Đáp án CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 1 [187397]: Loại gió thổi quanh năm ở nước ta là
A, Tây ôn đới.
B, Tín phong.
C, gió phơn.
D, gió mùa.
Giải thích:
Gió Tín phong thổi quanh năm ở nước ta. Đáp án: B
Câu 2 [187398]: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
A, lạnh, ẩm.
B, ấm, ẩm.
C, lạnh, khô.
D, ấm, khô.
Giải thích:
Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết lạnh, khô. Đáp án: C
Câu 3 [187399]: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
A, hướng các dòng sông.
B, hướng các dãy núi.
C, chế độ nhiệt.
D, chế độ mưa.
Giải thích:
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát chế độ mưa vì mưa là phần cung cấp nước quan trọng của sông ngòi. Đáp án: D
Câu 4 [187400]: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình
A, phong hóa.
B, bồi tụ.
C, bóc mòn.
D, rửa trôi.
Giải thích:
Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình bồi tụ ở đồng bằng. Đáp án: B
Câu 5 [187401]: Gió mùa mùa hạ hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ có hướng chủ yếu là
A, Tây Nam.
B, Đông Nam.
C, Đông Bắc.
D, Tây Bắc.
Giải thích:
Gió mùa mùa hạ hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ có hướng chủ yếu là hướng Đông Nam. Đáp án: B
Câu 6 [187402]: Gió mùa Đông Bắc xuất phát từ
A, biển Đông.
B, Ấn Độ Dương.
C, áp cao Xibia.
D, vùng núi cao.
Giải thích:
Gió mùa Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia. Đáp án: C
Câu 7 [187403]: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo hướng
A, Tây Bắc.
B, Đông Bắc.
C, Đông Nam.
D, Tây Nam.
Giải thích:
Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc. Đáp án: B
Câu 8 [187404]: Tính chất của gió mùa mùa hạ là
A, nóng, khô.
B, nóng, ẩm.
C, lạnh, ẩm.
D, lạnh, khô.
Giải thích:
Tính chất của gió mùa mùa hạ là nóng, ẩm. Đáp án: B
Câu 9 [187405]: Gió mùa Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh nhất ở
A, miền Trung.
B, miền Bắc.
C, miền Nam.
D, Tây Nguyên.
Giải thích:
Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh nhất ở miền Bắc. Đáp án: B
Câu 10 [187406]: Gió mùa Đông Bắc gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây?
A, Tam Điệp.
B, Hoành Sơn.
C, Bạch Mã.
D, Hoàng Liên Sơn.
Giải thích:
Gió mùa Đông Bắc gần như bị chặn lại ở dãy núi Bạch Mã. Đáp án: C
Câu 11 [187407]: Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây?
A, Tháng 6 đến 10.
B, Tháng 8 đến 10.
C, Tháng 1 đến 12.
D, Tháng 5 đến 10.
Giải thích:
Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta vào thời gian tháng 5 đến tháng 10. Đáp án: D
Câu 12 [187408]: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là
A, xâm thực - bồi tụ.
B, xâm thực.
C, bồi tụ.
D, bồi tụ - xói mòn.
Giải thích:
Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là xâm thực và bồi tụ. Đáp án: A
Câu 13 [187409]: Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là
A, đồng bằng.
B, miền núi.
C, ô trũng.
D, ven biển.
Giải thích:
Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là miền núi vì địa hình dốc. Đáp án: B
Câu 14 [187410]: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là
A, đất xám bạc màu.
B, đất mùn thô.
C, đất phù sa.
D, đất feralit.
Giải thích:
Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là đất feralit do nước ta chủ yếu là đồi núi. Đáp án: D
Câu 15 [187411]: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi
A, ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn.
B, ảnh hưởng sâu sắc hoàn lưu gió mùa.
C, vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.
D, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Giải thích:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. Điều này quyết định Việt nam có kiểu khí hậu nhiệt đới. Các yếu tố khác không phải là quyết định. Đáp án: C
Câu 16 [187412]: Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do
A, quá trình tích tụ mùn mạnh.
