Đáp án Câu hỏi và bài tập rèn luyện - Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Câu 1 [358592]: Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư ở vùng đồng bằng nước ta?
A, Tỉ suất sinh cao hơn miền núi.
B, Có rất nhiều dân tộc ít người.
C, Mật độ dân số nhỏ hơn miền núi.
D, Chiếm phần lớn số dân cả nước.
Giải thích: Dân cư đồng bằng chiếm phần lớn số dân cả nước. A, B, C sai. Đáp án: D
Câu 2 [358593]: Dân số Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á sau các quốc gia nào sau đây?
A, Inđônêxia và Philippin.
B, Inđônêxia và Malaixia.
C, Inđônêxia và Thái Lan.
D, Inđônêxia và Mianma.
Giải thích: Dân số Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á sau Inđônêxia và Philippin. Đáp án: A
Câu 3 [358594]: Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta?
A, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B, Tây Nguyên.
C, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D, Bắc Trung Bộ.
Giải thích: Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta (111 người/ km2) TDMNBB (136 người/km2). (Số liệu năm 2021) Đáp án: B
Câu 4 [358595]: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta?
A, Không đều giữa đồng bằng với miền núi.
B, Mật độ dân số trung bình khá cao.
C, Trong một vùng, dân cư phân bố đồng đều.
D, Không đều giữa thành thị với nông thôn.
Giải thích: Trong một vùng, dân cư phân bố cũng không đồng đều. Đáp án: C
Câu 5 [343250]: Nguy cơ lớn nhất của tình trạng di dân tự do đến những vùng trung du và miền núi là
A, gia tăng sự mất cân đối tỷ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.
B, các vùng xuất cư thiếu hụt lao động nghiêm trọng.
C, khó khăn cho giải quyết việc làm ở vùng nhập cư.
D, tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị dễ bị suy giảm.
Giải thích: Nguy cơ lớn nhất của tình trạng di dân tự do đến những vùng trung du và miền núi là tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị dễ bị suy giảm. Đáp án: D
Câu 6 [358597]: Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A, Đồng bằng sông Hồng.
B, Đồng bằng sông Cửu Long.
C, Duyên hải Nam Trung Bộ.
D, Đông Nam Bộ.
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta. Đáp án: A
Câu 7 [358598]: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta hiện nay?
A, Có nhiều dân tộc ít người.
B, Gia tăng tự nhiên rất cao.
C, Dân tộc Kinh là đông nhất.
D, Có quy mô dân số lớn.
Giải thích: Gia tăng tự nhiên rất cao là sai, nước ta hiện nay đã có tỉ lệ sinh không còn quá cao. Đáp án: B
Câu 8 [505271]: Tỉ trọng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng
A, nhóm 0 - 14 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.
B, nhóm 0 - 14 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
C, nhóm 0 - 14 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
D, nhóm 0 - 14 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.
Giải thích: Nhóm 0 - 14 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng là xu hướng chuyển dịch của dân số nước ta hiện nay do tỉ lệ sinh của chúng ta đang giảm, dân số đang có xu hướng già hoá. Đáp án: B
Câu 9 [358600]: Mức gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A, Tuyên truyền, giáo dục dân số.
B, Dân số có xu hướng già hóa.
C, Kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
D, Ảnh hưởng của việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giải thích: Mức gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm chủ yếu do chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến các yếu tố khác. Đáp án: C
Câu 10 [358601]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân số nước ta?
A, Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
B, Gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm.
C, Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
D, Đang có biến đổi nhanh về cơ cấu theo nhóm tuổi.
Giải thích:
A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.⟶ đúng
B. Gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm. ⟶ đúng
C. Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn. ⟶ sai, chưa hợp lý.
D. Đang có biến đổi nhanh về cơ cấu theo nhóm tuổi. ⟶ đúng Đáp án: C
Câu 11 [358602]: Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng là do
A, có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn đồng bằng.
B, cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngành còn lạc hậu.
C, quỹ đất chủ yếu dành cho phát triển công nghiệp.
D, có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khó khăn.
Giải thích:
A. có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn đồng bằng. ⟶ sai, đồng bằng sớm hơn
B. cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngành còn lạc hậu. ⟶ không bao quát, nằm trong D
C. quỹ đất chủ yếu dành cho phát triển công nghiệp. ⟶ sai, không phải nguyên nhân chính
D. có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khó khăn. ⟶ nguyên nhân đúng và bao quát nhất Đáp án: D
Câu 12 [358603]: Phát biểu nào sau đây đúng về mật độ dân số nước ta?
A, Ngày càng giảm.
B, Ngày càng tăng.
C, Ít biến động.
D, Mật độ thấp.
