Ví dụ 1: Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Chuột chũi (Spalax ehrenberghi) thích nghi với điều kiện nồng độ oxygen thấp sâu trong lòng đất. Các nhà khoa học làm thí nghiệm trên chuột chũi và chuột bạch để xác định có phải sự thích nghi này là do sự thay đổi hệ thống thông khí hay không. Cả hai loại chuột cùng độ tuổi được đặt vào một guồng quay và lượng oxygen tiêu thụ được tính toán ở những tốc độ khác nhau. Thí nghiệm diễn ra ở điều kiện nồng độ oxygen bình thường và nồng độ oxygen thấp, kết quả được thể hiện ở hình 3, hình 4.

Phổi của mỗi loài cũng được nghiên cứu và những đặc điểm quan trọng liên quan tới sự tiêu thụ oxygen được so sánh.


Phổi của mỗi loài cũng được nghiên cứu và những đặc điểm quan trọng liên quan tới sự tiêu thụ oxygen được so sánh.

Câu 1 [593293]: Kết quả của thí nghiệm giúp làm sáng tỏ điều gì?
A, Cách chuột chũi tiêu hoá thức ăn trong điều kiện thiếu oxygen.
B, Cơ chế sinh học giúp chuột chũi thích nghi với điều kiện nồng độ oxygen thấp.
C, Hình thúc chuột chũi bảo vệ phổi trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
D, Mức độ tiêu thụ oxgen của phổi chuột chũi và chuôt bạch trên guồng quay.
Kết quả của thí nghiệm nhằm giải đáp câu hỏi về cơ chế sinh học nào giúp chuột chũi có thể sống sót và phát triển trong môi trường có nồng độ oxygen thấp. Điều này bao gồm sự thay đổi về cấu trúc và chức năng phổi, cũng như khả năng điều chỉnh hệ thống thông khí của chuột chũi, giúp nó tiêu thụ oxygen hiệu quả hơn so với chuột bạch trong môi trường khắc nghiệt. Đáp án: B
Câu 2 [593294]: Trong các lí do giải thích cho khả năng tiêu thụ oxygen hiệu quả hơn trong điều kiện nồng độ oxygen thấp của chuột chũi so với chuột bạch, lí do nào dưới đây không chính xác?
A, Chuột chũi có hệ thống thông khí tốt hơn.
B, Chuột chũi có diện tích bề mặt phổi lớn hơn.
C, Hàm lượng hồng cầu sản sinh ở chuột chũi nhiều hơn.
D, Chuột chũi có thể thay đổi cấu trúc phổi để thích nghi với môi trường thiếu oxygen.
Chuột chũi có khả năng tiêu thụ oxygen hiệu quả hơn so với chuột bạch trong điều kiện nồng độ oxygen thấp vì những lý do sau:
A. Chuột chũi có hệ thống thông khí tốt hơn: Chuột chũi có thể điều chỉnh hệ thống thông khí của mình để đảm bảo rằng chúng vẫn tiêu thụ đủ oxygen, ngay cả khi môi trường có nồng độ oxygen thấp.
B. Chuột chũi có diện tích bề mặt phổi lớn hơn: Điều này giúp tối đa hóa khả năng khuếch tán oxygen vào máu, cho phép chúng hấp thụ nhiều oxygen hơn trong mỗi nhịp thở.
C. Chuột chũi có thể thay đổi cấu trúc phổi để thích nghi với môi trường thiếu oxygen: Chuột chũi có thể đã phát triển những thay đổi cấu trúc trong phổi, giúp tăng cường khả năng hấp thụ oxygen khi môi trường thiếu hụt nguồn khí này. Đáp án: C
A. Chuột chũi có hệ thống thông khí tốt hơn: Chuột chũi có thể điều chỉnh hệ thống thông khí của mình để đảm bảo rằng chúng vẫn tiêu thụ đủ oxygen, ngay cả khi môi trường có nồng độ oxygen thấp.
B. Chuột chũi có diện tích bề mặt phổi lớn hơn: Điều này giúp tối đa hóa khả năng khuếch tán oxygen vào máu, cho phép chúng hấp thụ nhiều oxygen hơn trong mỗi nhịp thở.