B, rửa trôi các chất bazơ dễ tan.
C, tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.
D, quá trình phong hóa mạnh mẽ.
Giải thích:
Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Đáp án: C
Câu 17 [187413]: Phát biểu nào sau đây là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
A, Cán cân bức xạ quanh năm âm.
B, Sinh vật cận nhiệt đới chiếm ưu thế.
C, Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
D, Chế độ nước sông không phân mùa.
Giải thích:
A. Cán cân bức xạ quanh năm âm. → sai, cán cân bức xạ dương.
B. Sinh vật cận nhiệt đới chiếm ưu thế. → sai, sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
C. Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. → đúng.
D. Chế độ nước sông không phân mùa. → nước sông phân mùa. Đáp án: C
Câu 18 [187414]: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là
A, rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá theo mùa.
B, rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
C, rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
D, rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.
Giải thích:
Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Đáp án: C
Câu 19 [187415]: Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc nước ta thổi xen kẽ với
A, gió Tây ôn đới.
B, Tín phong bán cầu Bắc.
C, phơn Tây Nam.
D, Tín phong bán cầu Nam.
Giải thích:
Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc nước ta thổi xen kẽ với tín phong bán cầu Bắc. Gió Phơn hoạt động chủ yếu ở miền Trung. Đáp án: B
Câu 20 [187416]: Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa là do
A, chế độ mưa mùa.
B, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
C, hoạt động của bão.
D, sự đa dạng của hệ thống sông ngòi.
Giải thích:
Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa là do chế độ mưa mùa. Chế độ mưa ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông ngòi. Đáp án: A
Câu 21 [187417]: Gió nào sau đây gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ?
A, Gió mùa Đông Bắc.
B, Tín phong bán cầu Bắc.
C, Gió phơn Tây Nam.
D, Tín phong bán cầu Nam.
Giải thích:
Gió nào sau đây gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ là gió mùa Đông Bắc. Đáp án: A
Câu 22 [187418]: Gió mùa đông bắc hoạt động vào thời gian nào sau đây?
A, Thu - đông.
B, Tháng 5 đến tháng 10.
C, Tháng 11 đến tháng 4.
D, Mùa đông.
Giải thích:
Gió mùa Đông Bắc hoạt động vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 4. Đây cũng là mùa đông nhưng do câu hỏi hỏi về thời gian chứ không phải mùa nên chọn C là chính xác nhất. Đáp án: C
Câu 23 [187419]: Vào đầu mùa hạ, gió mùa mùa hạ xuất phát từ đâu?
A, Áp cao bắc Ấn Độ Dương.
B, Biển Đông.
C, Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
D, Cao áp Xi bia.
Giải thích:
Vào đầu mùa hạ, gió mùa mùa hạ xuất phát từ áp cao bắc Ấn Độ Dương. Đáp án: A
Câu 24 [187420]: Đặc điểm của đất feralit là
A, có màu đỏ vàng, chua nghèo mùn.
B, có màu đen, xốp thoát nước.
C, có màu đỏ vàng, đất rất màu mỡ.
D, có màu nâu, khó thoát nước.
Giải thích:
Đặc điểm của đất feralit là có màu đỏ vàng, chua nghèo mùn, dễ thoái hóa. Loại đất này thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và đồng cỏ cho chăn nuôi, nhưng không thích hợp để trồng lúa và các cây ngắn ngày. Đáp án: A
Câu 25 [187421]: Gió mùa hoạt động ở nước ta gồm
A, gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
B, gió mùa mùa đông và tín phong bán cầu Bắc.
C, gió mùa mùa hạ và tín phong bán cầu Bắc.
D, gió mùa mùa hạ và tín phong bán cầu Nam.
Giải thích:
Gió mùa hoạt động ở nước ta gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Đây là đáp án bao quát nhất. Còn Tín phong không phải gió mùa. Đáp án: A
Câu 26 [187422]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?
