Câu 1 [593313]: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?
A, Số ít là tập tính bẩm sinh.
B, Toàn là tập tính tự học.
C, Phần lớn tập tính tự học.
D, Phần lớn là tập tính bẩm sinh.
Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
Ví dụ: Vào mùa sinh sản các con hươu đực hút nhau, con chiến thắng sẽ được giao phối với hươu cái. Đáp án: D
Câu 2 [593314]: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:
A, Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B, Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C, Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D, Châu chấu, ếch, muỗi.
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: các loài chân khớp (châu chấu, tôm, cua...).
Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là: Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. Đáp án: C
Câu 3 [593315]: Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?
A, Dạ cỏ.
B, Dạ lá sách.
C, Dạ tổ ong.
D, Dạ múi khế.
Dạ dày có 4 túi nhưng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học diễn ra ở dạ múi khế. Đáp án: D
Câu 4 [593316]: Những nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A, Lưỡng cư, Bò sát, Sâu bọ.
B, Cá, Thú, Giun đất.
C, Lưỡng cư, Chim, Thú.
D, Chim, Thú, Sâu bọ, Cá, Ếch nhái.
Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có 2 vòng tuần hoàn. Hệ tuần hoàn kép gắn liền với việc tim thất có 2 ngăn. Trong các nhóm động vật thì chỉ có 4 lớp động vật bậc cao là lưỡng cư, bò sát, chim, thú có hệ tuần hoàn kép. Đáp án: C
Câu 5 [593317]: Những nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A, Sứa; Giun tròn; Giun đất.
B, Côn trùng; Lưỡng cư; Bò sát.
C, Giáp xác; Sâu bọ; Ruột khoang.
D, Côn trùng; Thân mềm.
- Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn chưa có mao mạch, máu được tim bơm vào động mạch sau đó chảy đến khoang cơ thể và thực hiện trao đổi chất ở khoang cơ thể sau đó theo động mạch về tim. Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu rất chậm nên tốc độ hoạt động của cơ thể thường rất chậm (trừ côn trùng).
- Các loài côn trùng, thân mềm, ruột khoang có hệ tuần hoàn hở. Đáp án: D
Câu 6 [593318]: Tại sao trước khi thực hành mổ lộ tim ếch, thường không được hủy não?
A, Nếu hủy não thì tim ếch sẽ ngừng đập hoàn toàn.
B, Nếu hủy não thì toàn thân và da ếch sẽ bị cứng đơ nên rất khó để mổ lộ tim ếch.
C, Nếu hủy não sẽ ảnh hưởng đến các trung khu điều khiển tuần hoàn, hô hấp của ếch làm cho hoạt động của tim bị ngừng.
D, Vì sau khi mổ lộ tim ếch, chúng ta cần phải duy trì hoạt động của ếch bình thường để theo dõi một thời gian.
Thực hành mổ lộ tim ếch là bài thực hành mổ quan sát tim ếch và đo, đếm nhịp tim trong các trường hợp kích thích khác nhau nên khi mổ không được làm ếch chết, tim ếch và trung khu điều hòa hoạt động của tim không bị tổn thương.
Do đó trước khi thực hành mổ lộ tim ếch chúng ta không được hủy não, vì hủy não sẽ ảnh hưởng đến các trung khu tuần hoàn, hô hấp khi đó sẽ không quan sát được hoạt động của tim. Đáp án: C
Câu 7 [593319]: Trong các nguyên nhân dười đây, nguyên nhân nào làm cho động vật bậc thấp thường có số lượng phản xạ có điều kiện ít hơn phản xạ không điều kiện?
A, Môi trường sống của động vật bậc thấp rất ít thay đổi.
B, Động vật bậc thấp ít được con người luyện tập và hướng dẫn.
C, Động vật bậc thấp có số lượng tế bào thần kinh ít và phân tán.
D, Động vật bậc thấp ít chịu tác động của các kích thích đồng thời.
Phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình sống do quá trình học tập và rèn luyện nhờ sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các neuron, các trung khu khác nhau của não bộ.
Sự hình thành phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và khả năng học tập.
Động vật bậc thấp có:
- Hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế bào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít.
- Khả năng tập trung tế bào thần kinh kém nên khả năng tạo sự liên kết giữa các tế bào thần kinh kém.
- Tuổi thọ ngắn nên thời gian học tập ít do đó số phản xạ có điều kiện ít. Đáp án: C
Câu 8 [593320]: Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường. Có các lí do giải thích cho hiện tượng trên như sau:
(A) Số lượng thức ăn lấy vào nhiều.
(B) Các vi sinh vật được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp protein cho động vật.
(C) Lượng nito được tái sử dụng triệt để không bị mất đi qua nước tiểu.
