Câu 1 [593066]: Trình tự nào sau đây đúng khi nói về các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao
A, tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.
B, tế bào → cơ thể → quần xã → quần thể → hệ sinh thái → sinh quyển.
C, tế bào → cơ thể → quần thể → hệ sinh thái → sinh quyển → quần xã.
D, tế bào → cơ thể → hệ sinh thái → sinh quyển → quần thể → quần xã.
Đáp án: A
Câu 2 [593067]: Mọi tổ chức sống luôn là hệ mở vì có khả năng
A, tự điều chỉnh.
B, trao đổi chất với môi trường.
C, biến đổi và liên tục tiến hoá.
D, sinh sản, cảm ứng và vận động.
Đáp án: B
Câu 3 [593068]: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A, Nguyên tắc thứ bậc.
B, Nguyên tắc mở.
C, Nguyên tắc tự điều chỉnh.
D, Nguyên tắc bổ sung.
Đáp án: A
Câu 4 [593069]: Cho các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hoá.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hoá.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.
A, 5.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
Đáp án: C
Câu 5 [593070]: Đặc tính nào sau đây quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống?
A, Trao đổi chất và năng lượng.
B, Sinh sản.
C, Sinh trưởng và phát triển.
D, Khả năng tự điều chỉnh.
Đáp án: D
Câu 6 [593071]: Tập hợp các con cá rô phi trong ao thuộc cấp tổ chức sống nào dưới đây?
A, Quần xã.
B, Quần thể.
C, Hệ sinh thái.
D, Cơ thể.
Đáp án: B
Câu 7 [593072]: Cho các cấp tổ chức của thế giới sống:
(1) Cơ thể.
(2) Tế bào.
(3) Quần thể.
(4) Quần xã.
(5) Hệ sinh thái.
Các cấp tổ chức sống được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao là
(1) Cơ thể.
(2) Tế bào.
(3) Quần thể.
(4) Quần xã.
(5) Hệ sinh thái.
Các cấp tổ chức sống được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao là
A, (2), (1), (3), (4), (5).
B, (1), (2), (3), (4), (5).
C, (5), (4), (3), (2), (1).
D, (2), (3), (4), (5), (1).
Đáp án: A
Câu 8 [593073]: Cho các nhận định sau đây về các cấp độ tổ chức của thế giới sống:
(1) Các cấp tổ chức sống cơ bản gồm phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
(2) Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tổ tiên ban đầu.
(3) Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên là nguyên tắc thứ bậc.
(4) Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là hệ thống mở, tự điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc và chức năng, với môi trường sống và liên tục tiến hoá.
(5) Các cấp độ tổ chức sống có cấu trúc không ổn định, thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập gọi là cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
(1) Các cấp tổ chức sống cơ bản gồm phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
(2) Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tổ tiên ban đầu.
(3) Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên là nguyên tắc thứ bậc.
(4) Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là hệ thống mở, tự điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc và chức năng, với môi trường sống và liên tục tiến hoá.
(5) Các cấp độ tổ chức sống có cấu trúc không ổn định, thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập gọi là cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 3
Câu 9 [593074]: Ở một loài chim, ban đầu có 10000 cá thể sống ở vùng (A), sau 5 năm, quần thể này đạt số lượng 30000 cá thể tăng nhanh dẫn đến nguồn thức ăn trong môi trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên đã có 15000 cá thể di cư sang vùng (B) để tìm môi trường sống mới. Sự di cư của loài chim liên quan đến đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?

( Nguồn sách giáo khoa chân trời sáng tạo)

( Nguồn sách giáo khoa chân trời sáng tạo)
A, Thế giới sống liên tục tiến hóa.
B, Hệ thống tự điều chỉnh.
C, Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
D, Hệ thống mở.
Đáp án: B
Câu 10 [593075]: Trong các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống, cấp tổ chức nào là cơ bản nhất?
A, Cơ thể.
B, Quần thể.
C, Tế bào.
D, Quần xã.
Đáp án: C
Câu 11 [593076]: Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ?
A, Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
B, Là đơn vị chức năng của tế bào sống.
C, Được cấu tạo từ các mô.
D, Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử vào bào quan.
Đáp án: C
Câu 12 [593077]: Cho thông tin sau: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa, tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng, tiếp đó là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới". Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?
A, Thế giới sống liên tục tiến hóa.
B, Hệ thống tự điều chỉnh.
C, Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
D, Hệ thống mở.
Đáp án: B
Câu 13 [593078]: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là
A, chúng có cấu tạo phức tạp.
B, chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
C, ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
D, chúng có cấu tạo đơn giản.
Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống. Đáp án: C
Câu 14 [593079]: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:
(1) quần xã.
(2) quần thể.
(3) cơ thể.
(4) hệ sinh thái.
(5) tế bào.
Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là
(1) quần xã.
(2) quần thể.
(3) cơ thể.
(4) hệ sinh thái.
(5) tế bào.
Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là
A, (5) => (3) => (2) => (1) => (4).
B, (5) => (2) => (1) => (4) => (3).
C, (5) => (2) => (3) => (1) => (4).
D, (5) => (2) => (3) => (4) => (1).
Các cấp tổ chức theo trình tự từ nhỏ đến lớn là:
Tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái.
Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Các nhà khoa học tách riêng thylakoid của lục lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất nền của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa thylakoid ở các điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện ở hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một chất X được tiêm vào môi trường đang được chiếu sáng.