A, Mạng lưới dày đặc.
B, Nhiều nước quanh năm.
C, Thủy chế theo mùa.
D, Có trữ lượng phù sa lớn.
Giải thích:
Đặc điểm không đúng với sông ngòi nước ta là nhiều nước quanh năm. Sông ngòi nước ta có hai mùa lũ và mùa cạn phù hợp với mùa mưa và khô của khí hậu. Đáp án: B
Câu 27 [187423]: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm gió mùa ở nước ta?
A, Gió mùa mùa hạ có hướng chính là Đông Nam.
B, Gió mùa mùa hạ có nguồn gốc từ cao áp Xibia.
C, Gió mùa mùa đông thổi liên tục từ tháng 11 đến tháng 4.
D, Gió mùa mùa đông thổi từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4.
Giải thích:
A. Gió mùa mùa hạ có hướng chính là Đông Nam. → sai, hướng TN là chủ yếu.
B. Gió mùa mùa hạ có nguồn gốc từ cao áp Xibia. → sai, gió mùa mùa đông mới có nguồn gốc từ áp cao Xibia.
C. Gió mùa mùa đông thổi liên tục từ tháng 11 đến tháng 4. → sai, gió mùa không thổi liên tục mà thổi từng đợt.
D. Gió mùa mùa đông thổi từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4. → đúng. Đáp án: D
Câu 28 [187424]: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A, Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa, chế độ nước thất thường.
B, Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.
C, Sông ngòi dày đặc, có nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước ổn định.
D, Sông ngòi dày đặc, chủ yếu hướng tây bắc - đông nam và vòng cung.
Giải thích:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. A sai ở ít phù sa. C sai ở chế độ nước ổn định. D: hướng của sông ngòi không biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đáp án: B
Câu 29 [187425]: Gió tín phong nửa cầu Bắc chiếm ưu thế từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào Nam có hướng
A, Tây Bắc.
B, Tây Nam.
C, Đông Nam.
D, Đông Bắc.
Giải thích:
Gió tín phong nửa cầu Bắc chiếm ưu thế từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào Nam có hướng Đông Bắc. Đáp án: D
Câu 30 [187426]: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nào sau đây?
A, Công nghiêp.
B, Nông nghiệp.
C, Du lịch.
D, Giao thông vận tải.
Giải thích:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động nông nghiệp. Đáp án: B
Câu 31 [187427]: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?
A, Nhiều sông.
B, Phần lớn là sông nhỏ.
C, Giàu phù sa.
D, Ít phụ lưu.
Giải thích:
Sông ngòi nước ta nhiều phụ lưu. Đáp án: D
Câu 32 [187428]: Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu
A, cận nhiệt lục địa.
B, nhiệt đới ẩm.
C, ôn đới hải dương.
D, cận cực lục địa.
Giải thích:
Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện thuận lợi cho quá trình feralit hóa. Đáp án: B
Câu 33 [187429]: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?
A, Dày đặc.
B, Ít nước.
C, Giàu phù sa.
D, Thủy chế theo mùa.
Giải thích:
Sông ngòi nước ta nhiều nước, dày đặc, giàu phù sa và thủy chế theo mùa. Đáp án: B
Câu 34 [187430]: Mùa mưa vào thu - đông là đặc điểm của khu vực nào sau đây của nước ta?
A, Đông Bắc.
B, Đồng bằng Bắc Bộ.
C, Trung Bộ.
D, Tây Nguyên.
Giải thích:
Mùa mưa vào thu – đông là đặc điểm của khu vực Trung Bộ. Mùa mưa đến muộn hơn những khu vực khác. Đáp án: C
Câu 35 [187431]: Thời kì chuyển tiếp hoạt động giữa gió mùa Đông Bắc và Tây Nam là thời kì hoạt động mạnh của
A, gió mùa mùa đông.
B, gió mùa mùa hạ.
C, gió Mậu dịch.
D, gió địa phương.