C. Chuột chũi có thể thay đổi cấu trúc phổi để thích nghi với môi trường thiếu oxygen: Chuột chũi có thể đã phát triển những thay đổi cấu trúc trong phổi, giúp tăng cường khả năng hấp thụ oxygen khi môi trường thiếu hụt nguồn khí này. Đáp án: C
Câu 3 [593295]: Nếu một kết quả không mong đợi xảy ra khi chuột chũi tiêu thụ lượng oxygen ít hơn chuột bạch ở cả điều kiện bình thường và nồng độ oxygen thấp, điều này chỉ ra điều gì?
A, Chuột chũi có thể có phương pháp tiết kiệm năng lượng khác ngoài hô hấp.
B, Chuột chũi không có khả năng thích nghi với môi trường thiếu oxygen.
C, Chuột chũi có hệ thống hô hấp không hiệu quả.
D, Chuột chũi không cầu nhiều oxgen để duy trì các chức năng sinh học cơ bản.
Nếu chuột chũi tiêu thụ oxygen ít hơn chuột bạch trong cả hai điều kiện, điều này có thể chỉ ra rằng chuột chũi có cơ chế thích nghi khác ngoài hệ thống hô hấp để tiết kiệm năng lượng.
Phương pháp tiết kiệm năng lượng khác có thể là:
• Giảm tỷ lệ trao đổi chất: Chuột chũi có thể giảm nhu cầu sử dụng năng lượng, từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ oxygen.
• Chuyển hóa yếm khí: Chuột chũi có thể chuyển sang sử dụng các phương thức chuyển hóa khác không đòi hỏi nhiều oxygen, chẳng hạn như quá trình yếm khí.
Do đó, đáp án A là hợp lý vì nó cho thấy chuột chũi có khả năng tiết kiệm năng lượng và thích nghi với điều kiện thiếu oxygen bằng các cơ chế sinh học khác ngoài hô hấp trực tiếp. Đáp án: A
Phương pháp tiết kiệm năng lượng khác có thể là:
• Giảm tỷ lệ trao đổi chất: Chuột chũi có thể giảm nhu cầu sử dụng năng lượng, từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ oxygen.
• Chuyển hóa yếm khí: Chuột chũi có thể chuyển sang sử dụng các phương thức chuyển hóa khác không đòi hỏi nhiều oxygen, chẳng hạn như quá trình yếm khí.
Do đó, đáp án A là hợp lý vì nó cho thấy chuột chũi có khả năng tiết kiệm năng lượng và thích nghi với điều kiện thiếu oxygen bằng các cơ chế sinh học khác ngoài hô hấp trực tiếp. Đáp án: A
Ví dụ 2: Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Khi nghiên cứu tác động của 2 loại thuốc I và II tới quá trình truyền tin thần kinh qua sinapse với chất dẫn truyền là acetincholine, các nhà khoa học đã tiến hành ghi dòng điện ở màng sau sinapse trước và sau khi sử dụng mỗi loại thuốc trong cùng 1 điều kiện kích thích. Đồ thị các hình dưới đây biểu thị kết quả thu được
Biết rằng cơ chế của 2 loại thuốc trên là tác động lên hoạt động của kênh Ca2+ ở màng trước sinapse hoặc tác động lên hoạt động của enzyme acetincholine esterase.

Biết rằng cơ chế của 2 loại thuốc trên là tác động lên hoạt động của kênh Ca2+ ở màng trước sinapse hoặc tác động lên hoạt động của enzyme acetincholine esterase.
Câu 4 [593296]: Khi nói về cơ chế truyền tin qua sinapse, ý nào sau đây là phát biểu đúng?
A, Sự lan truyền xung thần kinh từ màng sau đến màng trước synapse.
B, Xung thần kinh lan truyền dọc sợi trục đến màng trước synapse làm acetylcholine đi vào chuỳ synapse.
C, Các chất trung gian hoá học trong các bóng được Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe synapse đến màng sau.
