Câu 1 [593117]: Lưới nội chất là
A, hệ thống ống bên trong tế bào tạo nên các ống và xoang dẹt thông với nhau.
B, hệ thống mạng lưới bên trong tế bào tạo nên các ống và xoang dẹt thông với nhau.
C, hệ thống những con đường bên trong tế bào tạo nên các ống và xoang dẹp thông với nhau.
D, hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên các ống và xoang dẹt thông với nhau.
Mạng lưới nội chất là hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau. Có 2 loại lưới nội chất là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
Lưới nội chất hạt có nhiều ribosome có chức năng tổng hợp protein.
Lưới nội chất trơn có nhiều loại enzyme thực hiện chức năng tổng hợp lipid chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại. Đáp án: D
Lưới nội chất hạt có nhiều ribosome có chức năng tổng hợp protein.
Lưới nội chất trơn có nhiều loại enzyme thực hiện chức năng tổng hợp lipid chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại. Đáp án: D
Câu 2 [593118]: Mạng lưới nội chất trơn có chức năng gì
A, tổng hợp lipid.
B, tổng hợp protein.
C, tổng hợp glucose.
D, tổng hợp enzyme.
Mạng lưới nội chất là hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau. CÓ 2 loại lưới nội chất là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
Lưới nội chất hạt có nhiều ribosome có chức năng tổng hợp protein.
Lưới nội chất trơn có nhiều loại enzyme thực hiện chức năng tổng hợp lipid chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại. Đáp án: A
Lưới nội chất hạt có nhiều ribosome có chức năng tổng hợp protein.
Lưới nội chất trơn có nhiều loại enzyme thực hiện chức năng tổng hợp lipid chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại. Đáp án: A
Câu 3 [593119]: Chức năng chính của mạng lưới nội chất trơn là
A, tổng hợp glucose, acid nucleic.
B, tổng hợp protein, glucose, acid nucleic và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
C, tổng hợp acidnucleic.
D, tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
Mạng lưới nội chất là hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau. Có 2 loại lưới nội chất là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
Lưới nội chất trơn có nhiều loại enzyme thực hiện chức năng tổng hợp lipid chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại.
Lưới nội chất trơn hình thành perosisome chứa các enzyme đặc hiệu tham gia quá trình chuyển hóa lipid hoặc khử độc cho tế bào.
Tổng hợp protein là chức năng của mạng lưới nội chất hạt. Đáp án: D
Lưới nội chất trơn có nhiều loại enzyme thực hiện chức năng tổng hợp lipid chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại.
Lưới nội chất trơn hình thành perosisome chứa các enzyme đặc hiệu tham gia quá trình chuyển hóa lipid hoặc khử độc cho tế bào.
Tổng hợp protein là chức năng của mạng lưới nội chất hạt. Đáp án: D
Câu 4 [593120]: Thành phần hóa học chính của màng sinh chất là
A, Cellulose.
B, Chitin.
C, Peptidogylcan.
D, Phospholipid.
Màng sinh chất có cấu trúc là lớp phospholipid kép, sắp xếp theo kiểu đầu kị nước quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài, hình thành nên bộ khung của màng.
Các phân tử phospholipid có thể di chuyển qua lại tạo nên tính vừa ổn định vừa mềm dẻo của màng sinh chất (tính động của màng sinh chất).
Protein trong màng sinh chất rất đa dạng, chúng phân bố khảm vào khung lipid, có 2 cách bám: xuyên màng hoặc bán xuyên màng.
Ngoài 2 thành phần chính trên thì ở tế bào động vật, còn có thêm cholesteron làm tăng tính vững chắc của màng tế bào. Đáp án: D
Các phân tử phospholipid có thể di chuyển qua lại tạo nên tính vừa ổn định vừa mềm dẻo của màng sinh chất (tính động của màng sinh chất).
Protein trong màng sinh chất rất đa dạng, chúng phân bố khảm vào khung lipid, có 2 cách bám: xuyên màng hoặc bán xuyên màng.
Ngoài 2 thành phần chính trên thì ở tế bào động vật, còn có thêm cholesteron làm tăng tính vững chắc của màng tế bào. Đáp án: D
Câu 5 [593121]: Phân tử nào làm tăng tính ổn định của màng sinh chất
A, Glicoprotein.
