Câu 1 [593347]: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là:
A, Tập tính xã hội.
B, Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
C, Tập tính sinh sản.
D, Tập tính di cư.
Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính xã hội.
Tập tính xã hội là đời sống thành bầy, thành đàn gồm các cá thể chung sống với nhau, có một số hoạt động chung và có sự phân chia thứ bậc trong đàn. Đáp án: A
Tập tính xã hội là đời sống thành bầy, thành đàn gồm các cá thể chung sống với nhau, có một số hoạt động chung và có sự phân chia thứ bậc trong đàn. Đáp án: A
Câu 2 [593348]: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:
A, Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
B, Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
C, Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
D, Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: các loài chân khớp (châu chấu, tôm, cua...). Đáp án: D
Câu 3 [593349]: Ở các loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa?
A, Thực quản.
B, Tuyến nước bọt.
C, Khoang miệng.
D, Dạ dày.
Diều là bộ phận nằm giữa khoang miệng và dạ dày có tác dụng tích trữ thức ăn và làm mềm thức ăn. Đây là bộ phận được hình thành do sự biến đổi một phần của thực quản. Đáp án: A
Câu 4 [593350]: Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
B, Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.
C, Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.
D, Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch.
Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch: Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn ➔ Máu chảy nhanh (và ngược lại).
Vận tốc máu biến thiên trong hệ mạch như sau: vận tốc lớn nhất ở động mạch chủ, rồi giảm dần ở các động mạch nhỏ, tiểu động mạch và chậm nhất ở mao mạch; sau đó lại tăng dần ở các tiểu tĩnh mạch về các tĩnh mạch nhỏ và tĩnh mạch chủ. Đáp án: B
Vận tốc máu biến thiên trong hệ mạch như sau: vận tốc lớn nhất ở động mạch chủ, rồi giảm dần ở các động mạch nhỏ, tiểu động mạch và chậm nhất ở mao mạch; sau đó lại tăng dần ở các tiểu tĩnh mạch về các tĩnh mạch nhỏ và tĩnh mạch chủ. Đáp án: B
Câu 5 [593351]: Ở nhóm động vật nào sau đây, hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận chuyển dinh dưỡng mà không vận chuyển khí?
A, Chim.
B, Côn trùng.
C, Cá.
D, Lưỡng cư.
Nhóm côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí, ống khí phân nhánh nhỏ tới tận các tế bào để trao đổi khí trực tiếp với các tế bào mà không thông qua hệ tuần hoàn. Đáp án: B
Câu 6 [593352]: Nhóm động vật nào sau đây có tính cảm ứng bằng hình thức phản xạ?
A, Trùng amip.
B, Trùng đế dày.
C, Giun đất.
D, Trùng roi.
Chỉ có các loài động vật có hệ thần kinh thì mới có phản xạ.
Trùng amip, trùng đế dày, trùng roi thuộc nhóm động vật đơn bào là các động vật chưa có hệ thần kinh, nên phản ứng của chúng chưa được gọi là phản xạ.
Đáp án: C
Câu 7 [593353]: Phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?
A, Thấy rắn thì có cảm giác lo sợ và bỏ chạy.
B, Kim đâm vào tay và có phản ứng rụt tay.
C, Khi gặp lạnh thì người run rẩy.
D, Nhiệt độ môi trường tăng cao thì người đổ mồ hôi.
Phản xạ có điều kiện là phản xạ học được. Trong các phản xạ mà đề bài đưa ra thì bỏ chạy khi gặp rắn là phản xạ có điều kiện. Đối với những người chưa bao giờ được kể về tác hại của rắn cắn và chưa bao giờ bị rắn cắn thì sẽ không biết được hậu quả của rắn cắn cho nên sẽ không có phản ứng bỏ chạy khi gặp rắn. Do vậy, có phản ứng bỏ chạy là vì trước đó đã biết về tác hại của rắn cắn. Đáp án: A
Câu 8 [593354]: Cho các phát biểu sau:
(A) Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được máu từ động mạch khi tâm thất co nhiều hơn so với khi tâm thất giãn.
