Câu 1 [593364]: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là:
A, Trường hợp ấu trùng có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B, Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
C, Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D, Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. Đáp án: A
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. Đáp án: A
Câu 2 [593365]: Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
A, Thực quản.
B, Dạ dày.
C, Ruột non.
D, Ruột già.
Tiêu hoá hoá học diễn ra ở miệng, ở dạ dày, ở ruột non nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Vì chỉ ở ruột non thì mới có đủ các loại enzyme để tiêu hoá các loại chất hữu cơ có trong thức ăn. Đáp án: C
Câu 3 [593366]: Ở người, thành của mạch máu nào sau đây thường chỉ có một lớp tế bào?
A, Động mạch lớn.
B, Tĩnh mạch.
C, Động mạch nhỏ.
D, Mao mạch.
Thành của mạch máu chỉ có một lớp tế bào giúp cho quá trình trao đổi chất giữa máu và dịch mô đạt hiệu quả cao, tốc độ nhanh. Đặc điểm này có ở mao mạch.
Còn động mạch và tĩnh mạch thì thành mạch được cấu tạo bởi các lớp cơ trơn. Đáp án: D
Còn động mạch và tĩnh mạch thì thành mạch được cấu tạo bởi các lớp cơ trơn. Đáp án: D
Câu 4 [593367]: Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong cơ thể ở trạng thái bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A, Từ tĩnh mạch về tâm nhĩ.
B, Từ tâm thất vào động mạch.
C, Từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D, Từ động mạch về tâm nhĩ.
Chiều vận chuyển máu trong cơ thể ở động vật có hệ tuần hoàn kép như sau:
+ Tim có bóp đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và da (ở lưỡng cư) trao đổi khí tại các mao mạch phổi và da sau đó máu đổ vào tĩnh mạch phổi và da rồi về tâm nhĩ trái.
+ Máu từ tâm nhĩ trái đổ vào tâm thất của tim. Tim có bóp đẩy máu từ tâm thất vào động mạch chủ dẫn máu đi khắp nơi đến các mao mạch tại các cơ quan rồi đổ về tĩnh mạch (là máu giàu CO2) đưa về tâm nhĩ phải. Đáp án: D
+ Tim có bóp đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và da (ở lưỡng cư) trao đổi khí tại các mao mạch phổi và da sau đó máu đổ vào tĩnh mạch phổi và da rồi về tâm nhĩ trái.
+ Máu từ tâm nhĩ trái đổ vào tâm thất của tim. Tim có bóp đẩy máu từ tâm thất vào động mạch chủ dẫn máu đi khắp nơi đến các mao mạch tại các cơ quan rồi đổ về tĩnh mạch (là máu giàu CO2) đưa về tâm nhĩ phải. Đáp án: D
Câu 5 [593368]: Nhóm động vật nào sau đây có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích?
A, Trùng biến hình, giáp xác.
B, Trùng đế dày, sứa.
C, San hô, mực ống.
D, Giun đất, giáp xác.
Nhóm động vật có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích là nhóm động vật có các tế bào thần kinh tập trung dạng chuỗi hạch và thần kinh dạng ống.
Trong các động vật trên thì nhóm động có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích là: Giun đất, giáp xác, mực ống.
Còn trùng biến hình, trùng đế dày: chưa có tổ chức thần kinh phản ứng bằng cách co rút chất nguyên sinh hoặc co toàn cơ thể.
San hô, sứa có tổ chức thần kinh dạng lưới phản ứng bằng cách co toàn cơ thể. Đáp án: D
Trong các động vật trên thì nhóm động có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích là: Giun đất, giáp xác, mực ống.
Còn trùng biến hình, trùng đế dày: chưa có tổ chức thần kinh phản ứng bằng cách co rút chất nguyên sinh hoặc co toàn cơ thể.
San hô, sứa có tổ chức thần kinh dạng lưới phản ứng bằng cách co toàn cơ thể. Đáp án: D
Câu 6 [593369]: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A, Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B, Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
C, Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D, Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Tập tính bẩm sinh: Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài
Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Vậy đáp án C đúng, các đáp án còn lại đều là những tập tính học được Đáp án: C
Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Vậy đáp án C đúng, các đáp án còn lại đều là những tập tính học được Đáp án: C
Câu 7 [593370]: Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A, Cào cào có hệ thần kinh chuỗi hạch.