Câu 15 [593080]: Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầug thí nghiệm, pH của môi trường tăng lên khi thylakoid được chiếu sáng. Điều này có thể giải thích điều gì về cơ chế quang hợp trong thylakoid?
A, Tăng độ pH cho thấy rằng quá trình quang hợp đã xảy ra và nồng độ ion H+ trong môi trường giảm do ion H+ được tiêu thụ để tạo thành ATP và NADPH.
B, Tăng độ pH cho thấy rằng quang hợp làm giảm nồng độ nước trong môi trường, do đó làm giảm ion H+ và làm tăng pH.
C, Tăng độ pH cho thấy rằng quá trình quang hợp không xảy ra và các ion H⁺ bị tiêu tốn làm giảm pH của môi trường.
D, Tăng độ pH cho thấy rằng quang hợp đã làm giảm nồng độ oxygene trong môi trường, dẫn đến sự tăng pH.
Khi chiếu sáng, xảy ra phản ứng pha sáng của quá trình quang hợp → chuỗi truyền điện tử trên màng thylakoid sẽ hoạt động, bơm ion H+ từ môi trường bên ngoài vào xoang thylakoid → nồng độ ion H+ ở môi trường chứa pH giảm → pH tăng.
Phản ứng chuỗi truyền điện tử trên màng thylakoid hoạt động → tạo ATP và NADPH Đáp án: A
Phản ứng chuỗi truyền điện tử trên màng thylakoid hoạt động → tạo ATP và NADPH Đáp án: A
Câu 16 [593081]: Chất X là chất ức chế quá trình nào dưới đây?
A, Quá trình tổng hợp enzyme rubisco.
B, Quá trình phân huỷ NADPH.
C, Quá trình phosphoryl hoá oxy hoá.
D, Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hoá I và hệ quang hoá II.
Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hoá II với hệ quang hoá I sẽ ngăn cản quá trình vận chuyển ion H+ vào trong xoang thylakoid.
→ Tăng nồng độ ion H+ trong môi trường chứa thylakoid tăng (do các ion H+ được vận chuyển vào xoang thylakoid sẽ lại được đi ra ngoài môi trường qua kênh ATP synthease và tổng hợp ATP) → kết quả pH ở môi trường chứa thylakoid giảm. Đáp án: D
→ Tăng nồng độ ion H+ trong môi trường chứa thylakoid tăng (do các ion H+ được vận chuyển vào xoang thylakoid sẽ lại được đi ra ngoài môi trường qua kênh ATP synthease và tổng hợp ATP) → kết quả pH ở môi trường chứa thylakoid giảm. Đáp án: D
Câu 17 [593082]: Chất X đã được chứng minh là một chất kích thích quang hợp. Dựa trên cơ chế tác động của chất X, bạn sẽ lựa chọn chiến lược nào dưới đây để tối ưu hóa năng suất cây trồng?
A, Sử dụng chất X kết hợp với các biện pháp làm giảm sự thoát hơi nước (như phủ mulching) để tăng cường hoạt động của quang hệ II, từ đó cải thiện hiệu quả quang hợp và tăng năng suất cây trồng.
B, Sử dụng chất X trong điều kiện ánh sáng yếu và bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng để tăng cường quang hợp và cải thiện năng suất cây trồng.
C, Áp dụng chất X vào cây trồng trong điều kiện ánh sáng mạnh và đồng thời giảm cung cấp nước để tăng cường hoạt động của quang hệ II, dẫn đến tăng năng suất.
D, Phun chất X vào cây trồng vào ban đêm để cải thiện quá trình quang hợp, từ đó làm tăng năng suất cây trồng.
Chất X kích thích quang hợp bằng cách tác động vào quang hệ II, làm tăng hiệu quả quang hợp và sản xuất ATP và NADPH cần thiết cho sự tổng hợp carbohydrate. Để tối ưu hóa năng suất cây trồng, nên kết hợp việc sử dụng chất X với các biện pháp giảm thiểu sự thoát hơi nước, như phủ mulching, để đảm bảo cây trồng có đủ nước và điều kiện tối ưu cho quang hợp. Điều này giúp tăng cường hiệu quả quang hợp và cải thiện năng suất cây trồng. Đáp án: A