(D) Các vi sinh vật tiết enzyme tiêu hóa cellulose cung cấp dinh dưỡng cho động vật.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: _________
Đáp án: 4
- Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại vẫn phát triển bình thường là do:
- Thức ăn ít chất dinh dưỡng nhưng số lượng thức ăn lấy vào nhiều nên cũng đủ bù nhu cầu protein cần thiết.
- Các vi sinh vật tiết enzyme tiêu hóa cellulose thành glucose cung cấp dinh dưỡng cho động vật.
- Trong dạ dày động vật nhai lại có 1 số lượng lớn vi sinh vật. Các vi sinh vật này sống trong dạ cỏ, sử dụng cỏ làm nguồn dinh dưỡng, chúng sinh sản nhanh tạo nên sinh khối lớn. Các vi sinh vật này được chuyển xuống dạ múi khế và được dạ múi khế phân giải, tiêu hoá thành nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bò. Các vi sinh vật sống trong dạ cỏ có hàm lượng protein cao nên khi dạ múi khế tiêu hoá nó sẽ thu được một lượng lớn amino acid.
- Động vật nhai lại tận dụng triệt để được nguồn nito trong urea: Urea theo đường máu vào tuyến nước bọt và được tiết vào nước bọt để cung cấp cho vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Urea trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ cỏ sử dụng để tổng hợp protein, sau đó protein này lại được cung cấp cho cơ thể động vật nhai lại. Vì vậy lượng nito không bị mất đi qua nước tiểu → Nước tiểu của động vật nhai lại có hàm lượng urea rất thấp.
Câu 9 [593321]: Trong các loài động vật sau đây, loài nào có manh tràng phát triển nhất?
A, Trâu.
B, Cá chép.
C, Ngựa.
D, Gà.
Ngựa là loài động vật ăn cỏ và có manh tràng rất phát triển để tiêu hóa chất xơ từ cỏ và thực vật. Manh tràng chứa nhiều vi khuẩn giúp phân giải cellulose, một thành phần khó tiêu hóa trong thức ăn thực vật. Trong các loài động vật khác như trâu, gà và cá chép, manh tràng không phát triển bằng. Đáp án: C
Câu 10 [593322]: Khi nói về hoạt động tiêu hóa của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Chỉ có các loài động vật đơn bào mới có tiêu hóa nội bào.
(B) Tất cả các loài đều có tiêu hóa cơ học.
(C) Quá trình tiêu hóa luôn cần sự xúc tác của các enzyme tiêu hóa.
(D) Các loài động vật ăn cỏ tiết enzyme thủy phân cellulose.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
- Đối chiếu với các lưu ý ở trên, chúng ta thấy chỉ có 1 phát biểu đúng, đó là phát biểu (C).
(A) sai. Vì động vật đa bào bậc thấp vừa có tiêu hóa nội bào, vừa có tiêu hóa ngoại bào.
(B) sai. Vì chỉ có động vật có ống tiêu hóa thì mới có tiêu hóa cơ học.
(D) sai. Vì động vật ăn cỏ không có enzyme thủy phân cellulose. Đáp án: A
Câu 11 [593323]: Huyết áp được duy trì ổn định nhờ bộ phận thực hiện nào sau đây?
A, Tim, mạch máu.
B, Thụ thể áp lực ở mạch máu.
C, Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não.
D, Độ pH của máu.
Huyết áp được duy trì ổn định nhờ bộ phận thực hiện là: tim và mạch máu. Do sự thay đổi nhịp tim, sức co tim hay sự co giãn mạch máu.
Còn thụ thể áp lực ở mạch máu là bộ phận thu nhận tín hiệu.
Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não là bộ phận điều khiển. Đáp án: A
Câu 12 [593324]: Giả sử trong mỗi ngày một người lao động bình thường cần sử dụng năng lượng 730Kcal. Nếu mỗi mol ATP giải phóng 7,3 Kcal thì một ngày người đó phải sử dụng ít nhất bao nhiêu gam glucose cho việc sinh công đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 562,5
- Số mol ATP mà người đó cần có để sinh công là = = 100 (mol).
- 1 mol glucose tạo ra được 32 mol ATP.
- Vậy số mol glucose cần dùng là = = 3,125 (mol).
- Số gam glucose cần dùng là = 3,125 × 180 = 562,5 (g).
Câu 13 [593325]: Cho các nhận định sau về hoạt động của tim và hệ mạch
(A) Huyết áp tối đa đạt được lúc tâm thất co, huyết áp tối thiểu đạt được lúc tâm thất dãn.
(B) Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
(C) Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm.
(D) Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung.
(E) Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian hoạt động.
Số nhận định không đúng là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
Nhận định không đúng là (B), (D) và (E).
B): Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật nhỏ có nhịp tim nhanh hơn, trong khi động vật lớn có nhịp tim chậm hơn.
(D): Trình tự hoạt động của một chu kỳ tim không đúng như mô tả. Trình tự đúng là: pha co tâm nhĩ trước, sau đó là pha co tâm thất, và cuối cùng là pha dãn chung.
