dốc.
Giải thích:
Biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta là bảo vệ rừng, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
Đáp án: A
Câu 9 [187582]: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là
A, ngập lụt và triều cường ngày càng tăng.
B, tài nguyên rừng đang suy giảm.
C, diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.
D, tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Giải thích:
Hạn chế lớn nhất về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn. Đáp án: C
Hạn chế lớn nhất về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn. Đáp án: C
Câu 10 [187583]: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
A, sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư.
B, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp.
C, đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh.
D, thiên tai, thời tiết diễn biến thất thường.
Giải thích:
Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là thiên tai, thời tiết diễn biến thất thường. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Đáp án: D
Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là thiên tai, thời tiết diễn biến thất thường. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Đáp án: D
Câu 11 [187584]: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?
A, Làm ruộng bậc thang.
B, Chống nhiễm mặn.
C, Trồng cây theo băng.
D, Đào hố kiểu vảy cá.
Giải thích:
Đất đồng bằng hay bị nhiễm mặn bởi vậy để bảo vệ đất đồng bằng cần chống nhiễm mặn. Các biện pháp còn lại là biện pháp đối với đất miền đồi núi dốc. Đáp án: B
Đất đồng bằng hay bị nhiễm mặn bởi vậy để bảo vệ đất đồng bằng cần chống nhiễm mặn. Các biện pháp còn lại là biện pháp đối với đất miền đồi núi dốc. Đáp án: B
Câu 12 [187585]: Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?
A, Chất lượng rừng đã được phục hồi hoàn toàn.
B, Rừng nghèo và mới phục hồi chiếm tỉ lệ lớn.
C, Diện tích rừng giảm nhanh, liên tục.
D, Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn.
Giải thích:
A. Chất lượng rừng đã được phục hồi hoàn toàn. → sai, chưa phục hồi hoàn toàn.
B. Rừng nghèo và mới phục hồi chiếm tỉ lệ lớn. → đúng.
C. Diện tích rừng giảm nhanh, liên tục. → diện tích rừng tăng chứ không giảm.
D. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn. → sai, chủ yếu là rừng nghèo và mới phục hồi. Đáp án: B
A. Chất lượng rừng đã được phục hồi hoàn toàn. → sai, chưa phục hồi hoàn toàn.
B. Rừng nghèo và mới phục hồi chiếm tỉ lệ lớn. → đúng.
C. Diện tích rừng giảm nhanh, liên tục. → diện tích rừng tăng chứ không giảm.
D. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn. → sai, chủ yếu là rừng nghèo và mới phục hồi. Đáp án: B
Câu 13 [187586]: Biện pháp nào là chủ yếu nhất để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc?
A, Đầu tư thủy lợi, làm ruộng bậc thang.
B, Trồng cây theo băng, đào hố vảy cá.
C, Phát triển mô hình nông - lâm kết hợp.
D, Bảo vệ đất rừng và trồng rừng mới.
Giải thích:
Để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc biện pháp bao quát nhất là Phát triển mô hình nông – lâm kết hợp. Phương án A, B là biện pháp đối với đất dốc đồi núi, còn D thiếu các biện pháp nông nghiệp. Đáp án: C
Để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc biện pháp bao quát nhất là Phát triển mô hình nông – lâm kết hợp. Phương án A, B là biện pháp đối với đất dốc đồi núi, còn D thiếu các biện pháp nông nghiệp. Đáp án: C
Câu 14 [187587]: Phần lớn diện tích rừng nước ta hiện nay là
A, rừng nguyên sinh chất lượng tốt.
B, rừng non mới phục hồi và rừng trồng.
C, rừng trồng chưa khai thác được.
D, rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
Giải thích:
Phần lớn diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Đáp án: D
Phần lớn diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Đáp án: D
Câu 15 [187588]: Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở
A, số lượng thành phần loài.
B, sự phát triển của sinh vật.
C, diện tích rừng lớn.
D, sự phân bố sinh vật.
Giải thích:
Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở số lượng thành phần loài. Câu hỏi hỏi về sự đa dạng nên câu trả lời cũng cần nhấn mạnh sự đa dạng. Đáp án: A
Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở số lượng thành phần loài. Câu hỏi hỏi về sự đa dạng nên câu trả lời cũng cần nhấn mạnh sự đa dạng. Đáp án: A
Câu 16 [187589]: Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng đặc dụng là
A, bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
B, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc ở các vùng trung du và miền núi.
C, đảm bảo duy trì phát triển diện tích rừng và chất lượng.
D, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
Giải thích:
Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng đặc dụng là bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí…
Đáp án: A
Câu 17 [187590]: Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở
A, sự phân bố sinh vật.
B, sự phát triển của sinh vật.
C, diện tích rừng lớn.
D, nguồn gen quý hiếm.