(B) Cơ tim nhận được máu từ động mạch khi tâm thất co nhiều hơn so với khi tâm thất giãn.
(C) Khi tâm thất co, các sợi cơ tim co giúp sự vận chuyển máu trong các động mạch vành tim dễ dàng hơn.
(D) Gốc động mạch chủ là nơi xuất phát của động mạch vành tim nên động mạch vành tim nhận nhiều máu khi tâm thất giãn.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: ___________
(A) Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được máu từ động mạch khi tâm thất co nhiều hơn so với khi tâm thất giãn.
(B) Cơ tim nhận được máu từ động mạch khi tâm thất co nhiều hơn so với khi tâm thất giãn.
(C) Khi tâm thất co, các sợi cơ tim co giúp sự vận chuyển máu trong các động mạch vành tim dễ dàng hơn.
(D) Gốc động mạch chủ là nơi xuất phát của động mạch vành tim nên động mạch vành tim nhận nhiều máu khi tâm thất giãn.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: ___________
Đáp án: 2
Có 2 phát biểu đúng, đó là (A), (D).
Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít hơn khi tâm thất co.
- Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.
- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (A), (D).
Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít hơn khi tâm thất co.
- Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.
- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co.
Câu 9 [593355]: Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:
(A) Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.
(B) Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
(C) Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn
(D) Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
(A) Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.
(B) Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
(C) Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn
(D) Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
A, (B), (C), (D).
B, (A), (B), (C).
C, (A), (C), (D).
D, (A), (B), (D).
Phát biểu đúng là (A), (B), (C).
Phát biểu D chưa đúng vì khi thức ăn đi qua ống tiêu hoá cần được biến đổi cơ học và biến đổi hoá học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Đáp án: B
Phát biểu D chưa đúng vì khi thức ăn đi qua ống tiêu hoá cần được biến đổi cơ học và biến đổi hoá học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Đáp án: B
Câu 10 [593356]: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A, Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
B, Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
C, Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
D, Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng từ đơn giản đến phức tạp:
Tiêu hóa nội bào là hình thức tiêu hóa nguyên thủy, có ở các loài sinh vật đơn bào và động vật đa bào nguyên thuỷ.
Sau đó, tiến hóa thành tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào ở những sinh vật có cơ thể phức tạp hơn, tiêu hóa diễn ra cả bên trong tế bào và trong khoang tiêu hóa (như ở một số động vật đơn giản như thuỷ tức).
Cuối cùng, tiêu hóa ngoại bào trở thành phương thức chủ yếu ở các sinh vật bậc cao, nơi thức ăn được tiêu hóa trong ống tiêu hóa trước khi các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và tế bào. Đáp án: C
Tiêu hóa nội bào là hình thức tiêu hóa nguyên thủy, có ở các loài sinh vật đơn bào và động vật đa bào nguyên thuỷ.
Sau đó, tiến hóa thành tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào ở những sinh vật có cơ thể phức tạp hơn, tiêu hóa diễn ra cả bên trong tế bào và trong khoang tiêu hóa (như ở một số động vật đơn giản như thuỷ tức).
Cuối cùng, tiêu hóa ngoại bào trở thành phương thức chủ yếu ở các sinh vật bậc cao, nơi thức ăn được tiêu hóa trong ống tiêu hóa trước khi các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và tế bào. Đáp án: C
Câu 11 [593357]: Khi nói về vai trò của các nhân tố tham gia duy trì ổn định pH máu, phát biểu nào sau đây sai?
A, Hoạt động hấp thu O2 ở phổi có vai trò quan trọng để ổn định độ pH máu.
B, Hệ thống đệm trong máu có vai trò quan trọng để ổn định pH máu.
