Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Trong khu rừng trên đảo Trinidad, người ta tìm thấy 4 loài thực vật, người ta tiến hành các thí nghiệm để xác định xem các nhóm cây này cố định CO2 theo con đường nào:

Ba nhóm cây C3 ưa bóng, cây C3 ưa sáng và cây C4 được đặt trong các chế độ ánh sáng khác nhau giao động từ 0 đến mức độ ánh sáng mặt trời toàn phần trong vài ngày, nhiệt độ 32oC, tưới nước đầy đủ và đo cường độ quang hợp ở lá của mỗi cây thì thu được đồ thị dưới đây.
Nhóm cây còn lại kí hiệu là cây E người ta tiến hành đo cường độ quang hợp của cây biết rằng các phép đo được thực hiện trong điều kiện tưới tốt (0 ngày) và sau 5 ngày và 10 ngày mà không cần tưới thêm nước, hai đồ thị với các vòng tròn rỗng và các đường liền nét là biểu thị cường độ quang hợp của các lá trên cùng một cây.
Câu 1 [593178]: Nhóm cây thực vật C4 ứng với đồ thị nào?
A, Đồ thị A.
B, Đồ thị B.
C, Đồ thị C.
D, Không đủ căn cứ để xác định.
Cường độ quang hợp của nhóm A cao nhất trong 3 nhóm thực vật trên đồng thời cây cường độ quang hợp ở cây C4 vẫn cao tại cường độ ánh sáng mặt trời toàn phẩn.
Đồ thị C ứng với cường độ quang hợp của cây C3 ưa bóng.
Đồ thị B ứng với cường độ quang hợp của cây C3 ưa sáng. Đáp án: A
Câu 2 [593179]: Mối liên hệ giữa cường độ ánh sáng và cường độ quang hợp ở thực vật C3 ưa sáng có thể được mô tả như thế nào trong điều kiện tối ưu?
A, Cường độ quang hợp tăng theo tỷ lệ tuyến tính với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt mức bão hòa, sau đó không thay đổi nữa.
B, Cường độ quang hợp tăng không đổi bất kể cường độ ánh sáng, do thực vật C3 ưa sáng luôn ở trạng thái bão hòa ánh sáng.
C, Cường độ quang hợp tăng chậm ở mức ánh sáng thấp, tăng nhanh khi cường độ ánh sáng tăng lên đến mức bão hòa, và sau đó giảm khi cường độ ánh sáng quá cao.
D, Cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng vì quang hợp ở thực vật C3 ưa sáng luôn ổn định.
Ở mức ánh sáng thấp, cường độ quang hợp tăng chậm. Khi cường độ ánh sáng tăng lên, cường độ quang hợp cũng tăng nhanh cho đến khi đạt mức bão hòa. Sau đó, nếu cường độ ánh sáng quá cao, cây C3 ưa bóng cây tập trung nito để tổng hợp protein của Thylakoid và diệp lục hơn là vào tổng hợp enzyme cổ định CO2 dẫn tới cây không có đủ enzyme rubisco để sử dụng. Đáp án: C
Câu 3 [593180]: Dựa vào kết quả thí nghiệm cho thấy có sự thay đổi tỉ lệ đồng hoá CO2 ở hai loại lá và sự thay đổi về tỉ lệ đồng hoá CO2 từ ngày 0 đến ngày 10. Điều này cho thấy nhóm thực vật E có đặc điểm gì về khả năng thích nghi với điều kiện môi trường?
A, Nhóm thực vật E có khả năng điều chỉnh linh hoạt con đường cố định CO2 để thích nghi với điều kiện khô hạn, chuyển từ con đường cố định C3 sang con đường CAM.
B, Nhóm thực vật E không thể thích nghi với điều kiện khô hạn, do đó cường độ quang hợp giảm mạnh khi không có nước.
C, Nhóm thực vật E chỉ quang hợp vào ban đêm khi thiếu nước, một đặc điểm của thực vật C4.
D, Nhóm thực vật E không thay đổi con đường quang hợp khi gặp điều kiện khô hạn, do đó vẫn giữ nguyên con đường C3.
Có hiện tượng như vậy vì các lá non và già trên cây đã cố định CO2 theo 2con đường khác nhau - cây trưởng thành quang hợp theo con đường CAM.
Lá non ban đầu cố định CO2 theo con đường C3 đồ thị là vòng tròn rỗng, lá trưởng thành ban đầu cố định CO2 theo con đường CAM đồ thị là đường liền nét, về sau cả lá non và lá trưởng thành đều cố định CO2 theo con đường CAM.