Giải thích:
A. Ngày càng giảm.⟶ sai, đang tăng
B. Ngày càng tăng. ⟶ đúng
C. Ít biến động. ⟶ sai, có biến động
D. Mật độ thấp. ⟶ sai, mật độ cao Đáp án: B
Câu 13 [358604]: Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 trở lên ở nước ta có xu hướng tăng là do
A, tuổi thọ trung bình thấp.
B, hệ quả của tăng dân số.
C, tỉ lệ gia tăng dân số giảm.
D, mức sống được nâng cao.
Giải thích:
A. tuổi thọ trung bình thấp. ⟶ sai, tuổi thọ thấp không thể dẫn đến nhóm tuổi 60 tăng.
B. hệ quả của tăng dân số. ⟶ không phải cứ tăng dân số thì nhóm tuổi trên 60 sẽ tăng.
C. tỉ lệ gia tăng dân số giảm.⟶ sai, không phải cứ dân số giảm thì dân số trên 60 tăng
D. mức sống được nâng cao. ⟶ đúng, mức sống tăng nên tuổi thọ trung bình được nâng cao. Đáp án: D
Câu 14 [358605]: Gia tăng dân số trung bình ở nước ta cao nhất vào thời kì nào sau đây?
A, Từ 1943 đến 1954.
B, Từ 1954 đến 1960.
C, Từ 1960 đến 1970.
D, Từ 1970 đến 1975.
Giải thích: Thời kỳ 1954 - 1960 gia tăng dân số lên tới 3,9% dẫn tới bùng nổ dân số. Đáp án: B
Câu 15 [343251]: Nước ta có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống không tạo nên thế mạnh nào sau đây?
A, Phong tục tập quán rất đa dạng.
B, Đời sống văn hóa phong phú.
C, Có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
D, Lực lượng lao động dồi dào.
Giải thích: Nhiều thành phần dân tộc không dẫn tới lực lượng dồi dào mà điều này liên quan đến quy mô và tốc độ tăng dân số. Đáp án: D
Câu 16 [358607]: Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do
A, các dân tộc ít người có vai trò lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội.
B, các dân tộc ít người có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
C, sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch.
D, nhà nước chưa chú trọng vấn đề phát triển kinh tế ở đây.
Giải thích:
A. các dân tộc ít người có vai trò lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. ⟶ sai, các dân tộc đều có đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. các dân tộc ít người có kinh nghiệm sản xuất phong phú. ⟶ dân tộc nào cũng có những kinh nghiệm sản xuất riêng.
C. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch. ⟶ đúng, chính xác.
D. nhà nước chưa chú trọng vấn đề phát triển kinh tế ở đây. ⟶ sai, Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện. Đáp án: C
Câu 17 [343252]: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mật độ dân số trung bình của Đông Nam Bộ tăng nhiều nhất cả nước trong thời gian gần đây?
A, Gia tăng dân số tự nhiên cao.
B, Số người nhập cư tăng nhanh.
C, Cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại.
D, Công nghiệp phát triển nhanh.
Giải thích:
A. Gia tăng dân số tự nhiên cao. ⟶ sai, gia tăng dân số tự nhiên ở ĐNB không cao.
B. Số người nhập cư tăng nhanh. ⟶ đúng
C. Cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại. ⟶ sai, không phải nguyên nhân trực tiếp và quan trọng.
D. Công nghiệp phát triển nhanh. ⟶ sai, không phải nguyên nhân trực tiếp và quan trọng. Đáp án: B
Câu 18 [358609]: Nhân tố chính tạo nên sự khác biệt về mật độ dân số giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A, điều kiện tự nhiên.
B, trình độ phát triển kinh tế.
C, tính chất của nền kinh tế.
D, lịch sử khai thác lãnh thổ.
Giải thích: Nhân tố chính tạo nên sự khác biệt về mật độ dân số giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là lịch sử khai thác lãnh thổ. ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời hơn. Đáp án: D
Câu 19 [358610]: Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng đến vấn đề chủ yếu nào sau đây?
A, Việc phát triển giáo dục, y tế.
B, Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
C, Vấn đề giải quyết việc làm.
D, Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Giải thích: Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng đến vấn đề chủ yếu đến khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. Đáp án: B
Câu 20 [358611]: Tỉ trọng các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số nước ta theo thứ tự giảm dần là
A, dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động.
B, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động.
C, ngoài độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động.
D, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động.
Giải thích: Thứ tự lần lượt là trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động. Đáp án: B
Câu 21 [505272]: Dân cư nước ta phân bố
A, tương đối đồng đều ở các khu vực.
B, chủ yếu ở nông thôn với mật độ rất cao.
C, khác nhau giữa các khu vực.
D, chỉ tập trung ở đồng bằng ven biển.
