Câu 1 [593249]: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A, qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B, qua mạch gỗ.
C, từ mạch gỗ sang mạch rây.
D, từ mạch rây sang mạch gỗ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết
Nước và các ion khoáng được vận chuyển chủ yếu qua mạch gỗ (xylem) từ rễ lên các bộ phận trên của cây, như lá, hoa, và quả. Mạch rây (phloem) chủ yếu vận chuyển các chất hữu cơ (chủ yếu là đường) từ lá đến các bộ phận khác của cây. Đáp án: B
Câu 2 [593250]: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:
A, Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ).
B, Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
C, Lực đẩy (áp suất rễ).
D, Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Động lực chính để dòng mạch rây di chuyển là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Ở lá (cơ quan nguồn), sản phẩm quang hợp như đường được tạo ra và vận chuyển vào mạch rây, làm tăng nồng độ chất tan, gây ra sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá và các cơ quan chứa (như rễ, hạt). Nhờ đó, nước thẩm thấu vào và đẩy dòng dịch chuyển từ nơi có áp suất cao (lá) đến nơi có áp suất thấp (cơ quan chứa). Đáp án: A
Câu 3 [593251]: Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:
A, Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước.
B, Lực hút của lá, do thoát hơi nước.
C, Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ.
D, Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết

Nước di chuyển qua lớp tế bào sống của rễ và lá nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Tại rễ, nước được hấp thụ bởi các tế bào lông hút và di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác theo con đường gian bào và con đường qua chất nguyên sinh đến các tế bào của mạch gỗ. Tương tự, tại lá, nước di chuyển từ mạch gỗ qua các tế bào sống đến các tế bào nhu mô của lá, đảm bảo quá trình thoát hơi nước và trao đổi chất. Đáp án: D
Câu 4 [593252]: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
A, Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
B, Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
C, Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất llà trong những ngày nắng nóng.
D, Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Sự thoát hơi nước qua lá có vai trò quan trọng giúp làm mát cây, giảm nhiệt độ dưới ánh mặt trời. Đồng thời, quá trình thoát hơi nước còn tạo ra sức hút giúp vận chuyển nước và các chất khoáng từ rễ lên các bộ phận trên của cây thông qua mạch gỗ. Đáp án: A
Câu 5 [593253]: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng là vì:
A, Lá cây đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước.
B, Lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá.
C, Lá cây đã tạo ra sức hút nước trong cây.
D, Lá cây đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Khi cây thoát hơi nước qua lá, nước bay hơi hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh, làm giảm nhiệt độ xung quanh tán cây. Điều này giúp không khí dưới bóng cây mát hơn so với dưới các mái che bằng vật liệu xây dựng, vốn không có quá trình thoát hơi nước làm mát tự nhiên. Đáp án: B
Câu 6 [593254]: Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?
A, Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
B, Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
C, Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng.
D, Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết

Nhận định này không hoàn toàn chính xác. Mặc dù thoát hơi nước qua khí khổng giảm vào ban đêm do khí khổng đóng hoặc mở rất hẹp khi không có ánh sáng, cây vẫn có thể thoát hơi nước ở một mức độ thấp qua lớp cutin trên bề mặt lá. Do đó, quá trình thoát hơi nước không hoàn toàn dừng lại vào ban đêm. Đáp án: D
Câu 7 [593255]: Trên một cây, cơ quan nào có thế nước thấp nhất?
A, Các lông hút ở rễ.
B, Cành cây.
C, Lá cây.
D, Các mạch gỗ ở thân.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Trên cây, lá là cơ quan có thế nước thấp nhất do quá trình thoát hơi nước diễn ra tại đây. Sự thoát hơi nước làm giảm thế nước ở lá, tạo ra sự chênh lệch thế nước giữa các bộ phận khác nhau của cây, từ đó giúp vận chuyển nước từ rễ lên lá qua mạch gỗ. Đáp án: A
Câu 8 [593256]: Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta sử dụng các biện pháp:
(A) Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.
(B) Sử dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.
(C) Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.
(D) Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.
Có bao nhiêu biện pháp đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 3
Lời giải chi tiết