B, Protein.
C, Cholesterol.
D, Photpholipid.
Màng sinh chất có cấu trúc là lớp phospholipid kép, sắp xếp theo kiểu đầu kị nước quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài, hình thành nên bộ khung của màng.
Các phân tử phospholipid có thể di chuyển qua lại tạo nên tính vừa ổn định vừa mềm dẻo của màng sinh chất (tính động của màng sinh chất).
Protein trong màng sinh chất rất đa dạng, chúng phân bố khảm vào khung lipid, có 2 cách bám: xuyên màng hoặc bán xuyên màng.
Ngoài 2 thành phần chính trên thì ở tế bào động vật, còn có thêm cholesteron làm tăng tính vững chắc của màng tế bào. Đáp án: C
Các phân tử phospholipid có thể di chuyển qua lại tạo nên tính vừa ổn định vừa mềm dẻo của màng sinh chất (tính động của màng sinh chất).
Protein trong màng sinh chất rất đa dạng, chúng phân bố khảm vào khung lipid, có 2 cách bám: xuyên màng hoặc bán xuyên màng.
Ngoài 2 thành phần chính trên thì ở tế bào động vật, còn có thêm cholesteron làm tăng tính vững chắc của màng tế bào. Đáp án: C
Câu 6 [593122]: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm gì ?
A, Có protein và 2 lớp phospholipid.
B, Có 1 DNA dạng vòng, Plasmid.
C, Có vỏ nhày, màng nhân.
D, Có bào tương, ribosome.
Đặc điểm của vùng nhân tế bào vi khuẩn là:
– Không có màng bao bọc.
– Chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng.
Một số vi khuẩn có DNA dạng vòng nhỏ khác là plasmid và không quan trọng. Đáp án: B
– Không có màng bao bọc.
– Chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng.
Một số vi khuẩn có DNA dạng vòng nhỏ khác là plasmid và không quan trọng. Đáp án: B
Câu 7 [593123]: Lông và roi có chức năng là
A, Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển.
B, Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ.
C, Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt.
D, Lông có tính kháng nguyên.
– Roi (Tiên mao) cấu tạo từ protein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.
– Lông: giúp vi khuẩn bám trên các giá thể. Đáp án: B
– Lông: giúp vi khuẩn bám trên các giá thể. Đáp án: B
Câu 8 [593124]: Khi nói về chức năng của thành tế bào vi khuẩn, có các nội dung sau:
(A) Tham gia vào quá trình phân bào.
(B) Thực hiện quá trình hô hấp.
(C) Giữ hình dạng tế bào ổn định.
(D) Giữ vai trò quan trọng trong nhuộm Gram.
(E) Tham gia vào việc duy trì áp suất thẩm thấu.
Có bao nhiêu nội dung đúng với vai trò của thành tế bào vi khuẩn (Nhập đáp án vào ô trống)?
(A) Tham gia vào quá trình phân bào.
(B) Thực hiện quá trình hô hấp.
(C) Giữ hình dạng tế bào ổn định.
(D) Giữ vai trò quan trọng trong nhuộm Gram.
(E) Tham gia vào việc duy trì áp suất thẩm thấu.
Có bao nhiêu nội dung đúng với vai trò của thành tế bào vi khuẩn (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 3
Phương án đúng: C
Phương án đúng: C
Câu 9 [593125]: Đặc tính nào dưới đây là của vi khuẩn?
A, Có lục lạp.
B, Có nhân.
C, Có DNA.
D, Có ti thể.
Tế bào nhân sơ có các đặc điểm:
– Chưa có nhân hoàn chỉnh.
– Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
– Kích thước nhỏ(1/10 kích thước tế bào nhân thực).
– Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
Tế bào nhân sơ có DNA ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử DNA dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmid. Đáp án: C
– Chưa có nhân hoàn chỉnh.
– Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
– Kích thước nhỏ(1/10 kích thước tế bào nhân thực).
– Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
Tế bào nhân sơ có DNA ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử DNA dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmid. Đáp án: C
Câu 10 [593126]: Vi khuẩn E.coli không có:
A, Nhiễm sắc thể.
