Câu 1 [593134]: Điều dưới đây đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào là
A, Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.
B, Cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển.
C, Tuân thủ theo cơ chế khuếch tán.
D, Chất được chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
Quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào gồm có:
+ Vận chuyển thụ động: vận chuyển không tiêu tốn năng lượng.
+ Vận chuyển chủ động: vận chuyển tiêu tốn năng lượng.
+ Xuất bào và nhập bào.
Quá trình vận chuyển thụ động tuân theo quy luật khuếch tán, các chất từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
Những chất tan trong lipid, không phân cực, kích thước nhỏ khuếch tán qua lớp kép photpholipid
Kênh protein khuếch tán các chất có chọn lọc. Đáp án: C
Câu 2 [593135]: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây
A, lỏng.
B, rắn và dạng khí.
C, hòa tan trong dung môi hữu cơ.
D, rắn.
Màng sinh chất dược cấu tạo từ lớp photpholipid kép. Vận chuyển các chất qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan, hòa tan trong lipid để đi qua lớp photpholipid kép.
Ngoài ra có thể ở dạng rắn hoặc lỏng vận chuyển bằng hình thức xuất nhập bào. Tuy nhiên dạng hoàn tan trong các dung môi là dạng phổ biến nhất. Đáp án: C
Câu 3 [593136]: Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nên toàn bộ mọi cơ thể sinh vật. Thế giới sống được cấu tạo từ các loại tế bào nào?
A, Tế bào nhân sơ, tế bào động vật.
B, Tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.
C, Tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực.
D, Tế bào động vật, tế bào thực vật.
Theo học thuyết tế bào: tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.
Thế giới sống được cấu tạo từ 2 loại tế bào
+ TBNS: tế bào chưa có nhân chính thức, chỉ có vùng nhân chứa vật chất di truyền; các bào quan chưa có màng bao bọc,...
+ TBNT: tế bào có nhân hoàn chỉnh chứa đựng vật chất di truyền, có màng nhân, các bào quan có màng bao bọc. TBNT gồm 2 loại là tế bào thực vật và tế bào động vật. Đáp án: B
Câu 4 [593137]: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hóa học chính của màng sinh chất
A, một lớp photpholipid và không có protein.
B, một lớp photpholipid và các phân tử protein.
C, hai lớp photpholipid và không có protein.
D, hai lớp photpholipid và phân tử protein.
Màng sinh chất có cấu trúc là lớp phospholipid kép, sắp xếp theo kiểu đầu kị nước quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài, hình thành nên bộ khung của màng.
Các phân tử phospholipid có thể di chuyển qua lại tạo nên tính vừa ổn định vừa mềm dẻo của màng sinh chất (tính động của màng sinh chất).
Protein trong màng sinh chất rất đa dạng, chúng phân bố khảm vào khung lipid, có 2 cách bám: xuyên màng hoặc bán xuyên màng.
Ngoài 2 thành phần chính trên thì ở tế bào động vật, còn có thêm cholesteron làm tăng tính vững chắc của màng tế bào. Đáp án: D
Câu 5 [593138]: Các phát biểu về nhân tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A, Màng nhân là màng kép, trên màng có các lỗ nhân gắn các phân tử protein.
B, Tế bào động vật, nhân ở trung tâm và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
C, Tế bào thực vật, nhân không ở vùng trung tâm do không bào phát triển.
D, Mọi sinh vật đều có nhân tế bào, nhân có cấu trúc màng kép.
D. Sai. Các sinh vật nhân sơ chưa có cấu trúc nhân tế bào, mà chỉ là vùng nhân có vật chất di truyền. Một số tế bào trong cơ thể người nhân cũng tiêu giảm như tế bào hồng cầu.
A. Đúng. Màng nhân là màng kép, trên màng nhân có lỗ nhân cho phép mRNA sau khi phiên mã đi ra ngoài tế bào chất để dịch mã.
C, B. Đúng. Do tế bào thực vật có sự phát triển mạnh của không bào nên nhân thường bị lệch còn nhân của tế bào động vật thường nằm ở trung tâm. Đáp án: D
Câu 6 [593139]: Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A, có cấu trúc màng kép.
B, có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất.
C, chứa vật chất di truyền.
D, có nhân con.
Nhân tế bào có ở tế bào nhân thực gồm có 3 thành phần: màng nhân, chất nhiễm sắc và nhân con.
Màng nhân là màng kép, trên màng có lỗ nhân.
Chất nhiễm sắc: chứa DNA kết hợp với các protein histon....
Nhân con (hạch nhân): gồm chủ yếu protein và rRNA.