D, Các chất trung gian hoá học đi từ màng sau vào màng trước làm xuất hiện xung thần kinh và lan truyền tiếp.
Quá trình truyền tin qua synape đi từ màng trước ra màng sau và diễn ra theo một chiều.
Xung thần kinh lan truyền dọc sợi trục đến màng trước synapse làm Ca2+ đi vào chuỳ synapse Đáp án: C
Xung thần kinh lan truyền dọc sợi trục đến màng trước synapse làm Ca2+ đi vào chuỳ synapse Đáp án: C
Câu 5 [593297]: Thuốc số I đã có sự tác động như thế nào?
A, Thuốc số I làm tăng hiệu điện thế ở màng sau synapse chứng tỏ thuốc I tác động theo cơ chế tăng cường hoạt động kênh Ca2+ ở màng trước synapse.
B, Thuốc số I làm tăng hiệu điện thế ở màng sau synapse chứng tỏ thuốc I tác động theo cơ chế ức chế hoạt động enzyme acetylcholine esterase.
C, Thuốc số I làm tăng hiệu điện thế ở màng sau synapse chứng tỏ thuốc I tác động theo cơ chế tăng cường hoạt động của enzyme acetylcholine esterase.
D, Thuốc số I làm tăng hiệu điện thế ở màng sau synapse chứng tỏ thuốc I tác động theo cơ chế giảm sự hoạt động kênh Ca2+ ở màng trước synapse.
Thuốc số I không làm thay đổi thời gian xuất hiện dòng điện nhưng làm tăng hiệu điện thế ở màng sau synapse chứng tỏ thuốc I tác động theo cơ chế tăng cường hoạt động kênh Ca2+ ở màng trước synapse.
Kênh Ca2+ ở màng trước synapse tăng cường hoạt hoá, lượng Ca2+ đi vào chuỳ synapse tăng, dẫn đến làm tăng lượng acetylcholine giải phóng ra khe synapse. Kết quả làm tăng dòng điện ở màng sau synapse. Đáp án: A
Kênh Ca2+ ở màng trước synapse tăng cường hoạt hoá, lượng Ca2+ đi vào chuỳ synapse tăng, dẫn đến làm tăng lượng acetylcholine giải phóng ra khe synapse. Kết quả làm tăng dòng điện ở màng sau synapse. Đáp án: A
Câu 6 [593298]: Một bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid. Nhóm thuốc này tác động lên hệ thần kinh trung ương. Cơ chế của thuốc giảm đau này là gì?
A, Các chất thuộc nhóm này liên kết với các thụ thể opioid ở màng trước và sau synapse, ức chế giải phóng chất chuyển giao thần kinh.
B, Các chất thuộc nhóm này liên kết với chất chuyển giao thần kinh giúp ức chế sự lan truyền xung thần kinh qua synapse.
C, Các nhóm thuộc nhóm chất này thay thế chất chuyển giao thần kinh đi vào màng sau synapse tuy nhiên không dẫn truyền thần kinh.
D, Các nhóm thuộc chất này ức chế giải phóng Ca2+ đi vào màng sau synapse từ đó không giải phóng được chất chuyển giao thần kinh.
Thuốc giảm đau opioid hoạt động trong hệ thần kinh trung ương bằng cách liên kết với các thụ thể opioid ở màng trước và sau khớp thần kinh. Từ đó giúp ngăn chặn sự truyền dẫn truyền thần kinh qua khớp thần kinh, ngăn chặn hoặc làm giảm cảm giác đau. Đáp án: A
Ví dụ 3: Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Trẻ sinh non thường khó hấp thụ chất béo vào máu. Trong một nghiên cứu trẻ sinh non từ 11 đến 14 ngày tuổi, có 9 trẻ sinh non được bú sữa bò và 9 trẻ sinh non khác bú sữa mẹ. Người ta thấy rằng trẻ sinh non được nuôi bằng sữa bò hấp thụ 60% chất béo, trong khi trẻ sinh non được nuôi bằng sữa mẹ hấp thụ 75% chất béo. Biểu đồ ở hình 2 miêu tả nồng độ muối mật trong tá tràng của trẻ sơ sinh vào ngày thứ 14, ngay trước bữa ăn và trong ba giờ sau bữa ăn. Nồng độ muối mật bình thường đối với một em bé ở độ tuổi đó cũng được biểu thị trong biểu đồ


Câu 7 [593299]: Nồng độ muối mật trong tá tràng có vai trò gì đối với quá trình hấp thụ chất béo ở trẻ sơ sinh?