Giải thích:
Thời kì chuyển tiếp hoạt động giữa gió mùa Đông Bắc và Tây Nam là thời kì hoạt động mạnh của gió Mậu dịch (tên gọi khác của gió Tín phong). Gió mậu dịch thổi quanh năm nhưng bị gió mùa lấn át, chỉ khi nào gió mùa suy yếu trong những thời kỳ chuyển tiếp thì gió Tín phong mới biểu hiện rõ rệt. Đáp án: C
Câu 36 [187432]: Mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là
A, đến muộn và kết thúc muộn.
B, đến muộn và kết thúc sớm.
C, đến sớm và kết thúc muộn.
D, đến sớm và kết thúc sớm.
Giải thích:
Mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là đến sớm và kết thúc muộn, do những dãy núi hình cánh cung đón gió. Đáp án: C
Câu 37 [187433]: Khu vực nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam?
A, Tây Nguyên.
B, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C, Tây Bắc.
D, Bắc Trung Bộ.
Giải thích:
Khu vực Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam. Gió phơn lúc này vượt núi trở nên khô, nóng. Đáp án: D
Câu 38 [187434]: Kiểu thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
A, gió mùa đông đi qua lục địa phương Bắc.
B, khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
C, khối khí lạnh di chuyển lệch đông qua biển.
D, ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ đến sớm.
Giải thích:
Kiểu thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta là do khối khí lạnh di chuyển lệch đông qua biển. Đây chính là gió mùa Đông Bắc khi đi qua biển biến tính nên trở nên ẩm hơn, tạo ra mùa đông lạnh ẩm ở miền Bắc Việt Nam. Đáp án: C
Câu 39 [187435]: Loại gió thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta là
A, gió mùa Đông Bắc.
B, Tín phong bán cầu Bắc.
C, gió mùa Tây Nam.
D, Tín phong bán cầu Nam.
Giải thích:
Loại gió thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta là Tín phong Bán cầu Bắc. Lúc này ở miền Bắc là mùa đông, tuy nhiên gió mùa đông bắc đã suy yếu khi đến dãy Bạch Mã nên không đủ sức ảnh hưởng ở phần lãnh thổ phía Nam nên gió Tín phong Bán cầu Bắc vẫn ảnh hưởn rõ rệt ở phần lãnh thổ phía Nam. Đáp án: B
Câu 40 [187436]: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở
A, cân bằng bức xạ luôn dương quanh năm.
B, lượng nhiệt Mặt Trời nhận được rất lớn.
C, Mặt Trời luôn cao trên đường chân trời.
D, Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm.
Giải thích:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện rõ nhất ở cân bằng bức xạ luôn dương quanh năm. Đáp án: A
Câu 41 [187437]: Gió Tây Nam hoạt động trong thời kì đầu mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ
A, khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
B, khối khí chí tuyến Bán cầu Nam.
C, khối khí nhiệt đới Nam Thái Bình Dương.
D, khối khí chí tuyến Bán cầu Bắc.
Giải thích:
Gió Tây Nam hoạt động trong thời kì đầu mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương. Đáp án: A
Câu 42 [187438]: Nguyên nhân chủ yếu làm tăng thêm tính bấp bênh của nông nghiệp nước ta là
A, khí hậu phân hóa theo Bắc - Nam và theo độ cao.
B, địa hình, đất trồng, sông ngòi có sự phân hóa rõ.
C, thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
D, đất trồng có nhiều loại và sinh vật rất phong phú.
Giải thích:
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng thêm tính bấp bênh của nông nghiệp nước ta là thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Thiên nhiên phân hóa cao, tính nhiệt đới ẩm là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh..phát triển làm tăng tính bấp bênh của nông nghiệp. Đáp án: C
Câu 43 [187439]: Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ nước ta?
A, Gió mùa Đông Bắc.
B, Tín phong bán cầu Bắc.
C, Gió phơn Tây Nam.
D, Gió mùa Tây Nam.