Đặc điểm giúp nhân tế bào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là nhân có chứa VCDT, mang thông tin quy định tính trạng cơ thể... Đáp án: C
Câu 7 [593140]: Bào quan chỉ có ở tế bào động vật không có ở tế bào thực vật là
A, bộ máy Golgi.
B, lưới nội chất.
C, trung thể.
D, ti thể.
Tế bào động vật là tế bào nhân thực, có cấu trúc gồm 3 thành phần chính
+ Màng sinh chất: vận chuyển, thẩm thấu và thụ cảm
+ Tế bào chất: nơi diễn ra các phản ứng chuyển hóa. Trong tế bào chất gồm các bào quan như: ti thể, trung thể, bộ máy Golgi, lưới nội chất trơn - hạt..
+ Nhân: màng kép, nơi chứa VCDT, điều khiển hoạt động sống của tế bào
TBTV bậc cao k có trung thể. Đáp án: C
Câu 8 [593141]: Để nghiên cứu tác động của tryptophan lên sinh trưởng của vi khuẩn thương hàn, người ta cấy song song dịch huyền phù vi sinh vật này lên môi trường dinh dưỡng không chứa tryptophan và môi trường dinh dưỡng có chứa 30mg/l tryptophan. Sau 24 giờ nuôi ở nhiệt độ phù hợp, người ta chỉ thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên môi trường có tryptophan. Từ vi trùng thương hàn chủng só 1 bằng cách chiếu tia tử ngoại với liều lượng hạn chế người ta thu được chủng số 2 có khả năng tự tổng hợp tryptophan. Để xác định nhu cầu tryptophan đối với vi trùng thương hàn ta phải sử dụng chủng mấy (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 1
Không nên chỉ sử dụng chủng số 2 mà phải dùng chủng số 1 là chủng khuyết dưỡng với tryptophan.
Câu 9 [593142]: Nơi neo, đậu của các bào quan trong tế bào chất là
A, trung thể.
B, tế bào chất.
C, lưới nội chất hạt.
D, khung xương tế bào.
Khác với tế bào nhân sơ, tế bào chất là dạng keo bán lỏng thì tế bào nhân thực tế bào chất gồm hệ thống nội màng và sợi ống protein (vi óng, vi sợi) đan chéo nhau → bộ khung xương tế bào.
Khung xương tế bào có tác dụng duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan trong tế bào chất. Đáp án: D
Câu 10 [593143]: Bộ NST đặc trưng cho mỗi loài sinh vật bởi
A, số lượng, trật tự sắp xếp các NST.
B, số lượng, hình dạng của NST.
C, cấu trúc và chức năng của NST.
D, bộ NST đơn bội hay bộ NST lưỡng bội.
VCDT của SVNT là chất nhiễm sắc: chứa DNA và protein.
Các sợi nhiễm sắc cuộn xoắn tạo thành nhiễm sắc thể.Mỗi loài có bộ NST khác nhau ruồi giấm (2n = 8); người (2n = 46), tinh tinh (2n = 48), lúa nước (2n = 24)...
Bộ NST của mỗi loài đặc trưng bởi số lượng, hình dạng (có thể hình hạt, hình que, hình móc...) Đáp án: B
Câu 11 [593144]: Bào quan có mặt cả ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A, ribosome.
B, DNA vòng.
C, ti thể.
D, lạp thể.
Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều gồm 3 thành phần cấu trúc chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (vùng nhân).
Bào quan có ở cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là ribosome.
Ti thể có ở tế bào nhân thực, có chức năng hô hấp tế bào.
Lạp thể chỉ có ở tế bào thực vật: chức năng quang hợp.
DNA vòng có ở sinh vật nhân sơ, hoặc trong ty thể, lạp thể. Đáp án: A
Câu 12 [593145]: Các ribosome quan sát trong tế bào chuyên hóa cho việc tổng hợp
A, protein.
B, lipid.
C, carbohydrate.
D, acid nucleic.
Ribosome là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc. Ribosome gồm 2 tiểu phần, tiểu phần lớn và tiểu phần bé. Ở TBNT Ribosome gồm tiểu phần 40S và 60S. Trong tế bào có hàng triệu ribosome.
Thành phần cấu tạo của ribosome là Protein và rRNA.
Chức năng của ribosome là nơi tổng hợp protein cho tế bào. Đáp án: A
Câu 13 [593146]: Trong tế bào bào quan có kích thước nhỏ nhất là
A, ti thể.
B, trung tử.
C, lục lạp.
D, ribosome.
Ty thể có hình dáng và kích thước giống tế bào vi khuẩn tức là hình trụ kéo dài, có đường kính 0,5 - 1μm.
