Câu 1 [593083]: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là
A, C, H, O, P.
B, C, H, O, N.
C, O, P, C, N.
D, H, O, N, P.
Đáp án: B
Câu 2 [593084]: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống, các phân tử nước dễ dàng liên kết với nhau và liên kết với nhiều phân tử khác nhờ tính chất nào sau đây?
A, Tính dẫn điện.
B, Tính phân cực.
C, Tính dẫn nhiệt.
D, Tính gắn kết.
Đáp án: B
Câu 3 [593085]: Chất dự trữ của thực vật là loại Carbohydrate nào sau đây?
A, Monosacccharide.
B, Polysacccharide.
C, Disacccharide.
D, Aminoacid.
Đáp án: B
Câu 4 [593086]: Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid là hợp chất nào sau đây?
A, Nucleotide.
B, Amino acid.
C, Glucose.
D, Glycerol.
Đáp án: A
Câu 5 [593087]: Loại Nucleic acid nào chiếm khoảng 80% trong tổng số RNA trong tế bào, là thành phần cấu tạo của ribosome?
A, rRNA.
B, mRNA.
C, tRNA.
D, DNA.
Đáp án: A
Câu 6 [593088]: Ở tế bào nhân sơ, đôi cấu trúc – chức năng nào không ghép được với nhau?
A, Thành tế bào – bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.
B, Thành tế bào – duy trì hình dạng của tế bào vi khuẩn.
C, Ribosome – mang thông tin di truyền của tế bào.
D, Lông, roi – có vai trò thực hiện di chuyển của tế bào.
Đáp án: C
Câu 7 [593089]: Trong tế bào sống có
1. các ribosome.
2. tổng hợp ATP.
3. màng tế bào.
4. màng nhân.
5. các intron.
6. DNA polymerase.
7. lông, roi.
8. ti thể.
Những thành phần có thể có trong cả tế bào sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là
1. các ribosome.
2. tổng hợp ATP.
3. màng tế bào.
4. màng nhân.
5. các intron.
6. DNA polymerase.
7. lông, roi.
8. ti thể.
Những thành phần có thể có trong cả tế bào sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là
A, 1, 2, 3, 6, 7.
B, 1, 2, 3, 5, 7, 8.
C, 1, 2, 3, 4, 7.
D, 1, 3, 5, 6.
Đáp án: A
Câu 8 [593090]: Cho các phát biểu sau:
(A) HIV có thể tìm thấy trong máu, tinh dịch, dịch nhày âm đạo của người nhiễm virus này.
(B) Quá trình lên men glucose cũng giải phóng một số năng lượng bằng quá trình hô hấp kị khí của chính sinh vật ấy.
(C) Một sản phẩm dị hoá của các acid amine chứa lưu huỳnh là H2S.
(D) Xà phòng là chất diệt khuẩn.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
(A) HIV có thể tìm thấy trong máu, tinh dịch, dịch nhày âm đạo của người nhiễm virus này.
(B) Quá trình lên men glucose cũng giải phóng một số năng lượng bằng quá trình hô hấp kị khí của chính sinh vật ấy.
(C) Một sản phẩm dị hoá của các acid amine chứa lưu huỳnh là H2S.
(D) Xà phòng là chất diệt khuẩn.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 2
(A) Đúng. Vì thế HIV có thể lan truyền dọc (di truyền) và lan truyền ngang (tiếp xúc tình dục, truyền máu, chung kim tiêm chích ma tuý . . .)
(B) Sai. Hiệu quả năng lượng khi lên men chỉ vào khoảng 2%, vì phần lớn năng lượng còn ở trong các sản phẩm lên men, còn khi hô hấp kị khí nhìn chung hiệu quả là 30% (Ví dụ như trường hợp hô hấp nitrate), ở đây cơ chất được oxi hoá tương đối hoàn toàn nhờ oxygene trong các hợp chất nitrate, sulphate . . .
(C) Đúng. Các acid amine chứa lưu huỳnh (cystein, cystine, methionone) được biến đổi dị hoá cho ra H2S.
(D) Sai. Về thực chất, tác dụng loại khuẩn là do hiệu quả cơ học nhờ các bọt tạo nên cuốn các vi sinh vật rửa trôi đi.