A, Tăng khả năng sản xuất enzyme tiêu hoá carbohydrate.
B, Hỗ trợ tiêu hoá protein.
C, Nhũ hoá chất béo, giúp tiêu hoá và hấp thụ chất béo.
D, Điều chỉnh hàm lượng nước trong ruột.
Muối mật được sản xuất bởi gan và lưu trữ trong túi mật, sau đó được giải phóng vào tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) sau bữa ăn. Chức năng chính của muối mật là nhũ hóa chất béo, tức là phá vỡ các phân tử chất béo lớn thành các hạt nhỏ hơn để enzyme tiêu hóa (như lipase) có thể tiếp cận và phân giải chất béo thành các acid béo tự do và glycerol. Những chất này sau đó có thể dễ dàng hấp thụ vào máu.
Vì vậy, nồng độ muối mật đủ cao là cần thiết để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo hiệu quả, đặc biệt quan trọng đối với trẻ sinh non khi hệ tiêu hóa của chúng chưa hoàn thiện. Đáp án: C
Vì vậy, nồng độ muối mật đủ cao là cần thiết để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo hiệu quả, đặc biệt quan trọng đối với trẻ sinh non khi hệ tiêu hóa của chúng chưa hoàn thiện. Đáp án: C
Câu 8 [593300]: Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng trẻ sơ sinh non được nuôi bằng sữa bò có xu hướng hấp thụ chất béo ít hơn và dễ dàng gặp phải các vấn đề tiêu hoá hơn. Điều này có thể được giải thích bởi
A, Sữa bò chứa quá nhiều đường gây ra các vấn đề về hệ tiêu hoá.
B, Sữa bò thiếu các kháng thể tự nhiên giúp trẻ sơ sinh tiêu hoá tốt hơn.
C, Sữa bò chứa ít chất béo hơn, nên trẻ tiêu hoá kém hơn.
D, Sữa bò chứa nhiều muối mạt hơn làm cho trẻ khó hấp thụ chất béo.
Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh mà còn chứa nhiều yếu tố bảo vệ miễn dịch, như các kháng thể tự nhiên, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng nhiễm trùng và hỗ trợ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ sơ sinh sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Những kháng sinh này còn giúp giảm viêm và điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo.
Sữa bò, mặc dù có thành phần dinh dưỡng cần thiết, thiếu các kháng vật có thể tự nhiên có trong sữa mẹ. Điều này tạo sinh non bú sữa bò dễ gặp khó khăn hơn trong việc tiêu hóa chất béo, từ đó dẫn đến khả năng hấp thụ chất béo gần hơn và gặp phải vấn đề về tiêu hóa. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ sinh non còn non yếu, và việc thiếu các yếu tố hỗ trợ như kháng vật có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường ruột. Đáp án: B
Sữa bò, mặc dù có thành phần dinh dưỡng cần thiết, thiếu các kháng vật có thể tự nhiên có trong sữa mẹ. Điều này tạo sinh non bú sữa bò dễ gặp khó khăn hơn trong việc tiêu hóa chất béo, từ đó dẫn đến khả năng hấp thụ chất béo gần hơn và gặp phải vấn đề về tiêu hóa. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ sinh non còn non yếu, và việc thiếu các yếu tố hỗ trợ như kháng vật có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường ruột. Đáp án: B
Câu 9 [593301]: Một trẻ sơ sinh có khả năng hấp thụ sữa mẹ kém do bất thường trong hệ tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây về khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của trẻ?
A, Trẻ sẽ có khả năng tiêu hóa chất béo giảm do thiếu enzyme lipase hoạt hóa bởi muối mật, dẫn đến việc hấp thụ kém các vitamin tan trong dầu như A, D, E, và K.
