Câu 1 [593215]: Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?
A, Tế bào biểu bì.
B, Tế bào vỏ rễ.
C, Tế bào mạch gỗ ở rễ.
D, Tế bào nội bì.
Rễ là cơ quan hút nước của thực vật, ngoài ra còn có thể hấp thụ nước qua lá và thân.
Cấu tạo rễ:
+ Rễ chính
+ Rễ bên
Vùng hấp thụ có nhiều tế bào lông hút. Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn...được phát triển từ tế bào biểu bì. Đáp án: A
Câu 2 [593216]: Aucin có tác dụng nào trong các tác dụng dưới đây?
A, Kích thích phân chia tế bào.
B, Làm giảm quá trình phân chia của tế bào.
C, Tác động đến sự rụng lá.
D, Kích thích sự hoá già của tế bào.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Ở cấp tế bào, Aucin có vai trò kích thích quá trình phân bào nguyên phân và sinh trưởng kéo dài của tế bào. Còn ở cấp cơ thể, Aucin có nhiều tác dụng:
- Kích thích kéo dài thân.
- Kích thích hình thành rễ bên, rễ phụ.
- Tăng ưu thế ngọn ức chế chồi bên.
- Điều chỉnh sự hướng sáng, hướng trọng lực.
- Làm chậm sự rụng lá.
- Kích thích phân hóa mô. Đáp án: A
Câu 3 [593217]: Trong các phương pháp nhân giống vô tính sau đây, phương pháp nào cho phép tạo ra được hàng ngàn cây con từ một cây mẹ?
A, Ghép cành.
B, Chiết cành.
C, Nuôi cấy mô.
D, Giâm cành.
Đáp án: C.
Lời giải chi tiết

Vì từ một cây mẹ có thể tách ra thành hàng nghìn mẫu mô, mỗi mẫu mô phát triển thành môt cây con. Đáp án: C
Câu 4 [593218]: Khi nói về hình thức tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác.
B, Sự thụ phấn giữa hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
C, Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với cây khác loài.
D, Sự kết hợp giữa tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Tự thụ phấn là sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
Còn sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác là thụ phấn chéo.
Sự kết hợp giữa tinh tử của cây này với trứng của cây khác là sự thụ tinh. Đáp án: B
Câu 5 [593219]: Khi nói về quả của cây hạt kín, phát biểu nào sau đây sai?
A, Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành.
B, Quả không hạt chỉ được hình thành khi có hiện tượng thụ phấn và có hiện tượng thụ tinh.
C, Quả có vai trò bảo vệ hạt.
D, Quả có thể là phương tiện để phát tán hạt.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Vì quả không hạt có thể được hình thành do có hiện tượng thụ phấn mà không có hiện tượng thụ tinh hoặc cũng có thể được hình thành do nguồn chất kích thích ngoại sinh như Aucin hay Giberelin. Đáp án: B
Câu 6 [593220]: Tế bào lông hút của rễ cây có khả năng hút nước chủ động bằng cách nào sau đây?
A, Tạo ra áp suất thẩm thấu lớn để nước thẩm thấu từ đất vào rễ.
B, Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ bơm ATP synthase.
C, Vận chuyển theo con đường ẩm bào.
D, Làm cho thành tế bào mỏng và không thấm cutin.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Nước từ đất qua lông hút vào rễ theo cơ chế thụ động theo nguyên tắc đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp (đất) vào nơi có áp suất thẩm thấu cao (tế bào rễ); không sử dụng đến bơm ATP synthase và cũng không theo con đường ẩm bào.
Tế bào rễ đã chủ động tạo nên áp suất thẩm thấu lớn bằng cách tích trữ ion khoáng và hô hấp mạnh tạo nhiều sản phẩm trao đổi chất. Đáp án: A
Câu 7 [593221]: Phát biểu nào sau đây sai?
A, Ở trong cùng một cây, lông hút là cơ quan có thế nước cao nhất.
B, Nước và tất cả các chất khoáng khi đi vào mạch dẫn đều qua tế bào nội bì.
C, Đưa cây vào phòng lạnh thì sức trương nước của tế bào thịt lá giảm.
D, Rễ cây hút nước chủ động bằng cách vận chuyển nước ngược chiều nồng độ.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết

