Câu 1 [593381]: Ở người, động lực giúp máu chảy liên tục trong động mạch chủ yếu nhờ yếu tố nào sau đây?
A, Sức đẩy của tim.
B, Sức hút của lồng ngực.
C, Tác dụng của lực trọng trường.
D, Tác dụng của các van tim.
Vì sức đẩy của tim sẽ làm cho máu chảy thành 1 dòng liên tục từ tâm thất ➔ động mạch ➔ mao mạch.
Từ mao mạch, máu chảy sang tĩnh mạch. Từ tĩnh mạch, máu chảy về tim nhờ lực co bóp của thành tĩnh mạch, lực co bóp của các cơ bao quanh tĩnh mạch và nhờ các van trong tĩnh mạch.
Tuy nhiên, sức đẩy của tim vẫn là lực chủ yếu. Đáp án: A
Câu 2 [593382]: Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
B, Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.
C, Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D, Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Cấu trúc hệ tuần hoàn hở gồm tim, động mạch, tĩnh mạch, không có mao mạch. Tim đơn giản, khi tim co bóp đẩy máu với 1 áp lực thấp vào động mạch rồi đổ vào xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất, sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp đổ về theo tĩnh mạch hoặc các lỗ trên thành tim để trở về tim. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. Đáp án: A
Câu 3 [593383]: Con đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào dưới đây?
A, Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.
B, Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
C, Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.
D, Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.
Trong hệ tuần hoàn kín:
- Tim co bóp đẩy máu vào động mạch.
- Động mạch dẫn máu từ tim đến các cơ quan khắp cơ thể.
- Mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch, tại đây máu trao đổi chất với các tế bào.
- Tĩnh mạch dẫn máu từ các cơ quan về tim. Đáp án: A
Câu 4 [593384]: Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?
A, Co rút chất nguyên sinh.
B, Chuyển động cả cơ thể.
C, Tiêu tốn năng lượng.
D, Thông qua phản xạ.
D sai vì động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
Ở động vật có tổ chức hệ thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ. Đáp án: D
Câu 5 [593385]: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
A, Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.
B, Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.
C, Tiêu phí nhiều năng lượng.
D, Tiêu phí ít năng lượng.
Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới.
- Cấu tạo hệ thần kinh : Các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới
- Hình thức trả lời kích thích : Co rút toàn thân.
- Phản ứng: nhanh, kịp thời nhưng chưa chính xác → Tiêu tốn nhiều năng lượng. Đáp án: D
Câu 6 [593386]: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?
A, Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.
B, Vì sống trong môi trường phức tạp.
C, Vì có nhiều thời gian để học tập.
D, Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các neuron.
- Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trức đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.
- Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thưởng có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ cố điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động. Đáp án: A
Câu 7 [593387]: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
A, Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.
B, Rất bền vững và không thay đổi.
C, Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
D, Do kiểu gene quy định.
- Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
- Tập tính học được là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Vậy trong các đáp án trên, đáp án A sai vì tập tính bẩm sinh có tính di truyền, khó thay đổi trong đời cá thể, mang tính đặc trưng cho loài. Đáp án: A
Câu 8 [593388]: Cho các thay đổi diễn ra trong cơ thể như sau:
(A) Huyết áp tăng.
(B) Áp suất thẩm thấu máu tăng.
(C) Lượng ADH trong máu tăng.
(D) Aldosteron trong máu giảm.
Có bao nhiêu thay đổi đúng với cơ thể khi lao động nặng nhọc dẫn tới bị mất nhiều mồ hôi (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 2
Mất mồ hôi dẫn đến thể tích máu giảm và áp suất thẩm thấu máu tăng.
Thể tích máu giảm làm tăng tiết renin, thông qua angiotensin làm tăng tiết aldosteron.
Áp suất thẩm thấu máu tăng sẽ kích thích vùng dưới đồi làm tăng giải phóng ADH từ tuyến yên.
Câu 9 [593389]: Cân bằng nội môi là hoạt động
A, duy trì sự ổn định trong tế bào.
B, duy trì sự ổn định của máu.
C, duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
D, duy trì sự ổn định của bạch huyết.
Cân bằng nội môi là hoạt động duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Đáp án: C
Câu 10 [593390]: Tập tính ấp trứng ở các loài chim có tác dụng gì?
A, Bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B, Tăng mối quan hệ giữa bố mẹ và con.
C, Tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D, Tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.
Ở các loài chim, việc ấp trứng có tác dụng tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển. Đáp án: C
Câu 11 [593391]: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi theo 1 chiều, không bị trộn lẫn với chất thải, dịch tiêu hóa lại không bị hòa loãng. Đồng thời, với sự chuyên hóa cao của các bộ phận trong ống tiêu hóa mà hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cao hơn động vật có túi tiêu hóa. Các loài động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?
(A) Động vật có xương sống ( động vật thuộc các lớp cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú).
(B) Động vật ngành ruột khoang ( sứa, thủy tức, san hô…), giun dẹp ( sán lông, sán lá, sán dây…).
(C) Động vật đơn bào (cơ thể được cấu tạo chỉ bằng một tế bào như trùng roi, trùng giày, amip...).
(D) Một số loài động vật không xương sống (giun đất, côn trùng…).
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án đúng là (A) và (D).
(A) đúng. Động vật có xương sống có hệ tiêu hóa phát triển với ống tiêu hóa dài và chuyên hóa cao.
(B) sai. Động vật ngành ruột khoang hệ tiêu hóa túi, nơi thức ăn được tiêu hóa bên trong túi và có thể bị trộn lẫn với chất thải.
(C) sai. Động vật đơn bào không có ống tiêu hóa. Chúng tiêu hóa thức ăn qua quá trình tiêu hóa nội bào.
(D) đúng. Một số loài động vật không xương sống có ống tiêu hóa. Giun đất có ống tiêu hóa dài và côn trùng cũng có ống tiêu hóa với các phần chuyên hóa. Đáp án: B
Câu 12 [593392]: Một bạn nữ bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, việc này có thể sẽ gây ra bao nhiêu ảnh hưởng dưới đây?
(A) Mất khả năng sinh con.
(B) Chu kì kinh nguyệt không diễn ra.
(C) Xương xốp dễ gãy, mắc bệnh loãng xương.
(D) Các hormone GnRH, FSH, LH giảm mạnh.
A, 2.
B, 3.
C, 1.
D, 4.
Có thể sẽ gây ra 3 tác động là (A), (B), (C).
(D): Khi bị cắt bỏ hai buồng trứng thì nồng độ hormone estrogen và progesterone trong máu rất thấp vì ở trạng thái bình thường thì buồng trứng là cơ quan tiết ra hai loại hormone này. Khi nồng độ estrogen và progesterone thấp thì tuyến yên liên tục tiết FSH và LH.
(B): Chu kì kinh nguyệt không diễn ra vì chu kì kinh nguyệt xảy ra dưới tác động của hai hormone là estrogen và progesterone được buồng trứng tiết ra.
(C): Nguyên nhân là do thiếu estrogen nên giảm lắng đọng calcium vào xương. Đáp án: B
Câu 13 [593393]: Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền.
(B) Vận tốc máu trong hệ mạch không liên quan tới tổng tiết diện của mạch mà liên quan tới chênh lệch huyết áp giữa hai đầu mạch.
(C) Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
(D) Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương tương ứng với lúc tim co.
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
(A) - Đúng. Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim. Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.
(B) - Sai. Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch).
(C) - Đúng. Vì động vật càng nhỏ thì tỉ lệ Diện tích/ Thể tích càng lớn → Tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn nhiều năng luợng, nhu cầu O2 cao → Nhịp tim và nhịp thở càng cao.
(D) - Sai. Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Huyết áp cực đại ( huyết áp tối đa ) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch Huyết áp cực tiểu ( huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn. Đáp án: A
Câu 14 [593394]: Tại sao những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp lại có nguy cơ bị vô sinh?
A, Vì testosterone ở nồng độ cao làm giảm chất lượng tinh trùng.
B, Vì testosterone làm giảm tiết FSH – hormone có vai trò trong việc sản xuất tinh trùng.
C, Vì testosterone làm tăng tiết GnRH nên ức chế ống sinh tinh sản xuất tinh trùng.
D, Vì testosterone ở nồng độ cao làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng.