(A) Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc: Cường độ quang hợp cao giúp cây tổng hợp nhiều chất hữu cơ hơn, từ đó làm tăng năng suất.
(B) Sử dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá: Diện tích lá lớn giúp cây quang hợp nhiều hơn, tăng khả năng sản xuất chất hữu cơ.
(D) Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp: Điều này giúp cây tận dụng tối đa điều kiện môi trường thuận lợi để sinh trưởng và phát triển.
(C) không phải là một biện pháp đúng, vì nếu tăng bón phân đạm quá mức có thể gây ra hiện tượng thừa đạm, làm cho cây phát triển lá quá mức, nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan sinh sản và làm giảm chất lượng cây trồng.
Câu 9 [593257]: Ở vùng khí hậu khô nóng, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao nhất?
A, Nhóm thực vật C3.
B, Nhóm thực vật C4.
C, Nhóm thực vật CAM.
D, Các nhóm có năng suất như nhau.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Năng suất sinh học của các nhóm thực vật được sắp xếp tăng dần như sau: Nhóm thực vật CAM, nhóm thực vật C3, nhóm thực vật C4. Đáp án: B
Câu 10 [593258]: Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì:
A, Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng.
B, Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
C, Cường độ quang hợp không thay đổi.
D, Cường độ quang hợp đạt tối đa.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng, thì cường độ quang hợp cũng tăng dần từ điểm bù ánh sáng đến điểm bão hòa ánh sáng. Đáp án: B
Câu 11 [593259]: Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng tới quang hợp, thì các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:
A, Tổng hợp DNA.
B, Tổng hợp protein.
C, Tổng hợp lipid.
D, Tổng hợp carbohydrate.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết

Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng tới quang hợp ta có :
- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím
- Tia lục thực vật không hấp thụ nên không có ý nghĩa đối với quang hợp
- Tia xanh tím tổng hợp các acid amin, protein.
- Tia đỏ tổng hợp carbohydrate. Đáp án: D
Câu 12 [593260]: Hormone giberelin không có đặc điểm nào sau đây?
A, Kích thích tế bào sinh trưởng kéo dài.
B, Kích thích quá trình ra hoa của cây.
C, Tham gia điều hoà quang chu kì ở thực vật.
D, Ở tất cả các nồng độ khác nhau đều có tác động sinh lí như nhau.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết

Tất cả các loại hormone đều có tác dụng sinh lí phụ thuộc vào nồng độ của hormone đó ở trong cây. Nếu nồng độ hormone quá thấp thì không có tác dụng sinh lí, nếu nồng độ quá cao thì ức chế hoạt động sinh lí. Đáp án: D
Câu 13 [593261]: Khi nói về sinh trưởng sơ cấp của thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A, Là sự gia tăng chiều dài của cơ thể (thân, rễ).
B, Do hoạt động của mô phân sinh bên.
C, Có ở thực vật 1 lá mầm và thực vật 2 lá mầm.
D, Do mô phân sinh lóng hoặc mô phân sinh đỉnh quy định.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh làm cây lớn lên và cao lên
Sinh trưởng sơ cấp có ở phần thân non, đỉnh rễ của cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm.
Hoạt động của mô phân sinh bên tạo nên sinh trưởng thứ cấp. Đáp án: B
Câu 14 [593262]: Trong các căn cứ sau đây, người ta có thể xác định được tuổi của cây gỗ nhiều năm dựa vào căn cứ nào?
A, Vòng năm.
B, Tầng sinh mạch.
C, Tầng sinh vỏ.
D, Các tia gỗ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Các cây gỗ nhiều năm có sự lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia tế bào của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Tầng sinh vỏ phân chia tạo các lớp tế bào vỏ. Tầng sinh trụ sinh ra mạch gỗ phía trong và mạch rây phía ngoài.
Các tế bào gỗ mới được tạo thành đẩy các tế bào gỗ cũ vào phía giữa thân, sau đó được lignhin hóa chỉ làm nhiệm vụ chống đỡ cho cây.
Ở các cây vùng khí hậu nhiệt đới các tế bào gỗ được tạo ra vào mùa mưa có kích thước lớn màu sáng; còn các tế bào gỗ được sinh ra vào mùa khô thì kích thước nhỏ hơn và có màu sẫm tối tạo thành các vòng gỗ (vân gỗ). Dựa vào các vòng gỗ này người ta có thể xác định được tuổi của cây. Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro cây cúc Trắng đồng tiền (Chrysanthemum maximum) từ vật liệu đoạn thân mang mắt ngủ để phục vụ dự án “Áp dụng kỹ thuật nhân giống in vitro sản xuất một số giống cúc tại Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang. Trên môi trường MS bổ sung 1mg/l 66.67% số mẫu đoạn thân cây cúc Trắng đồng tiền bật chồi sau 20 ngày nuôi cấy với chất lượng chồi tương đối tốt. Hệ số nhân chồi đạt cao nhất (1.92 lần) sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 0.5mg/lBA. Môi trường thích hợp để cảm ứng tạo rễ cho chồi in vitro là MS bổ sung 0.7mg/l IBA. Tỷ lệ chồi tạo rễ là 100%, số rễ trung bình đạt 6.43 rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình 2.65cm sau 20 ngày nuôi cấy.