Ngày 0 tưới tốt hàm lượng nước cao nên lá non cố định CO2 theo C3 tỉ lệ đồng hóa CO2 cao vào ban ngày bằng 0 vào ban đêm. Sau đó do dừng tưới nước, trong điều kiện khô hạn nên lá tiến hành quang hợp theo con đường CAM. Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Cây gọng vó (Droseraburmannii) là thực vật bắt mồi có các lông với dịch tiết ở mặt lá. Thành phần dịch tiết ở bề mặt lá bao gồm chất nhầy dính và enzyme trong dịch tiết và tỉ số nguyên tố khoáng (nito/phospho: N/P; nito/kali: N/K và kai/phospho: K/P) trong mô lá của các cây kiểu dại trong điều kiện (ĐK) không có ruồi quả (ĐK1), có mặt ruồi quả (ĐK2) hoặc các cây gọng vó giảm khả năng tiết chất nhày dính trong điều kiện có mặt ruồi quả (ĐK3). Các số liệu được biểu thị ở bảng 1. Cho biết hoạt tính enzyme trong dịch tiết được đo sau khi tiêu hoá ruồi quả được 24h, thời gian thí nghiệm được thực hiện trong 1 tuần.

Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 4 [593181]: Hiện tượng nào ở thực vật được mô tả trong thí nghiệm về cây gọng vó (Droseraburmannii)?
A, Tính thích nghi sinh học - cây điều chỉnh khả năng tiết chất nhầy dính để tối ưu hóa việc bắt mồi và tiêu hóa.
B, Sự cạnh tranh khoáng - cây điều chỉnh tỉ số nguyên tố khoáng trong mô lá để cạnh tranh với các loài thực vật khác.
C, Quá trình quang hợp - cây điều chỉnh tỉ lệ nguyên tố khoáng để tối ưu hóa quá trình quang hợp.
D, Hiện tượng ứng động ở thực vật - cây điều chỉnh sự tiết chất nhầy dính và hoạt tính enzyme để tối ưu hóa việc thu hút và tiêu hóa côn trùng.
Đây là hiện tượng ứng động không sinh trưởng ở thực vật. Khi có tác nhân cơ học, xuất hiện sự lan truyền của kích thích trong các tế bào, mô chuyến hoá  sự tiết chất nhầy dính và tăng hoạt tính enzyme. Đáp án: D
Câu 5 [593182]: Trong điều kiện môi trường không có mặt ruồi quả, cây gọng vó (Droseraburmannii) có khả năng sống sót không và nguyên nhân là gì?
A, Có, vì cây gọng vó có khả năng quang hợp tốt và không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bắt mồi để sống.
B, Không, vì cây gọng vó phụ thuộc hoàn toàn vào việc bắt mồi để cung cấp đủ dinh dưỡng và không thể sống sót khi không có ruồi quả.
C, Có, vì cây gọng vó có khả năng tự tổng hợp đủ dinh dưỡng cần thiết từ môi trường xung quanh khi không có ruồi quả.
D, Không, vì cây gọng vó cần ruồi quả để duy trì hoạt động của enzyme trong dịch tiết và khả năng tiết chất nhầy dính.
Cây gọng vó (Droseraburmannii) có khả năng quang hợp và có thể sống sót mà không cần ruồi quả, mặc dù việc bắt mồi giúp cây bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sự phát triển. Trong điều kiện không có ruồi quả, cây gọng vó vẫn có thể duy trì sự sống nhờ vào quá trình quang hợp và các nguồn dinh dưỡng khác từ môi trường. Đáp án: A
Câu 6 [593183]: Dựa trên thí nghiệm quan sát tính ứng động không sinh trưởng của cây gọng vó (Drosera capensis), khi cây bị thiếu dinh dưỡng từ ruồi quả trong thời gian dài, thí nghiệm sẽ được thiết kết như thế nào để nhằm đánh giá khả năng thích nghi của cây gọng vó đối với điều kiện này?
A, Thiết kế thí nghiệm bằng cách cung cấp ruồi quả cho tất cả các nhóm cây và quan sát sự thay đổi trong hình thái của các lá bắt mồi để đánh giá khả năng thích nghi.
B, Thiết kế thí nghiệm với việc thay đổi ánh sáng và nhiệt độ mà không thay đổi lượng dinh dưỡng cung cấp, để đo lường ảnh hưởng của môi trường đến sự sống sót của cây gọng vó.
C, Thiết kế thí nghiệm với ba nhóm cây: một nhóm được cung cấp ruồi quả, một nhóm không được cung cấp ruồi quả và một nhóm được cung cấp dinh dưỡng tổng hợp, sau đó đo lường sự thay đổi trong khả năng quang hợp và sự tăng trưởng của cây.