B, Trẻ sẽ hấp thụ kém các carbohydrate vì sữa mẹ không chứa đủ lactase để tiêu hóa lactose, làm cho trẻ bị thiếu năng lượng.
C, Trẻ sẽ tiêu hóa đạm tốt hơn nhưng gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo và carbohydrate, gây suy dinh dưỡng nặng.
D, Trẻ sẽ có khả năng hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất từ sữa công thức vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa hơn sữa mẹ.
Trẻ hấp thụ sữa mẹ kém có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo vì sữa mẹ chứa lipase được kích hoạt bởi muối mật, một yếu tố quan trọng giúp tiêu hóa chất béo. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các vitamin tan trong dầu như A, D, E và K, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đáp án: A
Ví dụ 4: Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Hình dưới đây mô tả sự tương quan giữa áp suất ở động mạch chủ, tâm thất trái, tâm nhĩ trái trong các chu kì hoạt động tim ở một người khỏe mạnh bình thường và người bệnh Y bị bất thường tại một van tim.
Các kí hiệu từ (i) đên (v) là mỗi pha của chu kì hoạt động tim, các pha được giới hạn bởi các dầu tròn ‘°’.

Các kí hiệu từ (i) đên (v) là mỗi pha của chu kì hoạt động tim, các pha được giới hạn bởi các dầu tròn ‘°’.

Câu 10 [593302]: Thời gian mà thế tích máu trong tâm nhĩ là lớn nhất là pha nào?
A, Pha i
B, Pha ii
C, Pha iii
D, Pha iv
Thời gian mà thể tích máu trong tâm nhĩ là lớn nhất ở pha (iv) Vì thể tích tâm thu tối đa là vị trí mà ở đó vừa kết thúc pha đổ đầy tâm nhĩ, chưa diễn ra pha đổ đầy tâm thất. Đáp án: D
Câu 11 [593303]: Pha (v) được nhận định là pha nhĩ co. Khi tần số nhịp tim tăng lên trong quá trình gắng sức, pha v sẽ có những thay đổi nào so với tình trạng nghỉ ngơi?
A, Pha nhĩ co kéo dài hơn và áp suất trong tâm nhĩ trái sẽ cao hơn, giúp đẩy nhiều máu hơn vào tâm thất.
B, Pha nhĩ co ngắn hơn và áp suất trong tâm nhĩ trái sẽ cao hơn, vì tâm nhĩ phải co bóp nhanh hơn để bù đắp cho thời gian tống máu giảm.
C, Pha nhĩ co không thay đổi về thời gian và áp suất, vì sự thay đổi tần số nhịp tim không ảnh hưởng đến hoạt động của tâm nhĩ.
D, Pha nhĩ co ngắn hơn và áp suất trong tâm nhĩ trái sẽ thấp hơn, do thời gian co bóp của tâm nhĩ giảm, nhưng lượng máu đẩy vào tâm thất không thay đổi nhiều.
Khi tần số nhịp tim tăng, toàn bộ chu kỳ tim diễn ra nhanh hơn, dẫn đến thời gian mỗi pha, bao gồm pha nhĩ co, cũng giảm. Mặc dù áp suất trong tâm nhĩ trái có thể tăng lên một chút khi tâm nhĩ co bóp nhanh hơn, sự thay đổi này không phải lúc nào cũng rõ rệt vì thời gian của pha nhĩ co cũng giảm. Đáp án: D
Câu 12 [593304]: Trong trường hợp người bệnh Y bị hở van tim động mạch chủ, nhưng không được phẫu thuật thay van bị bất thường, lượng noradrenalin giải phóng từ đầu của thần kinh chi phối tim của người này sẽ thay đổi như thế nào so với người khỏe mạnh?
A, Lượng noradrenalin giải phóng sẽ giảm so với người khỏe mạnh, vì cơ thể không cần tăng cường hoạt động của tim để bù đắp cho áp suất cao trong tâm thất.
B, Lượng noradrenalin giải phóng sẽ không thay đổi so với người khỏe mạnh, vì sự giải phóng noradrenalin không bị ảnh hưởng bởi tình trạng van tim bị bất thường.