B, Màng nhân với hai màng đơn vị.
C, Ribosome.
D, DNA.
Vi khuẩn E.coli là sinh vật nhân sơ nên không có màng nhân. Đáp án: B
Câu 11 [593127]: Đặc điểm nào dưới đây không có ở tất cả các vi khuẩn?
A, Kích thước bé.
B, Sống kí sinh và gây bệnh.
C, Chưa có nhân chính thức.
D, Cơ thể chỉ có một tế bào.
Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật đơn bào, cơ thể cấu tạo từ 1 tế bào. Đáp án: D
Câu 12 [593128]: Đặc điểm chính phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật là
A, Ribosome.
B, Thành tế bào.
C, Ty thể.
D, Nhân tế bào.
Tế bào động vật và tế bào thực vật đều là tế bào nhân thực, đã có màng nhân.
Tế bào thực vật và động vật đều cấu trúc gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
Trong tế bào chất có các bào quan như: ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi,...
Đặc điểm phân biệt tế bào thực vật so với tế bào động vật là tế bào thực vật có không bào, lục lạp và có thành cellulose. Đáp án: B
Tế bào thực vật và động vật đều cấu trúc gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
Trong tế bào chất có các bào quan như: ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi,...
Đặc điểm phân biệt tế bào thực vật so với tế bào động vật là tế bào thực vật có không bào, lục lạp và có thành cellulose. Đáp án: B
Câu 13 [593129]: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là
A, ti thể.
B, ribosome.
C, lục lạp.
D, bộ máy Golgi.
Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là ti thể.
Ti thể là bào quan ở TBNT thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn. Có cấu trúc 2 màng, màng trong gấp nếp tạo mào răng lượng, bên trong có chứa các enzyme hô hấp để thực hiện quá trình hô hấp trong tế bào. Đáp án: A
Ti thể là bào quan ở TBNT thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn. Có cấu trúc 2 màng, màng trong gấp nếp tạo mào răng lượng, bên trong có chứa các enzyme hô hấp để thực hiện quá trình hô hấp trong tế bào. Đáp án: A
Câu 14 [593130]: Trong cơ thể người tế bào có nhiều ti thể nhất là
A, tế bào cơ xương.
B, tế bào biểu bì.
C, tế bào cơ tim.
D, tế bào hồng cầu.
Ti thể là bào quan tham gia quá trình hô hấp của tế bào để tạo năng lượng. Số lượng ti thể ở các tế bào khác nhau thì không giống nhau, có những tế bào có tới hàng nghìn ti thể.
bào quan nào hoạt động nhiều, cần nhiều năng lượng thì số lượng ti thể nhiều → để cung cấp năng lượng cho tế bào.
Trong các tế bào trên thì tế bào cơ tim hoạt động nhiều nhất nên số lượng ti thể sẽ nhiều nhất Đáp án: C
bào quan nào hoạt động nhiều, cần nhiều năng lượng thì số lượng ti thể nhiều → để cung cấp năng lượng cho tế bào.
Trong các tế bào trên thì tế bào cơ tim hoạt động nhiều nhất nên số lượng ti thể sẽ nhiều nhất Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Glicoprotein CD137R là thụ thể biểu hiện mạnh trên bề mặt tế bào T hoạt động. CD137L là phối tử (ligand) hoạt hóa CD137R và thông thường chỉ được biểu hiện lượng lớn ở các tế bào trình diện kháng nguyên. Tín hiệu hai chiều của tương tác giữa CD137R và CD137L làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu, tăng sản xuất và tiết các cytokine, trong đó có MCP-1 là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự di nhập của các tế bào bạch cầu (hình dưới). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các con đường truyền tín hiệu thông qua tương tác CD137R/CD137L với một số bệnh ở người bao gồm cả các bệnh chuyển hóa.


Câu 15 [593131]: Hàm lượng biểu hiện của CD137L trên tế bào lympho B có vai trò gì trong đáp ứng miễn dịch?
A, Tăng cường khả năng kích hoạt tế bào T bằng cách tương tác với CD137R trên tế bào T, từ đó hỗ trợ phản ứng miễn dịch hiệu quả hơn.