D, Thiết kế thí nghiệm với việc chỉ cung cấp nước và ánh sáng cho cây gọng vó và không cung cấp ruồi quả để đánh giá sự thay đổi trong khả năng bắt mồi và hoạt động của enzyme.
Thiết kế thí nghiệm với ba nhóm cây giúp đánh giá khả năng thích nghi của cây gọng vó bằng cách so sánh sự phát triển và khả năng quang hợp trong các điều kiện khác nhau, từ đó xác định ảnh hưởng của việc thiếu dinh dưỡng từ ruồi quả và khả năng thích ứng của cây với việc cung cấp dinh dưỡng khác. Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Một thí nghiệm nghiên cứu phản ứng với nhiệt độ thấp của cỏ Sorghum (Sorghum bicolor) và đậu tương (Glycine max). Cây được trồng ở 25oC trong 3 tuần; sau đó 2 cây được chuyển sang trồng trong môi trường 10oC trong 3 ngày, cường độ ánh sáng nồng độ CO₂ không khí là không đổi suốt quá trình thí nghiệm. Hiệu suất quang hợp thực của cả 2 loài thực vật ở 25oC được thể hiện ở hình dưới đây:

Hình: Hàm lượng khí CO₂ hấp thụ trên khối lượng lá khô (mgCO₂/g)
Câu 7 [593184]: Tốc độ hấp thụ CO₂ thực có ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp?
A, Tốc độ hấp thụ CO₂ thực bằng hiệu của tốc độ hấp thu CO₂ cho quang hợp và mức tạo CO₂ do hô hấp.
B, Tốc độ hấp thụ CO₂ thực bằng tốc độ hấp thu CO₂ cho quang hợp.
C, Tốc độ hấp thụ CO₂ thực bằng tổng của tốc độ hấp thu CO₂ cho quang hợp và mức tạo CO₂ do hô hấp.
D, Tốc độ hấp thụ CO₂ thực tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp.
+ Tốc độ hấp thụ CO₂ thực bằng hiệu của tốc độ hấp thu CO₂ cho quang hợp và mức tạo CO₂ do hô hấp → tốc độ hấp thụ CO₂ thực tỉ lệ với cường độ quang hợp.
+ Cỏ Sorghum bắt đầu quang hợp ở nồng độ CO₂ rất thấp còn đậu tương cần nồng độ CO₂ cao mới bắt đầu quang hợp → Cỏ sorghum thuộc nhóm cây C4 còn đậu tương thuộc nhóm cây C3
- Tốc độ quang hợp của đậu tương sẽ giảm còn tốc độ quang hợp của cỏ Sorghum không đổi hoặc tăng lên.
- Vì tác động của nhiệt độ cao nên cây C3 bị kìm hãm còn cây C4, CAM bị kích thích. Đáp án: A
Câu 8 [593185]: Cơ chế giúp Cỏ Sorghum quang hợp ở nồng độ CO₂ thấp là gì?
A, Cỏ Sorghum là thực vật C3 với chất nhận CO₂ đầu tiên là PEP (Phosphoenolpyruvate) có khả năng quang hợp ở nồng độ thấp.
B, Cỏ Sorghum là thực vật C4 với chất nhận CO₂ đầu tiên là PEP(Phosphoenolpyruvate) có khả năng quang hợp ở nồng độ thấp.
C, Cỏ Sorghum là thực vật C3 với chất nhận CO₂ đầu tiên là Ribulose1-5-diphosphate có khả năng quang hợp ở nồng độ thấp.
D, Cỏ Sorghum là thực vật C3 với chất nhận CO₂ đầu tiên là Ribulose1-5-diphosphate có khả năng quang hợp ở nồng độ cao.
Giống cây A là cây ngày dài, có nghĩa là cây chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng dài (ngày dài). Cây A không phụ thuộc vào xử lý lạnh, bởi vì trong cả hai trường hợp (xử lý lạnh hoặc không xử lý lạnh), cây đều ra hoa khi chiếu sáng 14 giờ (ngày dài). Đáp án: B
Câu 9 [593186]: Khi đậu tương (Glycine max) được chuyển từ nhiệt độ 25°C xuống 10°C, hiệu suất quang hợp thực của cây giảm. Để cải thiện hiệu suất quang hợp của đậu tương trong điều kiện nhiệt độ thấp, phương pháp nào dưới đây có thể là hiệu quả nhất?