Giải thích:
Loại gió chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ nước ta là tín phong bán cầu Bắc. Gió mùa Đông Bắc gây lạnh, gió phơn ảnh hưởng ở Trung Bộ là chủ yếu và trong thời gian ngắn hơn. Gió mùa Tây nam ảnh hưởng chủ yếu ở mùa hạ. Đáp án: B
Câu 44 [187440]: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A, tổng bức xạ trong năm lớn.
B, hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
C, nền nhiệt độ cả nước cao.
D, khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
Giải thích:
Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. Còn các phương án A, B, C là do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến chứ không phải nằm trong khu vực gió mùa châu Á. Đáp án: D
Câu 45 [187441]: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do
A, địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn.
B, lượng mưa lớn, có các đồng bằng rộng.
C, có các đồng bằng rộng, đồi núi dốc lớn.
D, đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy.
Giải thích:
Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do địa hình đồi núi và lượng mưa lớn vì đây là hai yếu tố giúp hình thành sông. Đáp án: A
Câu 46 [187442]: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi đối với sông ngòi nước ta là
A, tạo dòng chảy mạnh.
B, có nhiều phụ lưu lớn.
C, tổng lượng cát bùn lớn.
D, tốc độ bào mòn rất nhỏ.
Giải thích:
Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi đối với sông ngòi nước ta là tổng lượng cát bùn lớn. Còn các phương án khác đều không phải là hệ quả. Đáp án: C
Câu 47 [187443]: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc tính của đất feralit ở nước ta?
A, Lớp phong hóa dày.
B, Đất thông khí thoát nước.
C, Giàu các chất bazơ.
D, Nhiều ôxit sắt, ôxit nhôm.
Giải thích:
Đất feralit có đặc tính là lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, nghèo các chất badơ, nhiều oxide sắt, nhôm; đất chua, dễ bị thoái hóa. Đáp án: C
Câu 48 [187444]: Nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là
A, Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
B, Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
C, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
D, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Giải thích:
Nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Đáp án: A
Câu 49 [187445]: Giữa Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm gì nổi bật?
A, Giống nhau về mùa mưa.
B, Đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô.
C, Giống nhau về mùa khô.
D, Đối lập nhau về mùa nóng và mùa lạnh.
Giải thích:
Giữa Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô do ảnh hưởng của gió và bức chắn địa hình Trường Sơn Nam. Đáp án: B
Câu 50 [187446]: Chế độ sông ngòi ở nước ta phân hóa theo mùa là do
A, địa hình có độ dốc lớn, nước mưa nhiều.
B, đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C, địa hình chủ yếu là đồi núi, mưa nhiều.
D, khí hậu phân hóa mùa mưa và mùa khô.
Giải thích:
Chế độ sông ngòi ở nước ta phân hóa theo mùa là do khí hậu phân hóa mùa mưa và mùa khô. “Sông ngòi là hàm số của khí hậu” nên khí hậu phân mùa dẫn đến sông ngòi cũng phân mùa. Đáp án: D
Câu 51 [187447]: Thời tiết nóng và khô ở ven biển Trung bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?
A, Gió mùa Đông Bắc.
B, Tín phong bán cầu Nam.
C, Gió Tây Nam đầu mùa.
D, Tín phong bán cầu Bắc.
Giải thích:
Thời tiết nóng và khô ở ven biển Trung bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió Gió Tây Nam đầu mùa gây ra. Đáp án: C
Câu 52 [187448]: Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
A, Hầu như kết thúc ở dãy Bạch Mã.
B, Chỉ hoạt động ở miền Bắc.
C, Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc.
D, Thổi liên tục suốt mùa đông.
Giải thích:
Gió mùa Đông Bắc thổi từng đợt chứ không liên tục. Đáp án: D
Câu 53 [187449]: Gió đầu mùa hạ hoạt động gây mưa lớn cho vùng
A, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B, Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
C, Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D, Nam Bộ và Tây Nguyên.