(E): Tim không phải nghỉ nhiều hơn thời gian hoạt động. Mặc dù có các giai đoạn nghỉ giữa các chu kỳ, nhưng tổng thời gian hoạt động của tim là liên tục suốt đời. Thời gian nghỉ chỉ diễn ra trong những khoảng ngắn giữa các chu kỳ tim, không phải là thời gian nghỉ nhiều hơn. Đáp án: B
Câu 14 [593326]: Biện pháp điều khiển diện tích bộ lá cây là gì?
(A) Chăm sóc và tưới tiêu hợp lí.
(B) Chăm sóc đúng kĩ thuật cho cây trồng.
(C) Cắt tỉa những lá bé tạo điều kiện cho lá to phát triển.
Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Tăng diện tích bộ lá là làm tăng số lượng và kích thước lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật như: chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí,…phù hợp với loài và giống cây trồng.
Trong các biện pháp trên thì biện pháp (A) và (B) đúng.
(C) sai vì cắt tỉa những lá bé làm giảm số lượng lá. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Một du khách tham quan đỉnh núi Yên Tử cao khoảng 1600m. Du khách này khi di chuyển nhanh lên đỉnh núi bằng cáp treo từ độ cao 400m lên độ cao 1600m và sau đó 3 giờ di chuyển xuống theo chiều ngược lại. Các thông số sinh lí của người này được đo và so sánh với các thông số của một người công nhân sống liên tục trên đỉnh núi 2 tháng. Giả thiết du khách có thông khí tốt và không bị mất nước.
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593327]: Tại sao một người du khách khi di chuyển nhanh lên độ cao 1600m có thể gặp khó khăn trong việc thở so với một công nhân đã sống ở đó trong 2 tháng?
A, Du khách có thông khí tốt hơn nên sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào khi thở.
B, Du khách chưa thích nghi với áp suất oxy thấp hơn ở độ cao, dẫn đến tình trạng giảm oxygen máu (hypoxemia).
C, Du khách chưa thích nghi nên sẽ sản sinh ra nhiều CO2 hơn, dẫn đến cảm giác ngạt thở.
D, Công nhân đã quen với không khí loãng hơn và có số lượng hồng cầu tăng, giúp vận chuyển oxygen hiệu quả hơn.
Khi lên độ cao nhanh chóng, cơ thể chưa có thời gian thích nghi với lượng oxygen thấp hơn, dẫn đến tình trạng giảm oxygen máu, gây khó khăn trong hô hấp. Người công nhân đã sống ở đó lâu hơn nên cơ thể đã thích nghi bằng cách tăng sản xuất hồng cầu và cải thiện khả năng sử dụng oxygen. Đáp án: B
Câu 16 [593328]: Nếu người du khách tiếp tục ở lại độ cao 1600m trong vài tuần, các thay đổi sinh lý nào sẽ xảy ra để giúp cơ thể thích nghi?
A, Giảm nhịp tim để tiết kiệm năng lượng và hạn chế tiêu hao oxygen.
B, Giảm thông khí để giảm bớt lượng CO2 trong máu.
C, Tăng sản xuất hồng cầu để cải thiện khả năng vận chuyển oxygen.
D, Tăng nhịp hô hấp để lấy được nhiều oxygen hơn.
Khi sống ở độ cao lâu hơn, cơ thể sẽ thích nghi bằng cách sản xuất nhiều hồng cầu hơn để tăng khả năng vận chuyển oxy. Đáp án: C
Câu 17 [593329]: Trong nhóm khách leo núi có một thành viên bị bệnh đái tháo đường. Chỉ số pH máu của người này sẽ thay đổi như thế nào và tại sao?
A, pH máu sẽ tăng, vì cơ thể phản ứng với việc leo núi bằng cách giảm quá trình trao đổi chất, làm giảm axit trong máu.
B, pH máu sẽ duy trì ở mức bình thường vì sự leo núi không ảnh hưởng đến pH máu của bệnh nhân đái tháo đường.
C, pH máu có thể giảm, dẫn đến tình trạng nhiễm toan do tăng sản xuất ketone khi cơ thể thiếu insulin và không sử dụng được glucose hiệu quả.
D, pH máu sẽ không thay đổi vì cơ thể có khả năng tự điều chỉnh nồng độ acid - base qua hệ hô hấp.
Ở bệnh nhân đái tháo đường, nếu không kiểm soát tốt insulin, cơ thể sẽ sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng thay vì glucose, dẫn đến sản sinh nhiều ketone (acid). Điều này có thể gây nhiễm toan ceton (diabetic ketoacidosis), làm giảm pH máu và gây ra tình trạng toan máu (acidosis). Việc leo núi và thiếu oxygen có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Đáp án: C