C, Lượng noradrenalin giải phóng sẽ tăng so với người khỏe mạnh, vì cơ thể cần tăng cường hoạt động của tim để bù đắp cho áp suất cao trong tâm thất và bù đắp cho việc giảm hiệu suất tim do hở van.
D, Lượng noradrenalin giải phóng sẽ tăng và đồng thời có thể gây ra sự giảm hiệu suất của tim do sự gia tăng áp suất trong tâm thất trái.
Nếu không tiến hành phẫu thuật thay van thì lượng noradrenalin sẽ tăng. Vì khi áp lực tâm thu tăng cao kéo dài lâu dần sẽ làm giảm hiệu suất tống máu, làm giảm lượng máu tống và động mạch chủ trong 1 kì tâm thu → Tạo tín hiệu liên hệ ngược đến vùng thần kinh chi phối tim ( dây thần kinh số X) kích thích tăng tiết noradrenalin. Trường hợp nếu tim chưa suy, nhưng phân suất tống máu giảm do khả năng bơm máu ra khỏi tâm thất trái bị cản trở vì van động mạch chủ hẹp thì vẫn có biểu hiện tăng noradrenalin do kích thích lên vùng thần kinh chi phối. Đáp án: C
Ví dụ 5: Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Bốn chất hóa học (A, B, C, D) có các tác động đặc trưng lên sự truyền tin qua synapse như sau:
Chất A tăng cường sự phân giải chất truyền tin thần kinh.
Chất B ức chế sự giải phóng chất truyền tin thần kinh khỏi khe synapse.
Chất C ức chế sự loại bỏ chất truyền tin thần kinh khỏi khe synapse.
Chất D tăng cường hoạt hóa kênh Ca + ở màng trước synapse
Bảng dưới đây bao gồm các kết quả của các lần ghi điện thế khử cực cấp độ của màng sau synapse neuron khi sử dụng kích thích đơn lẻ giống nhau tác động lên neuron trước xináp trong trường hợp mặt của từng chất (A, B, C, D) và không có mặt của chất (đối chứng). Biết rằng điện thế cấp độ có biên độ (độ lớn) và thời gian khử cực thay đổi tương ứng với số lượng và thời gian tồn tại của chất truyền tin thần kinh được giải phóng ở khe synapse; thời gian tồn tại của chất truyền tin thần kinh không phụ thuộc vào số lượng của nó. Các mức "Giảm" hoặc "Tăng" ở trong bảng là khác biệt rõ ràng (có ý nghĩa thống kê) so với mức "BT" (bình thường).

Chất A tăng cường sự phân giải chất truyền tin thần kinh.
Chất B ức chế sự giải phóng chất truyền tin thần kinh khỏi khe synapse.
Chất C ức chế sự loại bỏ chất truyền tin thần kinh khỏi khe synapse.
Chất D tăng cường hoạt hóa kênh Ca + ở màng trước synapse
Bảng dưới đây bao gồm các kết quả của các lần ghi điện thế khử cực cấp độ của màng sau synapse neuron khi sử dụng kích thích đơn lẻ giống nhau tác động lên neuron trước xináp trong trường hợp mặt của từng chất (A, B, C, D) và không có mặt của chất (đối chứng). Biết rằng điện thế cấp độ có biên độ (độ lớn) và thời gian khử cực thay đổi tương ứng với số lượng và thời gian tồn tại của chất truyền tin thần kinh được giải phóng ở khe synapse; thời gian tồn tại của chất truyền tin thần kinh không phụ thuộc vào số lượng của nó. Các mức "Giảm" hoặc "Tăng" ở trong bảng là khác biệt rõ ràng (có ý nghĩa thống kê) so với mức "BT" (bình thường).

Câu 13 [593305]: Tác động của chất A là tương ứng với kết quả lần ghi điện thế nào từ (1) đến (6) nêu trên?
A, (1).
B, (2).
C, (3).
D, (4).