B, Giảm khả năng kích hoạt tế bào T, dẫn đến giảm hiệu quả của đáp ứng miễn dịch.
C, Ức chế sự di nhập của tế bào bạch cầu vào mô, làm giảm phản ứng viêm.
D, Tăng cường sự tổng hợp kháng thể của tế bào lympho B mà không ảnh hưởng đến tế bào T.
CD137L (CD137 ligand) trên tế bào lympho B tương tác với CD137R trên tế bào T, điều này giúp kích hoạt tế bào T và tăng cường phản ứng miễn dịch. Điều này góp phần vào sự tăng cường đáp ứng miễn dịch bằng cách làm tăng hiệu quả kích hoạt và hoạt động của tế bào T. Đáp án: A
Câu 16 [593132]: Nếu ức chế tín hiệu hai chiều của tương tác giữa CD137R và CD137L, tác động này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số mức độ loại thải mô ghép?
A, Tăng cường chỉ số loại thải mô ghép, do giảm kích hoạt tế bào T và giảm đáp ứng miễn dịch đối với mô ghép.
B, Giảm chỉ số loại thải mô ghép, nhờ làm giảm sự đáp ứng miễn dịch và tăng khả năng chấp nhận mô ghép.
C, Không ảnh hưởng đến chỉ số loại thải mô ghép, vì tín hiệu từ CD137R/CD137L không liên quan đến phản ứng loại thải mô ghép.
D, Tăng cường chỉ số loại thải mô ghép, do tăng cường sản xuất các cytokine gây viêm và tăng cường phản ứng miễn dịch.
Ức chế tín hiệu hai chiều của tương tác CD137R/CD137L → tương tác giữa 2 tế bào không gây đáp ứng tiết cytokine → không thể gây hoạt hoá tế bào T hoạt động.
Ức chế tín hiệu hai chiều CD137R/CD137L làm giảm sự kích hoạt tế bào T và giảm đáp ứng miễn dịch, điều này có thể giúp giảm chỉ số loại thải mô ghép và tăng khả năng chấp nhận mô ghép, vì phản ứng miễn dịch đối với mô ghép bị suy giảm. Đáp án: B
Ức chế tín hiệu hai chiều CD137R/CD137L làm giảm sự kích hoạt tế bào T và giảm đáp ứng miễn dịch, điều này có thể giúp giảm chỉ số loại thải mô ghép và tăng khả năng chấp nhận mô ghép, vì phản ứng miễn dịch đối với mô ghép bị suy giảm. Đáp án: B
Câu 17 [593133]: Đối với bệnh tiểu đường type 1, ức chế con đường truyền tín hiệu thông qua tương tác CD137R/CD137L có thể mang lại lợi ích điều trị như thế nào?
A, Giảm sự tấn công của hệ miễn dịch vào tế bào beta đảo tụy, từ đó làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường type 1.
B, Giảm sản xuất các yếu tố gây viêm và cải thiện chức năng tế bào beta đảo tụy, từ đó điều chỉnh quá trình tự miễn.
C, Tăng cường sự phân giải glucose trong gan, giảm nguy cơ hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1.
D, Tăng cường khả năng sản xuất insulin từ tế bào beta, giúp kiểm soát lượng glucose trong máu hiệu quả hơn.
Cơ chế miễn dịch trong bệnh sinh của đái tháo đường type 1 được khằng định bằng việc lưu hành trong máu các kháng thể chống lại các thành phần của đảo tuỵ (các tế bào beta sản sinh insulin).
Ức chế tín hiệu từ CD137R/CD137L có thể làm giảm sự kích hoạt các tế bào miễn dịch, giúp giảm mức độ tấn công của hệ miễn dịch vào tế bào beta đảo tụy. Điều này có thể làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường type 1, nơi sự tấn công tự miễn làm hỏng tế bào beta và giảm khả năng sản xuất insulin. Đáp án: A
Ức chế tín hiệu từ CD137R/CD137L có thể làm giảm sự kích hoạt các tế bào miễn dịch, giúp giảm mức độ tấn công của hệ miễn dịch vào tế bào beta đảo tụy. Điều này có thể làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường type 1, nơi sự tấn công tự miễn làm hỏng tế bào beta và giảm khả năng sản xuất insulin. Đáp án: A