Giải thích:
Gió đầu mùa hạ hoạt động gây mưa lớn cho vùng Nam Bộ và Tây Nguyên. Đáp án: D
Câu 54 [187450]: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta
A, phát triển mạnh nền nông nghiệp ôn đới.
B, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
C, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
D, đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
Giải thích:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
A sai ở ôn đới.
B không liên quan nhiều đến khí hậu.
C khí hậu không phải yếu tố quyết định. Đáp án: D
Câu 55 [187451]: Sông ngòi nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A, Phần lớn sông đều dài dốc và dễ bị lũ lụt.
B, Có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
C, Lượng nước phân bố đồng đều ở các hệ thống sông.
D, Phần lớn sông chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.
Giải thích:
Sông ngòi nước ta có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
A. Phần lớn sông đều dài dốc và dễ bị lũ lụt → có nhiều sông ngắn, nhất là khu vực miền Trung,
B. Có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao → đúng.
C. Lượng nước phân bố đồng đều ở các hệ thống sông → phân bố không đều.
D. Phần lớn sông chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc → Tây Bắc – Đông Nam. Đáp án: B
Câu 56 [187452]: Gió mùa Đông Bắc làm cho thời tiết của miền Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A, Nửa đầu mùa đông mát mẻ, nửa sau mùa đông lạnh.
B, Mùa đông lạnh mưa nhiều, mùa hạ nóng và ít mưa.
C, Nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm.
D, Nửa đầu mùa đông nóng khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm.
Giải thích:
Gió mùa Đông Bắc làm cho thời tiết của miền Bắc nước ta nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm.
A. Nửa đầu mùa đông mát mẻ, nửa sau mùa đông lạnh. → sai ở mát mẻ
B. Mùa đông lạnh mưa nhiều, mùa hạ nóng và ít mưa. → gió mùa Đông Bắc không ảnh hưởng đến mùa hạ.
C. Nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm. → đúng.
D. Nửa đầu mùa đông nóng khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm. → sai ở nóng khô. Đáp án: C
Câu 57 [187453]: Loại gió nào sau đây vừa gây mưa cho vùng ven biển Trung bộ, vừa là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên?
A, Gió mùa Đông Bắc.
B, Tín phong bán cầu Nam.
C, Tín phong bán cầu Bắc.
D, Gió mùa Tây Nam.
Giải thích:
Tín phong bán cầu Bắc vừa gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, vừa là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Đáp án: C
Câu 58 [187454]: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long không trực tiếp gây ra hậu quả nào sau đây?
A, Xâm nhập mặn sâu vào trong đất liền.
B, Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
C, Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
D, Sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng.
Giải thích:
Mùa khô kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long không trực tiếp gây ra sâu bệnh, còn các phương án khác đều do khô hạn kéo dài gây ra. Đáp án: D
Câu 59 [187455]: Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta có lượng mưa lớn là do
A, nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.
B, địa hình có nhiều nơi đón gió từ biển.
C, các khối khí đi qua biển mang theo ẩm lớn.
D, vị trí địa lí nằm trong khu vực nội chí tuyến.
Giải thích:
Nước ta có lượng mưa lớn là do các khối khí đi qua biển mang theo ẩm lớn. Còn các phương án không phải là nguyên nhân chính. Vị trí địa lý nằm trong vùng nội chí tuyến chỉ quy định tính nhiệt đới của khí hậu nước ta. Đáp án: C
Câu 60 [187456]: Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa đông bắc xâm nhập sâu vào nước ta?
A, Phía bắc giáp Trung Quốc.
B, Các dãy núi chủ yếu có hướng Tây Bắc - Đông Nam.
C, Nước ta có nhiều đồi núi.
D, Hướng vòng cung của các dãy núi ở vùng Đông Bắc.
Giải thích:
Gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào nước ta nhờ hướng vòng cùng của các dãy núi Đông Bắc. Các dãy núi này đón gió mùa và đưa sâu vào trong lục địa. Đáp án: D