B, Mực có hệ thần kinh chuỗi hạch.
C, Thủy tức có hệ thần kinh mạng lưới.
D, Cá có hệ thần kinh mạng lưới.
A đúng. Vì cào cào thuộc ngành côn trùng nên có hệ thần kinh chuỗi hạch.
B đúng. Vì mực thuộc ngành thân mềm có hệ thần kinh chuỗi hạch.
C đúng. Vì thủy tức thuộc nghành ruột khoang có hệ thần kinh mạng lưới.
D sai. Vì cá là động vật có xương sống có hệ thần kinh dạng ống. Đáp án: D
B đúng. Vì mực thuộc ngành thân mềm có hệ thần kinh chuỗi hạch.
C đúng. Vì thủy tức thuộc nghành ruột khoang có hệ thần kinh mạng lưới.
D sai. Vì cá là động vật có xương sống có hệ thần kinh dạng ống. Đáp án: D
Câu 8 [593371]: Khi nói về hoạt động tuần hoàn ở động vật, có các phát biểu sau:
(A) Tất cả mọi loài động vật đều có hệ tuần hoàn.
(B) Tất cả mọi hệ tuần hoàn đều có tim và hệ mạch.
(C) Tất cả mọi hệ mạch đều có 3 loại là động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
(D) Tất cả các hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển khí O2 đến cung cấp cho tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
(A) Tất cả mọi loài động vật đều có hệ tuần hoàn.
(B) Tất cả mọi hệ tuần hoàn đều có tim và hệ mạch.
(C) Tất cả mọi hệ mạch đều có 3 loại là động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
(D) Tất cả các hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển khí O2 đến cung cấp cho tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 1
Chỉ có 1 phát biểu đúng, đó là (B).
(A) sai. Vì động vật đơn bào và một số động vật đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn.
(C) sai. Vì ở hệ tuần hoàn hở không có hệ mao mạch.
(D) sai. Vì ở hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng vận chuyển O2.
Chỉ có 1 phát biểu đúng, đó là (B).
(A) sai. Vì động vật đơn bào và một số động vật đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn.
(C) sai. Vì ở hệ tuần hoàn hở không có hệ mao mạch.
(D) sai. Vì ở hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng vận chuyển O2.
Câu 9 [593372]: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nước?
A, Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
B, Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
C, Do độ pH của máu giảm.
D, Do nồng độ glucose trong máu giảm.
Khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm, khối lượng nước trong cơ thể giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước nằm ở vùng dưới đồi thị làm giảm tiết nước bọt gây cảm giác khát.
Độ pH của máu giảm không liên quan đến cảm giác khát nước. Đáp án: A
Độ pH của máu giảm không liên quan đến cảm giác khát nước. Đáp án: A
Câu 10 [593373]: Khi nói về vai trò của gan, phát biểu nào sau đây sai?
A, Tiết ra các hormone để điều hòa cơ thể.
B, Khử các chất độc hại cho cơ thể.
C, Điều chỉnh nồng độ glucose trong máu.
D, Sản xuất protein huyết tương (fibrinogen, các globulin và albumin).
Gan không tiết hormone.
Vai trò của gan:
+ Điều hòa glucose huyết :
Gan nhận được nhiều glucose từ tĩnh mạch cửa gan, biến đổi thành glycogen dự trữ trong gan và cơ, phần glucose dư thừa sẽ chuyển thành các phân tử mỡ và được dự trữ trong các mô đảm bảo cho nồng độ glucose trong máu tương đối ổn định. Ngược lại khi nồng độ glucose trong máu giảm thì gan có cơ chể chuyển hóa ngược từ glycogen thành glucose; đồng thời gan có khả năng tổng hợp glucose từ acid lactic và glycerol được tạo ra từ quá trình phân giải mỡ làm cho nồng độ glucose trong máu tăng.
+ Điều hòa protein trong huyết tương: Gan điều hòa được nồng độ của fibrinogen, globulin, albumin vì chúng được tạo ra ở gan và cũng bị phân hủy ở gan.
+ Khử độc máu: Máu khi đi qua gan được lọc bỏ các chất độc hại như ethylic (rượu)… sau đó mới đưa về tim để đi nuôi cơ thể.
