Đáp án Dạng 3: Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1 [593308]: Cho các phát biểu sau:
(A) Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2.
(B) Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể.
(C) Người lớn có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em.
(D) Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
(A) Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2.
(B) Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể.
(C) Người lớn có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em.
(D) Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 1
(A) Sai. Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO2.
(B) Sai. Càng xa tim, hệ mạch càng phân nhánh, tiết diện càng lớn, ở mao mạch tiết diện rất lớn nên huyết áp giảm.
(C) Sai. Trẻ em có chu kỳ tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn → Tiêu hao năng lượng để duy trì thân nhiệt cao → Để đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập nhanh hơn do đó chu kỳ tim ngắn hơn người lớn.
(D) Đúng. Do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu không đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim → Kích thước cơ thể phải nhỏ.
(A) Sai. Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO2.
(B) Sai. Càng xa tim, hệ mạch càng phân nhánh, tiết diện càng lớn, ở mao mạch tiết diện rất lớn nên huyết áp giảm.
(C) Sai. Trẻ em có chu kỳ tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn → Tiêu hao năng lượng để duy trì thân nhiệt cao → Để đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập nhanh hơn do đó chu kỳ tim ngắn hơn người lớn.
(D) Đúng. Do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu không đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim → Kích thước cơ thể phải nhỏ.
Câu 2 [593309]: Cho các phát biểu sau:
(A) Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là máu không pha.
(B) Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu.
(C) Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi tim giảm đi và các tiểu động mạch dãn ra.
(D) Sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim vẫn bình thường. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
(A) Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là máu không pha.
(B) Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu.
(C) Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi tim giảm đi và các tiểu động mạch dãn ra.
(D) Sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim vẫn bình thường. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 1
(A) Sai. Tim bò sát có 4 ngăn (thực chất là 3 ngăn có vách hụt) nên có sự pha trộn máu ở tâm thất.
(B) Sai. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) thận sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến tủy xương làm tăng quá trình tạo hồng cầu.
(C) Đúng. Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi tim giảm đi và các tiểu động mạch dãn ra → Giảm áp lực lên thành mạch→ Giảm huyết áp.
(D) Sai. Khi nín thở vài phút thì nhịp tim đập nhanh hơn do nồng độ O2 giảm, nồng độ CO2 tăng trong máu sẽ tác động lên thụ quan áp lực và thụ quan hoá học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cảnh và trung khu vận hành mạch ở hành tủy làm tim đập nhanh và mạnh.
(A) Sai. Tim bò sát có 4 ngăn (thực chất là 3 ngăn có vách hụt) nên có sự pha trộn máu ở tâm thất.
(B) Sai. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) thận sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến tủy xương làm tăng quá trình tạo hồng cầu.
(C) Đúng. Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi tim giảm đi và các tiểu động mạch dãn ra → Giảm áp lực lên thành mạch→ Giảm huyết áp.
(D) Sai. Khi nín thở vài phút thì nhịp tim đập nhanh hơn do nồng độ O2 giảm, nồng độ CO2 tăng trong máu sẽ tác động lên thụ quan áp lực và thụ quan hoá học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cảnh và trung khu vận hành mạch ở hành tủy làm tim đập nhanh và mạnh.
Câu 3 [593310]: Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá. Có các phát biểu sau:
(A) Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzyme phân giải chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
(B) Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
(C) Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzyme thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
(D) Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào triệt để, enzyme thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
(A) Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzyme phân giải chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
(B) Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
(C) Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzyme thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
(D) Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào triệt để, enzyme thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 2
ó 2 phát biểu đúng, đó là (A) và (C).
Ở động vật có túi tiêu hóa như ruột khoang → Chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào sau đó tiếp tục được tiêu hóa nội bào. Thức ăn được biến đổi trong túi tiêu hóa nhờ enzyme (do các tế bào tuyến tiết ra) → Thành chất đơn giản → Hấp thụ qua màng tế bào vào trong các tế bào. Các chất này tiếp tục được tiêu hóa trong các tế bào thành các chất dinh dưỡng mà tế bào có thể sử dụng được.
(B) sai. Vì khoang tiêu hóa không có hoạt động co bóp.
(D) sai. Vì tiêu hóa ngoại bào chưa tiêu hóa triệt để thức ăn.
ó 2 phát biểu đúng, đó là (A) và (C).
Ở động vật có túi tiêu hóa như ruột khoang → Chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào sau đó tiếp tục được tiêu hóa nội bào. Thức ăn được biến đổi trong túi tiêu hóa nhờ enzyme (do các tế bào tuyến tiết ra) → Thành chất đơn giản → Hấp thụ qua màng tế bào vào trong các tế bào. Các chất này tiếp tục được tiêu hóa trong các tế bào thành các chất dinh dưỡng mà tế bào có thể sử dụng được.
(B) sai. Vì khoang tiêu hóa không có hoạt động co bóp.
(D) sai. Vì tiêu hóa ngoại bào chưa tiêu hóa triệt để thức ăn.
Câu 4 [593311]: Khi nói về tiêu hóa nội bào, có các phát biểu sau:
(A) Chỉ có động vật đơn bào mới có tiêu hóa nội bào.
(B) Ở tiêu hóa nội bào, enzyme tiêu hóa do bào quan lysosome cung cấp.
(C) Tiêu hóa nội bào luôn gắn liền với hoạt động thực bào.
(D) Ở tiêu hóa nội bào, chất thải được đưa ra khỏi tế bào bằng hình thức xuất bào.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
(A) Chỉ có động vật đơn bào mới có tiêu hóa nội bào.
(B) Ở tiêu hóa nội bào, enzyme tiêu hóa do bào quan lysosome cung cấp.
(C) Tiêu hóa nội bào luôn gắn liền với hoạt động thực bào.
(D) Ở tiêu hóa nội bào, chất thải được đưa ra khỏi tế bào bằng hình thức xuất bào.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 3
Có 3 phát biểu đúng, đó là (B), (C) và (D)
(A) sai. Vì động vật đa bào bậc thấp (ví dụ thủy tức) cũng có tiêu hóa nội bào.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (B), (C) và (D)
(A) sai. Vì động vật đa bào bậc thấp (ví dụ thủy tức) cũng có tiêu hóa nội bào.
Câu 5 [593312]: Ở động vật không xương sống thường có rất ít tập tính học được. Để giải thích cho hiện tượng trên có các phát biểu sau:
(A) Động vật không xương sống sống trong môi trường ổn định.
(B) Động vật không xương sống có tuổi thọ ngắn.
(C) Động vật không xương sống không thể hình thành mối liên hệ giữa các neuron.
(D) Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
(A) Động vật không xương sống sống trong môi trường ổn định.
(B) Động vật không xương sống có tuổi thọ ngắn.
(C) Động vật không xương sống không thể hình thành mối liên hệ giữa các neuron.
(D) Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 2
Có 2 giải thích đúng, đó là B và D.
Động vật không xương sống có hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế bào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít; tuổi thọ ngắn nên thời gian học tập ít. Do đó có rất ít tập tính học được.
Có 2 giải thích đúng, đó là B và D.
Động vật không xương sống có hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế bào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít; tuổi thọ ngắn nên thời gian học tập ít. Do đó có rất ít tập tính học được.