C, Phổi thải CO2 có vai trò quan trọng để ổn định pH máu.
D, Thận thải H+ và HCO3- có vai trò quan trọng để ổn định pH máu.
Các nhân tố đối với sự duy trì ổn định pH máu gồm:
- Hệ đệm carbonate: do phổi và thận điều chỉnh.
+ Nồng độ CO2 được điều chỉnh bởi phổi.
+ Nồng độ bicarbonate được thận điều chỉnh.
- Hệ đệm phosphate: có vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận.
- Hệ đệm protein: là 1 hệ đệm mạnh của cơ thể chiếm ¾ toàn bộ hệ đệm trong dịch cơ thể.
➔ Phổi hấp thụ O2 không liên quan đến ổn định độ pH máu. Đáp án: A
- Hệ đệm carbonate: do phổi và thận điều chỉnh.
+ Nồng độ CO2 được điều chỉnh bởi phổi.
+ Nồng độ bicarbonate được thận điều chỉnh.
- Hệ đệm phosphate: có vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận.
- Hệ đệm protein: là 1 hệ đệm mạnh của cơ thể chiếm ¾ toàn bộ hệ đệm trong dịch cơ thể.
➔ Phổi hấp thụ O2 không liên quan đến ổn định độ pH máu. Đáp án: A
Câu 12 [593358]: Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút, giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt là 1:3:9. Thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi là bao nhiêu giây (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: __________
Đáp án: 0,06410
Theo giả thiết, nhịp tim của chuột = 720 lần/phút.
➔ 1 chu kì tim =
= 0,08333 (giây).
Tỉ lệ thời gian các pha: co tâm nhĩ : co tâm thất : giãn chung = 1 : 3 : 9.
➔ Thời gian từng pha là:
Pha tâm nhĩ co =
(giây).
Pha tâm thất co =
(giây).
Pha giản chung =
(giây).
Vậy, thời gian tâm nhĩ nghỉ ngơi = 0,08333 – 0,00641 = 0,07692 (giây).
Thời gian tâm thất nghỉ ngơi = 0,08333 – 0,01923 = 0,06410 (giây).
Theo giả thiết, nhịp tim của chuột = 720 lần/phút.
➔ 1 chu kì tim =

Tỉ lệ thời gian các pha: co tâm nhĩ : co tâm thất : giãn chung = 1 : 3 : 9.
➔ Thời gian từng pha là:
Pha tâm nhĩ co =

Pha tâm thất co =

Pha giản chung =

Vậy, thời gian tâm nhĩ nghỉ ngơi = 0,08333 – 0,00641 = 0,07692 (giây).
Thời gian tâm thất nghỉ ngơi = 0,08333 – 0,01923 = 0,06410 (giây).
Câu 13 [593359]: Có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về hoạt động của hệ mạch?
(A) Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
(B) Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm.
(C) Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
(D) Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
(A) Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
(B) Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm.
(C) Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
(D) Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đều đúng. Đáp án: D
Câu 14 [593360]: Đặc điểm của sự phát triển không qua biến thái là gì?
A, Con non mới nở có hình dạng cấu tạo và sinh lý khác con trưởng thành.
B, Trải qua nhiều lần lột xác.
C, Con non mới nở có hình thái cấu tạo và sinh lý tương tự con trưởng thành.
D, Trải qua các giai đoạn sâu, nhộng,... mới tới con trưởng thành.
Phát triển không qua biến thái: con non mới nở hoặc mới sinh có hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự con trưởng thành. Ví dụ: gà, mèo,... Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Bilirubin là một sản phẩm của quá trình dị hóa heme mà được vận chuyển đến gan, nơi nó được liên hợp với hai phân tử acid glucuronic nhờ enzyme UGT. Phức hợp bilirubin sau đó được bài tiết vào ruột non như một thành phần của dịch mật.