+ Tiết dịch tiêu hóa: Gan tiết dịch mật giúp quá trình tiêu hóa lipid dễ dàng hơn. Đáp án: A
Vai trò của gan:
+ Điều hòa glucose huyết :
Gan nhận được nhiều glucose từ tĩnh mạch cửa gan, biến đổi thành glycogen dự trữ trong gan và cơ, phần glucose dư thừa sẽ chuyển thành các phân tử mỡ và được dự trữ trong các mô đảm bảo cho nồng độ glucose trong máu tương đối ổn định. Ngược lại khi nồng độ glucose trong máu giảm thì gan có cơ chể chuyển hóa ngược từ glycogen thành glucose; đồng thời gan có khả năng tổng hợp glucose từ acid lactic và glycerol được tạo ra từ quá trình phân giải mỡ làm cho nồng độ glucose trong máu tăng.
+ Điều hòa protein trong huyết tương: Gan điều hòa được nồng độ của fibrinogen, globulin, albumin vì chúng được tạo ra ở gan và cũng bị phân hủy ở gan.
+ Khử độc máu: Máu khi đi qua gan được lọc bỏ các chất độc hại như ethylic (rượu)… sau đó mới đưa về tim để đi nuôi cơ thể.
+ Tiết dịch tiêu hóa: Gan tiết dịch mật giúp quá trình tiêu hóa lipid dễ dàng hơn. Đáp án: A
Câu 11 [593374]: Trâu bò chỉ ăn cỏ nhưng trong máu của các loài động vật có hàm lượng amino acid rất cao. Nguyên nhân là vì
A, cỏ có hàm lượng protein và amino acid rất cao.
B, ruột của trâu, bò không hấp thụ amino acid.
C, trâu, bò có dạ dày túi nên tổng hợp tất cả các amino acid cho riêng mình.
D, trong dạ dày trâu, bò có vi sinh vật chuyển hóa đường thành amino acid và protein.
Trâu, bò và các loài động vật nhai lại khác có hệ tiêu hóa đặc biệt, bao gồm dạ cỏ (một phần của dạ dày túi). Trong dạ cỏ có nhiều loại vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, protozoa) giúp phân hủy cellulose từ cỏ và lên men đường thành các chất hữu cơ khác, như axit béo, protein và amino acid. Sau đó, các vi sinh vật này cũng được tiêu hóa và trở thành nguồn amino acid cho động vật, giúp chúng có lượng protein và amino acid cao trong máu dù chỉ ăn cỏ, một nguồn thực phẩm có hàm lượng protein thấp. Đáp án: D
Câu 12 [593375]: Chọn câu trả lời đúng khi nói về tiêu hóa cellulose. Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành cellulose của tế bào thực vật.
A, Được tiêu hóa hóa học nhờ các enzyme tiết ra từ ông tiếu hóa.
B, Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
C, Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.
D, Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
Trong hệ tiêu hóa của động vật nhai lại, như trâu bò, cellulose không thể được tiêu hóa trực tiếp bằng enzyme tiêu hóa của động vật. Thay vào đó, các vi sinh vật cộng sinh (vi khuẩn, nấm, và protozoa) trong dạ cỏ và manh tràng phân hủy cellulose thành các chất dễ hấp thụ như acid béo, amino acid và đường, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể động vật.
A không đúng vì động vật không có enzyme để tiêu hoá trực tiếp cellulose.
B không đúng vì sự co bóp của dạ dày giúp trộn đều thức ăn nhưng không trực tiếp phá vỡ cellulose.
D không đúng vì nước bọt không chứa enzyme tiêu hoá cellulose. Đáp án: C
A không đúng vì động vật không có enzyme để tiêu hoá trực tiếp cellulose.
B không đúng vì sự co bóp của dạ dày giúp trộn đều thức ăn nhưng không trực tiếp phá vỡ cellulose.
D không đúng vì nước bọt không chứa enzyme tiêu hoá cellulose. Đáp án: C
Câu 13 [593376]: Cho các nhận định sau về hoạt động của tim và hệ mạch
(A) Huyết áp tối đa đạt được lúc tâm thất co, huyết áp tối thiểu đạt được lúc tâm thất dãn.
(B) Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
(C) Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm.
(D) Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung.Số nhận định không đúng là
(A) Huyết áp tối đa đạt được lúc tâm thất co, huyết áp tối thiểu đạt được lúc tâm thất dãn.
(B) Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
(C) Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm.
(D) Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung.Số nhận định không đúng là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
Có 2 nhận định không đúng là (B) và (D).