Rễ cây hút nước chủ động bằng cách chủ tạo nên áp suất thẩm thấu lớn hơn dung dịch đất để nước thẩm thấu từ đất vào rễ.
Rễ chủ động tăng áp suất thẩm thấu bằng cách tích trữ ion khoáng và hô hấp mạnh tạo nhiều sản phẩm trao đổi chất. Đáp án: D
Câu 8 [593222]: Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào chết. Có các vai trò sau đây:
(A) Giảm lượng dinh dưỡng và nước để nuôi các tế bào này.
(B) Giảm lực cản khi vận chuyển dòng mạch gỗ ngược chiều trọng lực.
(C) Các tế bào này sẽ không hút nước và ion khoáng của những tế bào bên cạnh.
(D) Thành của các tế bào này dày giúp bảo vệ ống dẫn trước áp lực sinh ra do lực hút từ sự thoát hơi nước ở lá.
Trong các vai trò trên. Có bao nhiêu vai trò đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 2
Lời giải chi tiết

Có 2 phát biểu đúng, đó là (B) và (D)
Mạch gỗ là các tế bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.
Câu 9 [593223]: Khi chuyển một cây gỗ lớn đi trồng một nơi khác, người ta cắt bỏ bớt lá nhằm mục đích nào sau đây?
A, Giảm bớt khối lượng để dễ vận chuyển.
B, Giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây bị thiếu nước.
C, Hạn chế hiện tượng cành bị gãy khi vận chuyển.
D, Hạn chế bộ lá bị hỏng khi vận chuyển.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Lá là cơ quan thoát hơi nước của cây, khi chuyển một cây gỗ lớn đi trồng một nơi khác thì bị rễ bị tổn thương, khả năng hút nước bị giảm nên người ta cắt bỏ bớt lá để giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây bị thiếu nước. Đáp án: B
Câu 10 [593224]: Trong điều kiện nào sau đây, cây sẽ ngừng thoát hơi nước?
A, Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng.
B, Tưới nước cho cây với hàm lượng vừa đủ.
C, Bón phân đạm cho cây với nồng độ thích hợp.
D, Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết

Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng khi đưa cây vào trong tối vì khi đó cây không quang hợp, khí khổng đóng. Đáp án: D
Câu 11 [593225]: Trong các nguyên nhân sau đây, đâu là nguyên nhân chính làm cho những giống cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao?
A, Các ion khoáng gây độc đối với cây.
B, Hàm lượng oxygen trong đất thấp.
C, Thế nước của đất thấp.
D, Các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ hút nước và sinh trưởng bình thường.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết

Nước được vận chuyển từ nơi có thế nước cao (đất) đến nơi có thế nước thấp (rễ), cây muốn hút được nước thì phải có nồng độ chất tan cao hơn ngoài môi trường đất (tức là thế nước thấp hơn đất).
Cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là thế nước của đất thấp (tức là nồng độ chất tan trong đất cao hơn so với rễ cây). Đáp án: C
Câu 12 [593226]: Cơ chế đóng mở khí khổng là do
A, sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài của tế bào khí khổng.
B, sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu.
C, áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn duy trì ổn định.
D, hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau, nên sức trương nước khác nhau.
Khí khổng được tạo nên bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hình hạt đậu có thành tế bào mép trong dày và mép ngoài mỏng nên mép trong co giản ít hơn so với mép ngoài.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

B sai. Vì sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu làm thay đổi sức trương nước của chúng (đây là nguyên nhân gián tiếp) nhưng sự đóng mở khí khổng là do nguyên nhân trực tiếp từ sự cong hay dãn của thành tế bào hạt đậu.
C sai. Vì áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng thay đổi tùy vào trạng thái no nước của tế bào hạt đậu.
D sai. Vì hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc giống nhau. Đáp án: B
Câu 13 [593227]: Trong các cơ quan sau đây của cây xanh, cơ quan nào có thế nước thấp nhất?
A, Các lông hút ở rễ.
B, Các mạch gỗ ở thân.
C, Lá cây.
D, Cành cây.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết

Thế nước là thế năng hoá học của nước. Nước luôn di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. Ở trong cây, rễ là nơi có thế nước cao nhất, lá là nơi có thế nước thấp nhất. Đáp án: C
Câu 14 [593228]: Dịch mạch rây được vận chuyển từ lá xuống rễ hoặc từ cơ quan này đến cơ quan khác nhờ bao nhiêu nhân tố sau đây?
(A) Cung cấp năng lượng ATP để vận chuyển chủ động.
(B) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với mạch gỗ.
(C) Lực hút của thoát hơi nước và sức đẩy của rễ.
(D) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
A, 4.
B, 3.
C, 2.
D, 1.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết

Có 2 phát biểu đúng, đó là (A) và (D)
- Dịch mạch rây được vận chuyển nhờ cung cấp năng lượng và sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan ngồn và cơ quan chứa.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với mạch gỗ, lực hút của thoát hơi nước và sức đẩy của rễ là các động lực của dòng mạch gỗ. Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Thực hiện thí nghiệm với bốn cây thân thảo cùng loài, cùng kích thước và số lượng lá. Ba cây hoàn toàn bình thường và một cây là thể đột biến có cấu trúc khí khổng bị biến đổi (luôn ở trạng thái khép hờ). Đặt bốn cây dưới điều kiện ngoài trời từ 6h sáng đến 18h cùng ngày, một trong ba cây bình thường được úp chuông thủy tinh nhưng vẫn đảm bảo thông khí. Dùng thiết bị đo hàm lượng nước thoát ra khỏi cây và tính toán thu được các thông số sau:
Câu 15 [593229]: Vai trò của khí khổng trong thí nghiệm này là gì?
A, Nơi thực hiện trao đổi hơi nước với môi trường qua quá trình thoát hơi nước.
B, Nơi thực hiện trao đổi khí CO₂ với môi trường để lấy khí CO₂.
C, Giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
D, Động lực vận chuyển nước trong cây.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Thí nghiệm xem xét hàm lượng nước thoát ra môi trường thông qua lá cây. Sự thoát hơi nước ở lá xảy ra ở khí khổng và tầng cutin. Do đó trong thí nghiệm này vai trò của khí khổng là nơi thực hiện trao đổi hơi nước với môi trường qua quá trình thoát hơi nước. Đáp án: A
Câu 16 [593230]: Cây đột biến sẽ có đặc điểm nào khác biệt với các cây còn lại?
A, Vận tốc trung bình đạt giá trị cao nhất.
B, Chênh lệch giữa vận tốc cao nhất và thấp nhất đạt giá trị thấp nhất.
C, Có sự xuất hiện chất khoáng và chất hữu cơ trong dòng chảy.
D, Vận tốc trung bình đạt giá trị trung bình.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Cây có khí khổng luôn khép hờ nên không thể thoát hơi nước qua khí khổng mà chỉ có thể qua tầng cutin với lượng nước và vận tốc chậm hơn nhiều, không có hiện tượng đóng khí khổng vào buổi trưa nên sự chênh lệch vận tốc nhỏ. Đáp án: B
Câu 17 [593231]: Vì sao ở cây số II lại xảy ra hiện tượng thoát ra chất khoáng và chất hữu cơ?
A, Vì cây ở trạng thái bình thường vẫn thoát ra nước chứa chất khoáng và chất hữu cơ.
B, Do cây này khí khổng luôn khép hờ nên nước thoát ra chất khoáng và chất hữu cơ thoát ra.
C, Do cây được bón quá nhiều chất dinh dưỡng nên cây thừa thải ra ngoài.
D, Do cây bị úp chuông nên không khí bão hòa hơi nước, nước thoát ra ở thủy khổng chứa chất khoáng và chất hữu cơ.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết

Cây bị úp chuông thủy tinh nên không khí trong chuông nhanh chóng bị bão hòa hơi nước, lúc này thoát hơi nước qua khí khổng và tầng cutin đều ngưng trệ, nhưng rễ vẫn hút nước nên nước thoát ra khỏi lá qua thủy khổng (ứ giọt). Dòng nước này có cả chất khoáng và chất hữu cơ bị đẩy ra từ mạch dẫn. Đáp án: D