Do chất A tăng cường phân giải chất truyền tin thần kinh làm thời gian của chất dẫn truyền thần kinh ở khe synapse ngắn → Thời gian khử cực ngắn. Biên độ điện thế bình thường (lượng chất truyền tin giải phóng ở khe synapse không đổi). Đáp án: C
Câu 14 [593306]: Một nghiên cứu đang điều tra tác động của chất B trên một loại neuron cảm giác. Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã đo điện thế khử cực ở màng sau synapse, Cơ thể của đối tượng thí nghiệm có thể tăng cường hoạt động của các neuron trước synapse bằng cách nào?
A, Tăng cường hoạt hóa các kênh Ca2+ ở neuron trước synapse.
B, Giảm số lượng chất truyền tin thần kinh được loại bỏ khỏi khe synapse.
C, Tăng cường giải phóng chất truyền tin thần kinh từ neuron trước synapse.
D, Tăng cường hoạt hóa các kênh K+ ở neuron sau synapse.
Chất B ức chế sự giải phóng chất truyền tin thần kinh: Điều này dẫn đến giảm biên độ điện thế khử cực, vì số lượng chất truyền tin thần kinh giải phóng giảm.
Để bù đắp cho sự giảm biên độ điện thế khử cực, cơ thể có thể tăng cường hoạt động của neuron trước synapse để tăng cường giải phóng chất truyền tin thần kinh. Tuy nhiên, nếu chất B ức chế giải phóng chất truyền tin thần kinh, việc tăng cường hoạt hóa các kênh Ca2+ ở neuron trước synapse sẽ giúp làm tăng lượng chất truyền tin thần kinh được giải phóng vào khe synapse, qua đó có thể bù đắp cho sự giảm biên độ điện thế khử cực. Đáp án: A
Để bù đắp cho sự giảm biên độ điện thế khử cực, cơ thể có thể tăng cường hoạt động của neuron trước synapse để tăng cường giải phóng chất truyền tin thần kinh. Tuy nhiên, nếu chất B ức chế giải phóng chất truyền tin thần kinh, việc tăng cường hoạt hóa các kênh Ca2+ ở neuron trước synapse sẽ giúp làm tăng lượng chất truyền tin thần kinh được giải phóng vào khe synapse, qua đó có thể bù đắp cho sự giảm biên độ điện thế khử cực. Đáp án: A
Câu 15 [593307]: Một bệnh nhân bị suy tim và bác sĩ quyết định sử dụng chất D, chất tăng cường hoạt hóa kênh Ca2+ ở màng trước synapse. Việc sử dụng chất D có thể dẫn đến tác động gì và tại sao cần theo dõi cẩn thận?
A, Giảm tần số tim và huyết áp, cần điều chỉnh liều dùng để tránh hạ huyết áp quá mức.
B, Tăng cường co bóp cơ tim và tăng huyết áp, cần theo dõi để tránh tăng huyết áp quá mức và biến chứng liên quan.
C, Giảm tần số tim và tăng cường co bóp cơ tim, cần điều chỉnh để duy trì cân bằng.
D, Tăng cường phân giải chất truyền tin thần kinh và giảm co bóp cơ tim, cần theo dõi để tránh giảm hiệu suất tim.
Chất D tăng cường hoạt hóa kênh Ca2+ ở neuron trước synapse, dẫn đến tăng cường giải phóng chất truyền tin thần kinh.
Tăng cường giải phóng chất truyền tin thần kinh sẽ làm tăng hoạt động của neuron sau synapse, dẫn đến tăng cường co bóp cơ tim và tăng huyết áp.
Theo dõi cẩn thận là cần thiết vì sự gia tăng huyết áp có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp quá mức, suy tim hoặc các biến chứng khác liên quan đến sự gia tăng áp lực máu. Đáp án: B
Tăng cường giải phóng chất truyền tin thần kinh sẽ làm tăng hoạt động của neuron sau synapse, dẫn đến tăng cường co bóp cơ tim và tăng huyết áp.
Theo dõi cẩn thận là cần thiết vì sự gia tăng huyết áp có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp quá mức, suy tim hoặc các biến chứng khác liên quan đến sự gia tăng áp lực máu. Đáp án: B