Quay lại
Đáp án
Đáp án Dạng 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án
Câu 1 [593283]: Tiêu hoá là quá trình
A, làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B, biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.
C, biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.
D, biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
A sai. Vì các chất hữu cơ trong thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được; bên cạnh các chất hữu cơ trong thức ăn còn có các chất khoáng cơ thể cũng hấp thụ được nhờ quá trình tiêu hóa.
B sai. Vì các chất hữu cơ trong thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản.
C sai. Vì quá trình tiêu hóa chưa hình thành ATP. Đáp án: D
Câu 2 [593284]: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây?
A, Tiêu hoá nội bào.
B, Tiêu hoá ngoại bào.
C, Tiêu hoá ngoại bào và nội bào.
D, Túi tiêu hoá.
Động vật đơn bào, cơ thể chỉ có 1 tế bào, do đó quá trình tiêu hóa diễn ra bên trong tế bào (gọi là tiêu hóa nội bào. Đáp án: A
Câu 3 [593285]: Một người có sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc thì người này lặn được lâu hơn. Giải thích nào sau đây là đúng?
A, Khi chủ động thở nhanh và sâu thì thể tích phổi được tăng lên dự trữ được nhiều khí Oxygen trong phổi.
B, Khi chủ động thở nhanh và sâu thì tất cả hoạt động của các cơ quan khác đều giảm nên giảm tiêu hao năng lượng giúp tích trữ năng lượng cho khi lặn.
C, Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm hàm lượng CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp.
D, Chủ động thở nhanh và sâu giúp loại hoàn toàn CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp.
- Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm hàm lượng CO2 và tăng hàm lượng oxi trong máu. Khi hàm lượng CO2 trong máu giảm và hàm lượng oxi tăng sẽ dẫn tới:
- Có nguồn dự trữ oxi cung cấp cho cơ thể.
- Hàm lượng CO2 thấp do vậy chậm kích thích lên trung khu hô hấp dẫn tới nín thở được lâu. Đáp án: C
Câu 4 [593286]: Khi bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo thì giun sẽ nhanh chết, nguyên nhân chính là vì:
A, Vì nồng độ oxi trong không khí cao hơn trong đất gây sốc đối với giun.
B, Vì môi trường trên cạn có nhiệt độ cao làm cho giun bị chết.
C, Vì độ ẩm trên mặt đất thấp, bề mặt da của giun bị khô làm ngừng quá trình trao đổi khí.
D, Vì giun không tìm kiếm được nguồn thức ăn ở trên mặt đất.
Nếu bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết vì:
- Giun đất trao đổi khí với môi trường qua da nên da của giun đất cần ẩm ướt để các khí O2, CO2 có thể hòa tan và khuếch tán qua da được dễ dàng.
- Nếu bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo, da sẽ bị khô nên giun không hô hấp được và sẽ bị chết. Đáp án: C
Câu 5 [593287]: Huyết áp được duy trì ổn định nhờ bộ phận thực hiện nào sau đây?
A, Tim, mạch máu.
B, Thụ thể áp lực ở mạch máu.
C, Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não.
D, Độ pH của máu.
Huyết áp được duy trì ổn định nhờ bộ phận thực hiện là: Tim và mạch máu. Do sự thay đổi nhịp tim, sức co tim hay sự co giãn mạch máu. Còn thụ thể áp lực ở mạch máu là bộ phận thu nhận tín hiệu. Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não là bộ phận điều khiển. Đáp án: A
Câu 6 [593288]: Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A, Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm.
B, Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp tăng.
C, Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng.
D, Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm.
Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì áp suất thẩm thấu của máu sẽ tăng. Đồng thời máu bị mất nước nên thể tích máu giảm làm giảm huyết áp.
Vì áp suất thẩm thấu được đặc trưng bởi nồng độ chất tan trong cơ thể, khi lượng nước giảm sẽ kéo theo nồng độ chất tan tăng. Đáp án: A
Câu 7 [593289]: Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tất cả mọi tập tính của động vật đều là những tập tính học được.
B, Ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch, hầu hết các tập tính học được.
C, Trong cùng một loài, cá thể có tuổi thọ càng cao thì số lượng tập tính học được càng nhiều.
D, Tất cả các loài động vật đều có các tập tính.
A sai. Vì có 2 loại là tập tính học được và tập tính bẩm sinh.
B sai. Vì động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch thì hầu hết các tập tính là bẩm sinh. Vì thần kinh chuỗi hạch kém phát triển hơn thần kinh dạng ống.
C đúng. Vì tuổi thọ càng cao thì càng học được nhiều kinh nghiệm cho nên số lượng tập tính học được càng tăng.
D sai. Vì động vật đơn bào không có phản xạ nên không có tập tính. Đáp án: C
Câu 8 [593290]: Trong cơ thể, hệ nào sau đây có vai trò điều chỉnh hoạt động của các hệ khác?
A, Hệ tim mạch và hệ cơ.
B, Hệ thần kinh và hệ nội tiết.
C, Hệ bạch huyết và hệ da.
D, Hệ bạch huyết và hệ nội tiết.
Trong cơ thể, hệ thần kinh và hệ nội tiết có vai trò điều chỉnh hoạt động của các hệ khác Đáp án: B
Câu 9 [593291]: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Máu chảy một chiều từ tim đến động mạch, đến tĩnh mạch, sau đó đến mao mạch.
(B) Huyết áp ở trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp ở trong mao mạch.
(C) Tất cả các loài thú đều có tim 4 ngăn và có hệ tuần hoàn kép.
(D) Vận tốc máu ở trong tĩnh mạch thường lớn hơn vận tốc máu ở trong mao mạch.
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Đối chiếu với lưu ý lí thuyết, chúng ta thấy có 3 phát biểu đúng, đó là (B), (C) và (D). Đáp án: A
Câu 10 [593292]: Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Trong một chu kì tim, tâm thất bao giờ cũng co trước tâm nhĩ.
(B) Khi tim co, máu sẽ chảy tử tâm nhĩ xuống tâm thất, sau đó máu chảy từ tâm thất đi đến động mạch.
(C) Vận tốc máu ở mao mạch thường lớn hơn vận tốc máu ở tĩnh mạch.
(D) Huyết áp ở mao mạch thường bé hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Trong 4 phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu (B) đúng. Đáp án: B