(A) Đúng. Vì thế HIV có thể lan truyền dọc (di truyền) và lan truyền ngang (tiếp xúc tình dục, truyền máu, chung kim tiêm chích ma tuý . . .)
(B) Sai. Hiệu quả năng lượng khi lên men chỉ vào khoảng 2%, vì phần lớn năng lượng còn ở trong các sản phẩm lên men, còn khi hô hấp kị khí nhìn chung hiệu quả là 30% (Ví dụ như trường hợp hô hấp nitrate), ở đây cơ chất được oxi hoá tương đối hoàn toàn nhờ oxygene trong các hợp chất nitrate, sulphate . . .
(C) Đúng. Các acid amine chứa lưu huỳnh (cystein, cystine, methionone) được biến đổi dị hoá cho ra H2S.
(D) Sai. Về thực chất, tác dụng loại khuẩn là do hiệu quả cơ học nhờ các bọt tạo nên cuốn các vi sinh vật rửa trôi đi.
Câu 9 [593091]: Những thành phần nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?
1. Màng sinh chất
2. Thành tế bào
3. Lục lạp
4. Không bào
5. Ty thể
1. Màng sinh chất
2. Thành tế bào
3. Lục lạp
4. Không bào
5. Ty thể
A, 2, 3.
B, 3, 5.
C, 1, 4.
D, 3, 4.
Đáp án: A
Câu 10 [593092]: Đặc điểm không có ở vận chuyển thụ động là
A, cùng chiều gradient nồng độ.
B, tiêu tốn năng lượng ATP.
C, cần có protein vận chuyển.
D, tốc độ vận chuyển phụ thuộc gredient.
Đáp án: B
Câu 11 [593093]: Vai trò của enzyme là gì?
A, Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
B, Cấu trúc của các chất hữu cơ trong cơ thể.
C, Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D, Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Đáp án: A
Câu 12 [593094]: Tại sao khi muối chua rau quả người ta thường đổ ngập nước và đậy kín?
A, Tạo điều kiện kỵ khí cho vi khuẩn lactic phát triển.
B, Tạo điều kiện kỵ khí cho quá trình lên men.
C, Cung cấp đủ nước cho vi khuẩn sinh sản.
D, Tránh ánh sáng cho vi khuẩn lactic phát triển.
Đáp án: A
Câu 13 [593095]: Các loại màng ở các cấu trúc khác nhau của một tế bào nhân chuẩn khác nhau ở chỗ
A, photpholipid chỉ có ở một số loại màng.
B, chỉ có một số màng được cấu tạo từ phân tử lưỡng cực.
C, mỗi loại màng có những phân tử protein đặc trưng.
D, chỉ có một số màng có tính bán thấm.
Màng sinh chất có cấu trúc là lớp phospholipid kép, sắp xếp theo kiểu đầu kị nước quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài, hình thành nên bộ khung của màng.
Các phân tử phospholipid có thể di chuyển qua lại tạo nên tính vừa ổn định vừa mềm dẻo của màng sinh chất (tính động của màng sinh chất).
Protein trong màng sinh chất rất đa dạng, chúng phân bố khảm vào khung lipid, mỗi loại màng có những loại protein đặc trưng. Đáp án: C
Các phân tử phospholipid có thể di chuyển qua lại tạo nên tính vừa ổn định vừa mềm dẻo của màng sinh chất (tính động của màng sinh chất).
Protein trong màng sinh chất rất đa dạng, chúng phân bố khảm vào khung lipid, mỗi loại màng có những loại protein đặc trưng. Đáp án: C
Câu 14 [593096]: Màng sinh chấtcủa tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi
A, các phân tử protein và acid nucleic.
B, các phân tử photpholipid và acid nucleic.
C, các phân tử protein và photpholipid.
D, các phân tử protein.
Màng sinh chất có cấu trúc là lớp phospholipid kép, sắp xếp theo kiểu đầu kị nước quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài, hình thành nên bộ khung của màng.
Các phân tử phospholipid có thể di chuyển qua lại tạo nên tính vừa ổn định vừa mềm dẻo của màng sinh chất (tính động của màng sinh chất).