A, Tăng cường ánh sáng và giữ nhiệt độ môi trường ở mức 10°C để thúc đẩy quá trình quang hợp trong khi giảm áp lực nhiệt độ.
B, Sử dụng các chất kích thích quang hợp như BAP (6-benzylaminopurine) để tăng cường khả năng quang hợp của cây trong điều kiện lạnh.
C, Cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung, đặc biệt là phospho, để cải thiện khả năng sinh trưởng của cây trong điều kiện nhiệt độ thấp.
D, Chuyển cây sang môi trường ấm hơn, ví dụ 20°C, để duy trì hoạt động quang hợp ổn định hơn trong khi hạn chế stress do nhiệt độ thấp.
Nhiệt độ và quang hợp: Quá trình quang hợp của cây phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, và nhiệt độ thấp có thể làm giảm đáng kể tốc độ quang hợp. Giữ nhiệt độ gần với nhiệt độ tối ưu (20°C thay vì 10°C) giúp duy trì hoạt động quang hợp ổn định hơn và giảm stress do nhiệt độ thấp.
Ánh sáng và kích thích quang hợp: Trong điều kiện lạnh, dù việc tăng cường ánh sáng hoặc sử dụng chất kích thích có thể có lợi, nhưng sự điều chỉnh nhiệt độ là phương pháp trực tiếp nhất để cải thiện hiệu suất quang hợp.
Chất dinh dưỡng: Mặc dù cung cấp chất dinh dưỡng là quan trọng, nhưng việc cải thiện điều kiện nhiệt độ là ưu tiên hàng đầu để giảm stress nhiệt và tối ưu hóa hiệu suất quang hợp. Đáp án: D
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Nghiên cứu 2 giống của loài cây kỳ nham (Hyoscyamus niger) là A và B, trong đó có một giống là cây 1 năm và một giống là cây 2 năm. Tiến hành thí nghiệm, thu được kết quả như sau:

Sau đó, người ta tiến hành một thí nghiệm với giống cây A.
- Thí nghiệm 1: Che ngọn, để lá trong điều kiện ngày dài.
- Thí nghiệm 2: Che lá, để ngọn trong điều kiện ngày dài.
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 10 [593187]: Giống cây A có đặc điểm gì về khả năng ra hoa trong các điều kiện quang chu kỳ và xử lý lạnh?
A, Cây ra hoa chỉ khi được xử lý lạnh và đặt trong điều kiện ngày ngắn.
B, Cây ra hoa trong điều kiện ngày dài, không phụ thuộc vào việc có xử lí lạnh hay không.
C, Cây ra hoa chỉ không được xử lý lạnh và đặt trong điều kiện ngày dài.
D, Cây ra hoa trong điều kiện ngày ngắn nếu được xử lí lạnh.
Giống cây A là cây ngày dài, có nghĩa là cây chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng dài (ngày dài). Cây A không phụ thuộc vào xử lý lạnh, bởi vì trong cả hai trường hợp (xử lý lạnh hoặc không xử lý lạnh), cây đều ra hoa khi chiếu sáng 14 giờ (ngày dài). Đáp án: B
Câu 11 [593188]: Trong thí nghiệm tiếp theo thực hiện của nhóm cây A, trong điều kiện lá cây bị che nhưng ngọn được chiếu sáng thì cây sẽ có phản ứng ra hoa như thế nào?
A, Cây sẽ ra hoa vì ngọn có thể cảm nhận quang chu kỳ và truyền tín hiệu ra hoa.
B, Cây sẽ ra hoa chỉ khi xử lý lạnh trước khi thực hiện thí nghiệm.
C, Cây không ra hoa vì lá là cơ quan cảm nhận quang chu kì chính, và tín hiệu ra hoa không được kích hoạt.
D, Cây sẽ không ra hoa vì cả lá và ngọn đều phải cảm nhận được quang chu kì để ra hoa.
Lá của cây A đóng vai trò chính trong việc cảm nhận quang chu kỳ (thời gian chiếu sáng). Nếu lá bị che, cây không thể nhận biết điều kiện ngày dài, và do đó tín hiệu ra hoa sẽ không được truyền tới ngọn, khiến cây không ra hoa. Đáp án: C
Câu 12 [593189]: Một người nông dân muốn trồng một loại hoa có tính chất cây ngày dài, chỉ ra hoa khi có hơn 12 giờ chiếu sáng. Trong mùa đông, thời gian chiếu sáng tự nhiên dưới 12 giờ mỗi ngày. Người nông dân nên áp dụng biện pháp nào dưới đây để đảm bảo cây có thể ra hoa?
A, Sử dụng đèn nhân tạo để bổ sung ánh sáng, kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày lên hơn 12 giờ.