Chú thích: NAA (Naphthaleneacetic acid), IBA (Acid indol-3-butyric). IAA (3-Indole acetic acid): là chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm Aucin.
Câu 15 [593263]: Mục tiêu của quá trình nhân giống invitro giống cúc Trắng đồng tiền trong nghiên cứu này là gì?
A, Hoàn thiện quy trình nhân giống invitro cây cúc Trắng đồng tiền.
B, Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình nhân giống invitro.
C, Thử nghiệm giống cúc Trắng đồng tiền với các công thức mới.
D, Nhân nhanh giống cúc Trắng đồng tiền phục vụ cho nhu cầu giống sản xuất.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Nghiên cứu được tiến hành nhằm hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro cây cúc Trắng đồng tiền (Chrysanthemum maximum) từ vật liệu đoạn thân mang mắt ngủ để phục vụ dự án “Áp dụng kỹ thuật nhân giống in vitro sản xuất một số giống cúc tại Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang. Đáp án: A
Câu 16 [593264]: IBA được bổ sung vào giai đoạn nào trong quy trình nhân giống invitro?
A, Nuôi cấy tạo vật liệu khởi đầu.
B, Nhân nhanh.
C, Tạo cây hoàn chỉnh.
D, Chuyển cây ra vườn ươm.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết

IBA (Indole-3-butyric acid) là một loại Aucin thường được sử dụng trong quy trình nhân giống in vitro để kích thích sự phát triển của rễ trong các cây con. Trong quy trình nhân giống in vitro, IBA thường được bổ sung vào giai đoạn tạo rễ; IBA giúp thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của rễ từ các chồi đã phát triển. Đáp án: C
Câu 17 [593265]: Cơ sở khoa học của việc bổ sung các hormone ngoại sinh vào các giai đoạn trong quy trình nhân giống invitro là
A, bổ sung các hormone ngoại sinh giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng để phát triển hơn.
B, bổ sung các hormone ngoại sinh để kích thích các hormone nội sinh hoạt động, giúp cây nảy chồi.
C, bổ sung các hormone ngoại sinh giúp thúc đẩy quá trình tái sinh cây, kích thích tạo chồi và tạo rễ.
D, bổ sung các hormone ngoại sinh giúp kích thích mô sẹo phát triển với kích thước lớn hơn để nảy chồi và tạo rễ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết

- Giai đoạn nhân nhanh: Chuyển mẫu vào môi trường nhân nhanh có hàm lượng Cytokinin cao hơn để tái sinh thật nhiều chồi. Hệ số nhân phụ thuộc vào số lượng chồi tạo ra trong ống nghiệm.
- Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh: Người ta tách các chồi riêng ra và cho vào môi trường tạo rễ có hàm lượng Aucin cao hơn. Mỗi chồi khi ra rễ là thành một cây hoàn chỉnh. Đáp án: C