Một bệnh nhân vàng da và một bệnh nhân sốt rét đến bệnh viện để xét nghiệm. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ nhận ra rằng các chỉ số liên quan đến bilirubin có sự thay đổi so với người bình thường. Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:

Một bệnh nhân vàng da và một bệnh nhân sốt rét đến bệnh viện để xét nghiệm. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ nhận ra rằng các chỉ số liên quan đến bilirubin có sự thay đổi so với người bình thường. Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593361]: Tại sao việc liên hợp bilirubin với acid glucuronic trong gan lại quan trọng cho quá trình bài tiết bilirubin và ảnh hưởng đến sự xuất hiện của vàng da?
A, Liên hợp bilirubin làm giảm tính hòa tan trong nước, dẫn đến tích tụ bilirubin trong gan và vàng da.
B, Liên hợp bilirubin làm bilirubin không tan trong nước, gây tích tụ trong nước tiểu và vàng da.
C, Liên hợp bilirubin làm tăng tính hòa tan trong nước, giúp bài tiết bilirubin qua mật vào ruột; nếu bị rối loạn, bilirubin không liên hợp tích tụ gây vàng da.
D, Liên hợp bilirubin làm bilirubin màu sắc hơn, giúp bài tiết qua phân; rối loạn quá trình này không ảnh hưởng đến vàng da.
Liên hợp bilirubin làm tăng tính hòa tan trong nước, giúp bài tiết bilirubin qua mật vào ruột; nếu bị rối loạn, bilirubin không liên hợp tích tụ gây vàng da. Đáp án: C
Câu 16 [593362]: Một đột biến làm giảm khả năng hoạt động của enzyme UDP-glucuronosyltransferase (UGT) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ bilirubin trong máu?
A, Giảm khả năng giải phóng phức hợp bilirubin vào mật, dẫn đến giảm nồng độ bilirubin trong máu.
B, Tăng khả năng bài tiết bilirubin liên hợp vào ruột, dẫn đến giảm nồng độ bilirubin trong máu.
C, Tăng khả năng tạo phức hợp bilirubin, dẫn đến giảm nồng độ bilirubin tự do trong máu và.
D, Giảm khả năng phức hợp bilirubin, dẫn đến tăng nồng độ bilirubin tự do trong máu.
Enzyme UGT liên hợp bilirubin với acid glucuronic, giúp tăng tính tan trong nước và bài tiết bilirubin liên hợp ra khỏi cơ thể.
Giảm hoạt động của UGT dẫn đến giảm khả năng liên hợp bilirubin, làm tăng nồng độ bilirubin tự do trong máu, gây vàng da do sự tích tụ bilirubin tự do. Đáp án: D
Giảm hoạt động của UGT dẫn đến giảm khả năng liên hợp bilirubin, làm tăng nồng độ bilirubin tự do trong máu, gây vàng da do sự tích tụ bilirubin tự do. Đáp án: D
Câu 17 [593363]: Bệnh nhân mắc sốt rét có nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Nguyên nhân chính của tình trạng này là gì?
A, Phá hủy hồng cầu do ký sinh trùng sốt rét, dẫn đến tăng nồng độ bilirubin tự do trong máu.
B, Tăng cường hoạt động của enzyme UGT, dẫn đến tăng nồng độ phức hợp bilirubin trong máu.
C, Tắc nghẽn ống mật do ký sinh trùng sốt rét, làm tăng nồng độ bilirubin phức hợp bilirubin trong máu.
D, Tăng sản xuất chất truyền tin thần kinh, không ảnh hưởng đến nồng độ bilirubin.
Kí sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum được sản sinh trong hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị vỡ nếu kí sinh trùng sốt rét sinh sản nhiều, điều này sẽ dẫn tới việc giải phóng các phân tử hemoglobin, hemoglobin làm tăng hàm lượng biliburin trong máu và sau đó làm tăng phức hệ biliburin. Đáp án: A