Nồng độ testosterone trong máu tăng cao sẽ gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết GnRH, FSH và LH. Mà hormone FSH có tác dụng kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng, nên giảm tiết FSH làm giảm sản xuất tinh trùng. Vì vậy mà những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp thì có nguy cơ bị vô sinh cao hơn bình thường. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Insulin là chất được sử dụng để xác định tốc độ lọc ở cầu thận do toàn bộ insulin trong huyết tương đều được lọc qua cầu thận và không được tái hấp thu. Quá trình tái hấp thu urea ở ống thận được thực hiện theo cơ chế khuếch tán. Quá trình bài tiết ion K+ ở ống thận theo cơ chế vận chuyển chủ động. Bảng 1 thể hiện kết quả phân tích một số chỉ số liên quan đến bài tiết và tuần hoàn máu ở thận của một người bình thường khoẻ mạnh.

Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593395]: Dựa trên nồng độ insulin trong huyết tương và nước tiểu, tính tốc độ lọc ở cầu thận?
A, Tốc độ lọc ở cầu thận = 1,2 mL/ phút.
B, Tốc độ lọc ở cầu thận = 120 mL/ phút.
C, Tốc độ lọc ở cầu thận = 10 mL/ phút.
D, Tốc độ lọc ở cầu thận = 0,01 mL/ phút.
Tốc độ lọc ở cầu thận =
= = 120 mL/ phút. Đáp án: B
Câu 16 [593396]: Nếu một người có thụ thể ADH (hormone chống lợi niệu) giảm nhạy cảm, thì tốc độ tái hấp thu urea trong ống thận sẽ thay đổi như thế nào?
A, Tốc độ tái hấp thu urea tăng, dẫn đến giảm nồng độ urea trong nước tiểu.
B, Tốc độ tái hấp thu urea không bị ảnh hưởng, nồng độ urea trong nước tiểu không thay đổi.
C, Tốc độ tái hấp thu urea giảm, dẫn đến tăng nồng độ urea trong nước tiểu.
D, Tốc độ tái hấp thu urea giảm, nhưng nồng độ urea trong nước tiểu vẫn không thay đổi.
ADH (Antidiuretic Hormone) điều chỉnh lượng nước tái hấp thu ở ống thận, ảnh hưởng đến nồng độ urea trong nước tiểu.
Thụ thể ADH giảm nhạy cảm dẫn đến giảm khả năng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp ➔ tăng áp suất thẩm thấu dịch kĩ vùng vỏ và tuỷ thận (giảm áp suất thẩm thấu trong ống thận, làm giảm nồng độ urea trong ống thận.
Tốc độ tái hấp thu urea thường giảm khi ADH không hoạt động hiệu quả, vì cơ chế chính để tái hấp thu urea phụ thuộc vào sự hiện diện của ADH, và giảm nhạy cảm với ADH sẽ làm giảm khả năng tái hấp thu urea.
Kết quả là, lượng urea trong nước tiểu sẽ tăng do giảm tái hấp thu urea. Đáp án: C
Câu 17 [593397]: Người bị bệnh huyết áp thấp thường được điều trị bằng thuốc lợi tiểu để tăng cường chức năng thận và huyết áp. Trong trường hợp này, khả năng bài tiết K+ ở người bệnh này sẽ thay đổi như thế nào?
A, Khả năng bài tiết K+ tăng do cơ chế phản ứng của thận để điều chỉnh huyết áp thấp.
B, Khả năng bài tiết K+ giảm do huyết áp thấp dẫn đến giảm tốc độ lọc cầu thận, làm giảm bài tiết K+.
C, Khả năng bài tiết K+ tăng lên do thuốc lợi tiểu làm tăng bài tiết K+ qua thận.
D, Khả năng bài tiết K+ không thay đổi, vì huyết áp thấp không ảnh hưởng đến cơ chế bài tiết K+ ở thận.
Huyết áp thấp có thể làm giảm tốc độ lọc cầu thận (GFR) vì giảm lưu lượng máu qua thận → Giảm khả năng bài tiết K+ qua nước tiểu, vì ít máu hơn sẽ bị lọc qua thận, làm giảm sự bài tiết K+.
Thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng đến mức K+ trong cơ thể, nhưng ở những người có huyết áp thấp, tốc độ lọc cầu thận giảm làm giảm khả năng bài tiết K+ mặc dù thuốc lợi tiểu có thể làm tăng bài tiết K+.
Cơ chế điều chỉnh huyết áp có thể liên quan đến sự thay đổi trong việc tái hấp thu và bài tiết các chất điện giải, nhưng giảm tốc độ lọc cầu thận có thể dẫn đến giảm bài tiết K+. Đáp án: B