(A) đúng vì huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) đạt được khi tâm thất co, và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) đạt được khi tâm thất dãn.
(B) sai vì nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
(C) đúng vì khi tim đập nhanh và mạnh, lực co bóp tăng, dẫn đến huyết áp tăng; ngược lại, khi tim đập chậm và yếu, huyết áp giảm.
(D) sai vì trình tự hoạt động của một chu kỳ tim là pha co tâm nhĩ trước, sau đó là pha co tâm thất, và cuối cùng là pha dãn chung. Đáp án: A
(A) đúng vì huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) đạt được khi tâm thất co, và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) đạt được khi tâm thất dãn.
(B) sai vì nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
(C) đúng vì khi tim đập nhanh và mạnh, lực co bóp tăng, dẫn đến huyết áp tăng; ngược lại, khi tim đập chậm và yếu, huyết áp giảm.
(D) sai vì trình tự hoạt động của một chu kỳ tim là pha co tâm nhĩ trước, sau đó là pha co tâm thất, và cuối cùng là pha dãn chung. Đáp án: A
Câu 14 [593377]: Tại sao trẻ sơ sinh lại không được ăn dặm ngay từ khi chào đời?
A, Vì trẻ sơ sinh chưa có răng để nhai thức ăn thành dạng nhỏ hơn.
B, Vì cơ thể chưa thể sản xuất đủ lượng enzyme để tiêu hoá thức ăn.
C, Vì sữa mẹ giàu dinh dưỡng hơn so với một bữa ăn dặm.
D, Vì dạ dày của trẻ sơ sinh bé nên chỉ ăn được rất ít đồ ăn dặm nên việc bú mẹ sẽ thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn.
Ngay từ khi sinh ra thì chức năng các cơ quan bộ phận cơ thể chưa hoàn thiện nên chưa sản xuất được các enzyme cần thiết cho việc tiêu hoá các chất có trong một bữa ăn dặm. Ngoài ra trong sữa mẹ có chứa nhiều enzyme có thể cung cấp cho trẻ. Cho đến ngoài 6 tháng tuổi, tuyến tuỵ của trẻ có khả năng sản xuất ra enzyme nên trẻ có thể ăn dặm từ đó. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Sự hình thành giao tử ở nam và nữ có sự khác biệt. Ở nam giới, tế bào sinh dục nguyên thủy thường tồn tại suốt cuộc đời. Ở nữ giới, loại tế bào này chỉ tồn tại ở giai đoạn bào thai. Bảng 9 biểu thị hàm lượng testosterol huyết tương trung bình ở 4 nhóm đàn ông trong một nghiên cứu. Hình 9 biểu thị sự biến đổi số lượng trứng trong các giai đoạn cuộc đời một người phụ nữ.


Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:


Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593378]: Nồng độ hormone LH sẽ thay đổi như thế nào ở người đàn ông có tế bào kẽ (Leydig) giảm hoạt động và ở người điều trị với tiêm estrogen?
A, Tăng ở người có tế bào kẽ (Leydig) giảm hoạt động do giảm phản hồi âm của testosteron; giảm ở người điều trị với tiêm estrogen do tăng phản hồi âm từ estrogen.
B, Giảm ở người có tế bào kẽ (Leydig) giảm hoạt động và tăng ở người điều trị với tiêm estrogen.
C, Không thay đổi ở người có tế bào kẽ (Leydig) giảm hoạt động và tăng ở người điều trị với tiêm estrogen.
D, Tăng ở cả hai nhóm người.
Người có tế bào kẽ (Leydig) giảm hoạt động: Giảm hoạt động của tế bào Leydig dẫn đến giảm sản xuất testosterol, làm giảm điều hoà ngược lên tuyến yên, dẫn đến tuyến yên tăng tiết tăng nồng độ LH.
Người điều trị với tiêm estrogen: Khi nồng độ estrogen tăng dẫn đến quá trình điều hoà ngược cho tuyến yên và vùng dưới đồi, dẫn tới tuyến yên giảm tiết LH và vùng dưới đồi giảm tiết GnRh ➔ giảm nồng độ LH. Đáp án: A
Người điều trị với tiêm estrogen: Khi nồng độ estrogen tăng dẫn đến quá trình điều hoà ngược cho tuyến yên và vùng dưới đồi, dẫn tới tuyến yên giảm tiết LH và vùng dưới đồi giảm tiết GnRh ➔ giảm nồng độ LH. Đáp án: A
Câu 16 [593379]: Nếu một phụ nữ tuổi 30 có số lượng trứng thấp hơn so với mức trung bình của nhóm tuổi, điều này có thể gợi ý điều gì về khả năng sinh sản của cô ấy?