Giải thích:
A. tương đối đồng đều ở các khu vực.⟶ sai, không đồng đều
B. chủ yếu ở nông thôn với mật độ rất cao. ⟶ sai, mật độ dân số ở nông thôn không cao
C. khác nhau giữa các khu vực. ⟶ đúng
D. chỉ tập trung ở đồng bằng ven biển. ⟶ tập trung ở đồng bằng ven biển (duyên hải) và đồng bằng hạ lưu sông nữa (châu thổ). Đáp án: C
Câu 22 [358613]: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng
A, bùng nổ dân số.
B, ô nhiễm môi trường.
C, già hóa dân cư.
D, tăng trưởng kinh tế chậm.
Giải thích: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Đáp án: A
Câu 23 [358614]: Ở đâu có mật độ dân số thấp nhất nước ta?
A, Tây Bắc.
B, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C, Tây Nguyên.
D, Đông Bắc.
Giải thích: Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta. Lưu ý nếu tính toàn vùng thì mật độ dân số của TDMNBB cao hơn Tây Nguyên, nhưng tách riêng Tây Bắc thì mật độ dân số thấp hơn Tây Nguyên. Đáp án: A
Câu 24 [358615]: Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là
A, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
B, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
C, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
D, In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
Giải thích: In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin là hai quốc gia đông dân nhất ĐNA, thứ ba là VN. Đáp án: C
Câu 25 [358616]: Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đang có xu hướng
A, giảm dần nhưng còn cao.
B, tăng dần nhưng chậm.
C, tăng và ở mức cao.
D, giảm dần và khá thấp.
Giải thích: Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đang có xu hướng giảm và thấp dần. Ông Mai Trung Sơn, Phó vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Cục Dân số, hôm 26/12, cho biết tỷ lệ tăng dân số Việt Nam giảm mạnh từ mức rất cao 3,9% (1960) xuống còn 1,14% (2019) và 0,95% (2021). Tổng cục Thống kê cũng dự báo, ở phương án mức sinh trung bình, đến năm 2069, tỷ lệ tăng dân số bình quân Việt Nam sẽ về 0. Trong khi nếu ở phương án mức sinh thấp, chỉ 35 năm nữa, Việt Nam sẽ đối mặt với thực tế tỷ lệ tăng dân số ở mức âm. Liên Hợp Quốc dự báo năm 2500 dân số Việt Nam chỉ còn 3,6 triệu người, bằng tỉnh Nghệ An bây giờ, nếu mức sinh tiếp tục giảm. Đáp án: D
Câu 26 [358617]: Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc chủ yếu do
A, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, lịch sử khai thác muộn.
B, nhiều thiên tai, địa hình hiểm trở, có ít tài nguyên khoáng sản.
C, nền kinh tế còn lạc hậu, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo.
D, khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai, là địa cư trú của nhiều dân tộc ít người.
Giải thích: Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc chủ yếu do nền kinh tế còn lạc hậu, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo. Đây là phương án bao quát nhất đầy đủ cả điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đáp án: C
Câu 27 [358618]: Gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm không phải là do
A, chính sách phát triển kinh tế.
B, xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu.
C, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
D, trình độ nhận thức của người dân dần được nâng cao.
Giải thích: Gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm không phải là do chính sách phát triển kinh tế, vì chính sách kinh tế ảnh hưởng chính đến phạm vi kinh tế, còn B, C, D mới dẫn đến sự gia tăng dân số tự nhiên. Đáp án: A
Câu 28 [505273]: Phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến
A, việc sử dụng lao động.
B, mức gia tăng dân số tự nhiên.
C, mức sinh.
D, quy mô dân số của cả nước.
Giải thích: Phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động, còn không ảnh hưởng đến B, C, D. Đáp án: A
Câu 29 [343253]: Nước ta có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống đã tạo nên thế mạnh chủ yếu nào sau đây?
A, Lao động cần cù, thị trường đa dạng.
B, Đa dạng hóa hàng thủ công, mỹ nghệ.
C, Văn hóa, phong tục tập quán đa dạng.
D, Lao động cần cù, nhiều kinh nghiệm.
Giải thích:
A. Lao động cần cù, thị trường đa dạng. ⟶ không liên quan đến thành phần dân tộc.
B. Đa dạng hóa hàng thủ công, mỹ nghệ. ⟶ không liên quan nhiều đến thành phần dân tộc.
C. Văn hóa, phong tục tập quán đa dạng. ⟶ đúng.
D. Lao động cần cù, nhiều kinh nghiệm. ⟶ không phân biệt theo thành phần dân tộc. Đáp án: C
Câu 30 [343254]: Nhóm tuổi từ 60 trở lên trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng do
A, quy mô dân số nước ta đông.
B, mức sống được nâng lên.
C, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh.
D, nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
Giải thích: Nhóm tuổi từ 60 trở lên trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng do mức sống được nâng lên ⟶ tuổi thọ được nâng cao. Đáp án: B
Câu 31 [358622]: Đối với đồng bào các dân tộc, vấn đề mà nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm là
A, các dân tộc ít người sống tập trung ở miền núi.
B, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng.
C, sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội.
D, sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi.
Giải thích: Đối với đồng bào các dân tộc, vấn đề mà nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm là sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đáp án: C
Câu 32 [358623]: Dân số nước ta có nhiều thành phần dân tộc không tạo ra thuận lợi nào sau đối với phát triển kinh tế - xã hội?
A, Đời sống tinh thần của người dân phong phú.
B, Tạo ra tài nguyên nhân văn phát triển du lịch.
C, Kinh nghiệm sản xuất phong phú.
D, Nguồn lao động đông, tăng nhanh.
Giải thích: Dân số nước ta có nhiều thành phần dân tộc không tạo ra nguồn lao động động, tăng nhanh mà điều này được tạo ra từ quy mô dân số và tốc độ tăng dân số. Đáp án: D
Câu 33 [343255]: Vùng núi và cao nguyên nước ta có dân cư thưa thớt chủ yếu là do
A, lịch sử khai thác muộn, trình độ dân trí thấp.
B, giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển.
C, đô thị hóa diễn ra chậm, ít các thành phố lớn.
D, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở vật chất nghèo nàn.
Giải thích: Vùng núi và cao nguyên nước ta có dân cư thưa thớt chủ yếu là do giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, đây là nguyên nhân bao quát nhất. Đáp án: B
Câu 34 [358625]: Dân cư nước ta có nhiều thành phần dân tộc gây khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A, Khác biệt về tập quán canh tác.
B, Khác biệt văn hóa.
C, Khác biệt ngôn ngữ.
D, Chênh lệch trình độ phát triển.
Giải thích: Chênh lệch trình độ phát triển là khó khăn chủ yếu nhất. Đáp án: D
Câu 35 [343256]: Nước ta có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống đã tạo nên thế mạnh chủ yếu nào sau đây?
A, Lao động cần cù, thị trường đa dạng.
B, Đa dạng hóa hàng thủ công, mỹ nghệ.
C, Văn hóa, phong tục tập quán đa dạng.
D, Lao động cần cù, nhiều kinh nghiệm.
Giải thích: Nước ta có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống đã tạo nên thế mạnh về văn hoá và phong tục tập quán đa dạng. Đáp án: C
Câu 36 [343257]: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng lớn đến
A, cơ cấu dân số, sử dụng lao động.
B, mức gia tăng dân số, phát triển giáo dục.
C, sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
D, truyền thống sản xuất, phong tục tập quán.
Giải thích: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng lớn đến sử dụng lao động và khai thác tài nguyên. Đáp án: C
Câu 37 [505274]: Vùng núi và cao nguyên nước ta có dân cư thưa thớt không phải là do
A, giao thông khó khăn.
B, khí hậu khắc nghiệt.
C, kinh tế chậm phát triển.
D, ít cơ hội việc làm.
Giải thích: Vùng núi và cao nguyên nước ta có dân cư thưa thớt không phải là do khí hâụ khắc nghiệt, vì khí hậu không phải miền núi và cao nguyên ở đâu cũng khắc nghiệt. Đáp án: B
Câu 38 [343259]: Nước ta có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống không tạo nên thế mạnh nào sau đây?
A, Phong tục tập quán rất đa dạng.
B, Đời sống văn hóa phong phú.
C, Có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
D, Lực lượng lao động dồi dào.
Giải thích: Nước ta có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống không tạo nên thế mạnh lực lượng lao động dồi dào, vì lực lượng lao động dồi dào được tạo nên từ quy mô và tốc độ tăng dân số chứ không do nhiều thành phần dân tộc. Đáp án: D
Câu 39 [343260]: Tốc độ gia tăng dân số của nước ta đã giảm nhưng số người tăng thêm hàng năm vẫn nhiều do
A, các luồng di cư lớn.
B, quy mô dân số lớn.
C, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
D, mức sinh cao, mức tử thấp và ổn định.
Giải thích: Tốc độ gia tăng dân số của nước ta đã giảm nhưng số người tăng thêm hàng năm vẫn nhiều do quy mô dân số lớn, nên dù tốc độ gia tăng thấp thì số lượng tăng lên vẫn còn nhiều. Đáp án: B
Câu 40 [343261]: Nhóm tuổi từ 60 trở lên trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng do
A, quy mô dân số nước ta đông.
B, mức sống được nâng lên.
C, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh.
D, nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
Giải thích: Nhóm tuổi từ 60 trở lên trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng do mức sống nâng lên ⟶ tuổi thọ nâng lên. Đáp án: B