Protein trong màng sinh chất rất đa dạng, chúng phân bố khảm vào khung lipid, có 2 cách bám: xuyên màng hoặc bán xuyên màng.
Ngoài 2 thành phần chính trên thì ở tế bào động vật, còn có thêm cholesteron làm tăng tính vững chắc của màng tế b Đáp án: C
Các phân tử phospholipid có thể di chuyển qua lại tạo nên tính vừa ổn định vừa mềm dẻo của màng sinh chất (tính động của màng sinh chất).
Protein trong màng sinh chất rất đa dạng, chúng phân bố khảm vào khung lipid, có 2 cách bám: xuyên màng hoặc bán xuyên màng.
Ngoài 2 thành phần chính trên thì ở tế bào động vật, còn có thêm cholesteron làm tăng tính vững chắc của màng tế b Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của 1 loại protein được giải phóng bởi một loại tế bào động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại protein đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hormone vào tế bào. Trước khi cho hormone vào, cô ấy đánh dấu protein trong tế bảo bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. Nhờ đó, cô ấy quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hormone, thuốc nhuộm cũng được quan sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo mảng sinh chất.
Câu 15 [593097]: Cấu trúc mà nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trước khi tiêm hormone là bào quan nào?
A, Lưới nội chất và ti thể.
B, Lưới nội chất và bộ máy Golgi.
C, Bộ máy Golgi và lysosome.
D, Lưới nội chất và khung xương tế bào.
Các phiến dẹt phẳng và ống gợi ý lưới nội chất (đặc biệt là lưới nội chất hạt), và các cụm túi dẹt là mô tả điển hình của bộ máy Golgi. Đây là các bào quan liên quan đến sự tổng hợp, xử lý, và vận chuyển protein. Đáp án: B
Câu 16 [593098]: Vai trò của hormone được nhà khoa học tiêm vào tế bào trong thí nghiệm trên là gì?
A, Hormone kích thích quá trình tổng hợp protein ở các bào quan mà cô quan sát được.
B, Hormone thúc đẩy quá trình phân giải protein và giải phóng sản phẩm.
C, Hormone kích thích quá trình xuất bào, chi phối quá trình vận chuyển và giải phóng protein.
D, Hormone làm thay đổi cấu trúc màng tế bào cho phép protein tự do khuếch tán ra ngoài môi trường.
Sau khi được tiêm vào, các chấm nhỏ (protein) tụm lại dọc theo màng sinh chất và xuất hiện bên ngoài môi trường chứng tỏ có sự bài tiêt loại protein này ra khỏi tế bào bằng con đường xuất bào và chịu sự chi phối bởi hormone. Đáp án: C
Câu 17 [593099]: Khi phân tích di truyền của cá thể khác thuộc loài trên, nhà khoa học nhận thấy một vài cá thể có tế bào bị đột biến genee VPS13B, genee này cung cấp thông tin hướng dẫn để tạo ra một loại protein tham gia vào cấu trúc của cơ quan hình ống mà cô đang nghiên cứu ở trên. Đột biến này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tế bào?
A, Đột biến trong genee VPS13B sẽ làm tăng khả năng xuất bào của tế bào, dẫn đến sự giảm nồng độ protein trong cấu trúc hình ống và tăng nồng độ protein trong môi trường nuôi cấy.
B, Đột biến trong genee VPS13B không ảnh hưởng đến chức năng của cấu trúc hình ống hoặc sự xuất bào của tế bào.
C, Đột biến trong genee VPS13B sẽ làm tăng khả năng tổng hợp protein trong cấu trúc hình ống, dẫn đến sự gia tăng lượng protein ra khỏi tế bào.
D, Đột biến trong genee VPS13B sẽ làm giảm khả năng tổng hợp và vận chuyển protein ra khỏi tế bào, dẫn đến sự tích tụ của các protein trong các cấu trúc mà cô quan sát.
Genee VPS13B mã hóa một protein quan trọng trong cấu trúc của bộ máy Golgi. Đột biến trong genee này có thể làm gián đoạn cấu trúc và chức năng của bộ máy Golgi, dẫn đến sự tích tụ các protein chưa được xử lý và đóng gói trong lưới nội chất và bộ máy Golgi, do không thể xuất bào hiệu quả ra khỏi tế bào. Đáp án: D