Giải thích:
Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở cả yếu tố số lượng thành phần loài và nguồn gen quý hiếm. Đáp án: D
Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở cả yếu tố số lượng thành phần loài và nguồn gen quý hiếm. Đáp án: D
Câu 18 [187591]: Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là
A, bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
B, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc ở các vùng trung du và miền núi.
C, có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
D, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
Giải thích:
Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Đây là phương án bao quát nhất.
A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. → biện pháp với rừng đặc dụng.
B. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc ở các vùng trung du và miền núi. → biện pháp chung, chưa nói đến việc bảo vệ các rừng hiện có.
C. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. → đúng, bao quát nhất.
D. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng. → chưa nói đến trồng rừng mới.
Đáp án: C
Câu 19 [187592]: Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất là
A, bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
B, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc ở các vùng trung du và miền núi.
C, có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
D, đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
Giải thích:
Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất là đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. Đáp án: D
Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất là đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. Đáp án: D
Câu 20 [187593]: Tính đa dạng sinh học cao của nước ta thể hiện ở
A, sự phân bố sinh vật.
B, sự phát triển của sinh vật.
C, diện tích rừng lớn.
D, các kiểu hệ sinh thái.
Giải thích:
Tính đa dạng sinh học cao của nước ta thể hiện ở nguồn gen quý hiếm, sự đa dạng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái. Đáp án: D
Tính đa dạng sinh học cao của nước ta thể hiện ở nguồn gen quý hiếm, sự đa dạng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái. Đáp án: D
Câu 21 [187594]: Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng của nước ta là
A, trồng rừng trên đất trống đồi trọc và khai thác hợp lí.
B, bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
C, đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D, có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
Giải thích:
Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng của nước ta là bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia. Đáp án: B
Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng của nước ta là bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia. Đáp án: B
Câu 22 [187595]: Biểu hiện tính đa dạng cao của sinh vật tự nhiên ở nước ta là
A, loài, hệ sinh thái, gen.
B, gen, hệ sinh thái, loài thú.
C, loài thú, hệ sinh thái.
D, loài cá, gen, hệ sinh thái.
Giải thích:
Biểu hiện tính đa dạng cao của sinh vật tự nhiên ở nước ta là loài, hệ sinh thái, gen. Đáp án: A
Biểu hiện tính đa dạng cao của sinh vật tự nhiên ở nước ta là loài, hệ sinh thái, gen. Đáp án: A
Câu 23 [187596]: Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở đồng bằng là
A, làm ruộng bậc thang.
B, đào hố vẩy cá.
C, bón phân thích hợp.
D, trồng cây theo băng.
Giải thích:
Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở đồng bằng là bón phân thích hợp. A, B, D là biện pháp đối với đất dốc đồi núi. Đáp án: C
Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở đồng bằng là bón phân thích hợp. A, B, D là biện pháp đối với đất dốc đồi núi. Đáp án: C
Câu 24 [187597]: Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta là
A, đất đai bị bạc màu.
B, nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.
C, khoáng sản cạn kiệt.
D, thiên tai bão lụt, hạn hán gia tăng.
Giải thích:
Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta là thiên tai bão lụt, hạn hán gia tăng. Đáp án: D
Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta là thiên tai bão lụt, hạn hán gia tăng. Đáp án: D
Câu 25 [187598]: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây có nguy cơ cao dẫn tới ô nhiễm đất?
A, Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
B, Trồng lúa nước làm đất bị glây.
C, Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.
D, Canh tác không hợp lý trên đất dốc.
Giải thích:
Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học có nguy cơ cao dẫn tới ô nhiễm đất. Các hoạt động khác có thể làm đất bị bạc màu, nghèo…chứ không làm ô nhiễm. Đáp án: C
Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học có nguy cơ cao dẫn tới ô nhiễm đất. Các hoạt động khác có thể làm đất bị bạc màu, nghèo…chứ không làm ô nhiễm. Đáp án: C
Câu 26 [187599]: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Nam Bộ giảm nhanh trong những năm gần đây là
A, phá rừng để lấy gỗ.
B, phá rừng để nuôi tôm.
C, thiên tai hạn hán.
D, cháy rừng.
Giải thích:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Nam Bộ giảm nhanh trong những năm gần đây là phá rừng nuôi tôm. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Nam Bộ.
Đáp án: B
Câu 27 [187600]: Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản bị giảm sút rõ rệt do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A, Ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức.
B, Khai thác quá mức và bùng phát dịch bệnh.
C, Dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết thất thường.
D, Thời tiết thất thường và khai thác quá mức.
Giải thích:
Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản bị giảm sút rõ rệt do ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức. Đây là hai nguyên nhân quan trọng nhất. Còn dịch bệnh chủ yếu gây ảnh hưởng đến nuôi trồng chứ không phải khai thác.
Đáp án: A
Câu 28 [187601]: Tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm vì
A, chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
B, diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi tăng lên.
C, rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít.
D, diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi là chủ yếu.
Giải thích:
Tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm vì chất lượng rừng chưa phục hồi. Đây là phương án bao quát nhất. Đáp án: A
Tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm vì chất lượng rừng chưa phục hồi. Đây là phương án bao quát nhất. Đáp án: A
Câu 29 [187602]: Biện pháp bảo vệ nào sau đây được thực hiện với cả ba loại rừng ở nước ta?
A, Trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.
B, Bảo vệ đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia.
C, Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
D, Duy trì phát triển độ phì và chất lượng rừng.
Giải thích:
Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân là biện pháp bảo vệ được thực hiện với cả ba loại rừng ở nước ta. Đáp án: C
Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân là biện pháp bảo vệ được thực hiện với cả ba loại rừng ở nước ta. Đáp án: C
Câu 30 [187603]: Tính đa dạng sinh học của nước ta không trực tiếp thể hiện ở
A, thành phần loài.
B, hệ sinh thái.
C, nguồn gen.
D, vùng phân bố.
Giải thích:
Tính đa dạng sinh học của nước ta không trực tiếp thể hiện ở vùng phân bố. 3 yếu tố còn lại là trực tiếp thể hiện tính đa dạng sinh học. Đáp án: D
Tính đa dạng sinh học của nước ta không trực tiếp thể hiện ở vùng phân bố. 3 yếu tố còn lại là trực tiếp thể hiện tính đa dạng sinh học. Đáp án: D
Câu 31 [327901]: Tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở
A, số lượng thành phần loài.
B, sự phát triển của sinh vật.
C, diện tích rừng trồng tăng.
D, sự phân bố thực vật.
Giải thích: Tính đa dạng sinh học thể hiện ở số lượng thành phần loài. Các yếu tố còn lại không phải tiêu biểu. Đáp án: A
Câu 32 [327902]: Tính đa dạng sinh học cao của nước ta thể hiện ở
A, sự phân bố sinh vật.
B, các kiểu hệ sinh thái.
C, diện tích rừng lớn.
D, sự phát triển của sinh vật.
Giải thích: Tính đa dạng sinh học thể hiện các kiểu hệ sinh thái. Các yếu tố còn lại không phải tiêu biểu. Đáp án: B
Câu 33 [327903]: Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta là
A, đẩy mạnh thâm canh.
B, xây hồ thủy lợi.
C, tăng khai thác gỗ.
D, phát triển du canh.
Giải thích: Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta là xây hồ thuỷ lợi. Các biện pháp còn lại không phải biện pháp bảo vệ tài nguyên nước. Đáp án: B
Câu 34 [327904]: Biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồi núi nước ta là
A, nhiễm mặn.
B, nhiễm phèn.
C, glây hóa.
D, xói mòn.
Giải thích: Biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồi núi nước ta là xói mòn. Các hiện tượng khác là ở đồng bằng. Đáp án: D
Câu 35 [327905]: Vùng núi nước ta thường xảy ra
A, xói mòn.
B, sóng thần.
C, cát bay.
D, ngập mặn.
Giải thích: Vùng núi nước ta thường xảy ra xói mòn. Các hiện tượng còn lại xảy ra ở vùng ven biển. Đáp án: A
Câu 36 [327906]: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất ở khu vực miền núi là
A, rừng ngập mặn.
B, rừng phòng hộ ven biển.
C, rừng sản xuất.
D, rừng đầu nguồn.
Giải thích: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất ở khu vực miền núi là rừng đầu nguồn. A, B là rừng ven biển. C mục đích chủ yếu là để khai thác. Đáp án: D
Câu 37 [327907]: Biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồng bằng là
A, đất trượt.
B, nhiễm mặn.
C, xói mòn.
D, nghèo phù sa.
Giải thích: Biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồng bằng là nhiễm mặn. Đáp án: B
Câu 38 [327908]: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta là
A, phát triển du lịch.
B, phát triển thủy điện.
C, khai thác quá mức.
D, khai thác khoáng sản.
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta là khai thác quá mức. Đáp án: C
Câu 39 [327909]: Biện pháp chủ yếu để bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là
A, duy trì và phát triển chất lượng đất rừng.
B, bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn.
C, trồng rừng trên đất trống và đồi núi trọc.
D, bảo vệ và trồng rừng ngập mặn ven biển.
Giải thích: Rừng đặc dụng bao gồm rừng quốc gia và khu bảo tồn ⟶ chọn B. Đáp án: B
Câu 40 [327910]: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta là
A, công nghiệp phát triển.
B, săn bắt động vật.
C, phát triển nông nghiệp.
D, biến đổi khí hậu.
Giải thích: Nguyên nhân tự nhiên là biến đổi khí hậu. A - B - C là nguyên nhân kinh tế - xã hội. Đáp án: D