B, Duy trì chiếu sáng liên tục 24 giờ mỗi ngày để cây ra hoa nhanh hơn.
C, Tưới nước nhiều hơn để bù đắp cho việc thiếu ánh sáng.
D, Che phủ cây hoàn toàn vào ban ngày để kích thích quá trình ra hoa của cây.
Cây ngày dài chỉ ra hoa khi có đủ thời gian chiếu sáng trong ngày (hơn 12 giờ). Trong mùa đông khi thời gian chiếu sáng ngắn, người nông dân có thể sử dụng đèn nhân tạo để kéo dài thời gian chiếu sáng, đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng cần thiết để kích thích quá trình ra hoa. Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Nghiên cứu về quá trình ra hoa ở cây cải dại cho thấy: Sự ra hoa ở cây cải dại bị chi phối bởi nhiều gene và nhiệt độ môi trường. Trong đó gene C mã hoá protein ức chế hoạt động của các gene khác quy định sự ra hoa, gene D mã hoá enzyme deacetylase liên quan đến sự ức chế phiên mã của gene C. Gene D được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài.
Các thí nghiệm về sự ra hoa trên cây cải dại được thực hiện. Hai thí nghiệm được thực hiện để đánh giá khả năng ra hoa ở các điều kiện môi trường khác nhau:
- Thí nghiệm 1: Cây cải dại được đặt trong môi trường nhiệt độ thấp kéo dài.
- Thí nghiệm 2: Cây cải dại được đặt trong môi trường nhiệt độ từ 25oC – 30oC.
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 13 [593190]: Hiện tượng cây chỉ ra hoa khi có một nhiệt độ thích hợp trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là gì?
A, Nhiệt độ thích nghi.
B, Quang chu kì.
C, Xuân hoá.
D, Sinh trưởng và phát triển.
Xuân hoá là quá trình sinh lý mà cây cần trải qua một khoảng thời gian ở nhiệt độ thấp (thường là trong mùa đông) để kích thích sự ra hoa vào mùa xuân hoặc mùa hè. Quá trình này giúp cây "ghi nhớ" được thời gian đã trải qua mùa đông, và sau đó khi điều kiện môi trường thuận lợi hơn (nhiệt độ ấm áp), cây sẽ ra hoa. Đáp án: C
Câu 14 [593191]: Kết qủa của sự tương tác giữa gene C và gene D trong điều kiện nhiệt độ thấp sẽ dẫn đến điều gì?
A, Cây cải dại không ra hoa.
B, Cây cải dại ra hoa sớm.
C, Cây cải dại ra hoa muộn.
D, Cây cải dại chỉ phát triển lá.
Trong điều kiện nhiệt độ thấp kéo dài:
Gene D được kích hoạt: Nhiệt độ thấp sẽ làm gene D hoạt động mạnh hơn.
Ức chế gene C: Khi gene D hoạt động, nó sẽ ức chế gene C, làm giảm khả năng ức chế sự ra hoa.
Kích thích ra hoa: Khi gene C bị ức chế, các gene điều hòa ra hoa khác sẽ được kích hoạt, dẫn đến việc cây cải dại ra hoa sớm hơn. Đáp án: B
Câu 15 [593192]: Trong quá trình thực hiện lô thí nghiệm thứ 2, nhà nghiên cứu đã tách lô cải dại thành 2 luống, trong đó có 1 luống ông xử lí với nhân tố đột biến nhằm gây bất hoạt gene D. Sau đó ông đem gieo trồng 2 luống cải dại này và quan sát về sự ra hoa của 2 luống. Dự đoán về sự ra hoa ở lô thí nghiệm trên.
A, 2 luống cải dại đều không ra hoa.
B, 2 luống cải dại đều ra hoa cùng lúc.
C, Luống được xử lí đột biến ra hoa còn luống còn lại thì không ra hoa.
D, Luống được xử lí đột biến không ra hoa còn luống còn lại ra hoa sớm.
Gene D mã hóa enzyme deacetylase, enzyme này giúp ức chế gene C (gene có chức năng ngăn chặn sự ra hoa). Khi gene D bị bất hoạt do đột biến, enzyme deacetylase không được tạo ra. Điều này có nghĩa là gene C sẽ không bị ức chế và tiếp tục hoạt động, dẫn đến việc ngăn chặn quá trình ra hoa.
Vì vậy, trong điều kiện nhiệt độ từ 25°C – 30°C, cây sẽ không ra hoa do gene C vẫn hoạt động mạnh mà không bị gene D ức chế. Đáp án: A