Lục lạp điển hình có dạng hình thấu kính, đường kính gần 5μm và dày 1μm.
Ribosome có kích thước 15-25nm.
Trung thể có đường kính khoảng 0,13μm.
→ Ribosome là bào quan có kích thước nhỏ nhất. Đáp án: D
Câu 14 [593147]: Ở tế bào nhân chuẩn, tế bào chất được xoang hoá là do
A, có các ti thể.
B, có hệ thống mạng lưới nội chất.
C, có các bào quan có màng bọc phân cách với tế bào chất.
D, có màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất.
Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Protein vận chuyển ADP/ATP ở màng trong tỉ thể có thể trao đổi ATP với ATP, ADP với ADP và ATP với ADP. Trong thí nghiệm dưới đây, người ta phân lập tỉ thể tinh sạch và nghiên cứu hoạt động của protein này trong một số điều kiện khác nhau. Kết quả đo tỉ lệ ATP và ADP được vận chuyển vào chất nền tỉ thể được thể hiện ở bảng dưới. Biết rằng dinitrophenol có khả năng triệt tiêu gradient pH và oligomycin là chất ức chế phức hệ ATP synthase.
Câu 15 [593148]: Kết quả thí nghiệm về tỉ lệ ATP và ADP trong ống nghiệm 1 cho thấy
A, protein vận chuyển ADP/ATP hoạt động không hiệu quả do không có cơ chất và không có chất ức chế.
B, không có sự trao đổi ATP với ADP trong ống nghiệm 1 vì các chất ức chế không có mặt.
C, tỷ lệ ATP và ADP bằng nhau cho thấy rằng ATP synthase đang hoạt động bình thường và không có sự ảnh hưởng của các chất ức chế.
D, tỷ lệ ATP và ADP bằng nhau trong ống nghiệm 1 cho thấy protein vận chuyển ADP/ATP đang duy trì cân bằng giữa ATP và ADP.
Ống nghiệm 1 không bổ sung cơ chất và chất ức chế nên màng trong ti thể không tích điện (do hô hấp không diễn ra) → protein đang duy trì cân bằng giữa ATP và ADP một cách tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố. Đáp án: D
Câu 16 [593149]: Sự bổ sung chất ức chế dinitrophenol vào cơ chất ở ống nghiệm 3 và cho thấy tỉ lệ ATP và ADP là tương đương nhau, và điều này liên quan đến sự thay đổi điện thế màng ti thể?
A, Dinitrophenol triệt tiêu gradient H+ qua màng trong ti thể dẫn tới triệt tiêu điện thế màng nên tỷ lệ ADP và ATP hai bên màng bằng nhau.
B, Dinitrophenol tăng cường sự tạo ra điện thế màng, khiến tỷ lệ ATP vượt trội so với ADP do sự gia tăng hoạt động của ATP synthase.
C, Dinitrophenol làm tăng gradient H+ qua màng, tạo ra sự tích lũy ATP và giảm ADP trong chất nền ti thể.
D, Dinitrophenol không ảnh hưởng đến điện thế màng nhưng làm giảm hoạt động của protein vận chuyển ADP/ATP, khiến tỷ lệ ATP và ADP không thay đổi.
ATP mang ba nhóm phosphate tích điện âm còn ADP chỉ có hai, do đó sự trao đổi ATP/ADP qua màng không cân bằng về điện tích, dẫn đến tăng điện tích âm ở phía màng nhận ATP.
Ống nghiệm 3 bổ sunh chất ức chế làm triệt tiêu gradient p H dẫn đến triệt tiêu điện thế màng → vận chuyển ATP và ADP diễn ra với tần suất như nhau do không có sự chênh lệch điện thế. Đáp án: A
Câu 17 [593150]: Việc bổ sung oligomycins vào tế bào cơ tim sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất ATP và hoạt động của tế bào?
A, Tăng sản xuất ATP, cải thiện chức năng co bóp của tim.
B, Giảm sản xuất ATP, gây thiếu hụt năng lượng và suy giảm chức năng co bóp của tim.
C, Tích tụ ATP và giảm hiệu quả chuyển hóa năng lượng.
D, Không ảnh hưởng đến ATP, nhưng tăng sử dụng glucose để bù đắp cho sự suy giảm năng lượng.
Oligomycins ức chế ATP synthase, ngăn cản quá trình tổng hợp ATP trong ti thể. Tế bào cơ tim phụ thuộc vào ATP để duy trì hoạt động co bóp hiệu quả, do đó khi sản xuất ATP giảm, tế bào sẽ thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến chức năng co bóp của tim và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như suy tim. Đáp án: B