A, Cô ấy có thể có số lượng trứng dự trữ cao hơn, dẫn đến khả năng sinh sản tốt hơn so với mức trung bình.
B, Có thể cô ấy có nguy cơ cao bị suy giảm dự trữ buồng trứng sớm hơn bình thường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
C, Số lượng trứng thấp hơn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cô ấy nếu cô ấy đang trong thời kỳ đỉnh điểm sinh sản.
D, Điều này cho thấy cô ấy có khả năng sinh sản bình thường, vì số lượng trứng không phải yếu tố quan trọng trong khả năng sinh sản.
Sự giảm số lượng trứng ở phụ nữ khi đến tuổi 30 có thể gợi ý về việc dự trữ buồng trứng đang giảm nhanh hơn bình thường. Phụ nữ sinh ra với một số lượng trứng nhất định, và số lượng này giảm dần theo tuổi tác.
Số lượng trứng thấp hơn so với mức trung bình của nhóm tuổi có thể cho thấy phụ nữ đang gặp tình trạng suy giảm dự trữ buồng trứng sớm hơn so với bình thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì số lượng trứng còn lại sẽ ít hơn để đáp ứng nhu cầu sinh sản trong tương lai.
Khả năng sinh sản của phụ nữ liên quan chặt chẽ đến số lượng và chất lượng trứng có sẵn, do đó, việc giảm số lượng trứng có thể dẫn đến giảm khả năng sinh sản. Đáp án: B
Số lượng trứng thấp hơn so với mức trung bình của nhóm tuổi có thể cho thấy phụ nữ đang gặp tình trạng suy giảm dự trữ buồng trứng sớm hơn so với bình thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì số lượng trứng còn lại sẽ ít hơn để đáp ứng nhu cầu sinh sản trong tương lai.
Khả năng sinh sản của phụ nữ liên quan chặt chẽ đến số lượng và chất lượng trứng có sẵn, do đó, việc giảm số lượng trứng có thể dẫn đến giảm khả năng sinh sản. Đáp án: B
Câu 17 [593380]: Giả sử có một loại thuốc ức chế thụ thể của HCG. Người ta cho một phụ nữ đang mang thai uống loại thuốc này. Hãy cho biết kết quả sẽ như thế nào trong trường hợp người phụ nữ này mang thai ở tuần thứ 2?
A, Tăng sản xuất estrogen và progesterone, làm tăng khả năng duy trì thai kỳ.
B, Sự không ảnh hưởng đến thai kỳ, vì thụ thể của HCG không phải là mục tiêu chính trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
C, Sự gia tăng sản xuất HCG từ nhau thai, dẫn đến gia tăng kích thích các cơ quan trong cơ thể phụ nữ.
D, Sự giảm sản xuất progesterone từ hoàng thể, dẫn đến nguy cơ sảy thai do hoàng thể không thể duy trì lớp nội mạc tử cung để bảo vệ thai nhi.
HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là hormone được sản xuất bởi nhau thai ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ.
HCG giúp duy trì chức năng của thể vàng, từ đó hỗ trợ sản xuất progesterone cần thiết để duy trì lớp nội mạc tử cung và bảo vệ thai nhi.
Thuốc ức chế thụ thể của HCG sẽ ngăn cản tác động của HCG, dẫn đến giảm sản xuất progesterone từ thể vàng, làm tăng nguy cơ sảy thai vì nội mạc tử cung không được duy trì đầy đủ để hỗ trợ thai nhi. Đáp án: D
HCG giúp duy trì chức năng của thể vàng, từ đó hỗ trợ sản xuất progesterone cần thiết để duy trì lớp nội mạc tử cung và bảo vệ thai nhi.
Thuốc ức chế thụ thể của HCG sẽ ngăn cản tác động của HCG, dẫn đến giảm sản xuất progesterone từ thể vàng, làm tăng nguy cơ sảy thai vì nội mạc tử cung không được duy trì đầy đủ để hỗ trợ thai nhi. Đáp án: D