Câu 1 [593330]: Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?
A, Phát huy những tập tính bẩm sinh.
B, Phát triển những tập tính học tập.
C, Thay đổi tập tính bẩm sinh.
D, Thay đổi tập tính học tập.
Tập tính bẩm sinh là những hành vi đã được mã hóa trong hệ thần kinh từ khi sinh ra và không dễ dàng thay đổi. Việc thay đổi tập tính bẩm sinh của động vật đòi hỏi công sức và thời gian rất lớn từ con người, vì nó yêu cầu thay đổi những phản xạ, hành vi đã được “lập trình” sẵn trong hệ thần kinh của động vật. Đáp án: C
Câu 2 [593331]: Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là:
A, In vết.
B, Quen nhờn.
C, Học ngầm.
D, Điều kiện hoá hành động.
Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là quen nhờn. Sau đó đến in vết, điều kiện hóa hành động, học ngầm.
Quen nhờn: Động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.
Vd: Khi thấy bóng đen của diều hâu từ trên cao lao xuống thì gà con sẽ chạy trốn, nhưng nếu bóng đen cứ xuất hiện nhiều lần mà không thấy diều hâu lao xuống thì gà con sẽ không trốn nữa.
Vd: Ta đánh kẻng và cho cá ăn, nhiều lần sẽ tập được cho cá tập tính mỗi lần nghe kẻng sẽ ngoi lên chờ thức ăn. Nhưng nếu sau đó ta cứ đánh kẻng mà không cho ăn, dần dần nghe kẻng cá sẽ không ngoi lên nữa.
- Như vậy, hiện tượng quen nhờn làm mất đi những tập tính học được trước đó. Đáp án: B
Quen nhờn: Động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.
Vd: Khi thấy bóng đen của diều hâu từ trên cao lao xuống thì gà con sẽ chạy trốn, nhưng nếu bóng đen cứ xuất hiện nhiều lần mà không thấy diều hâu lao xuống thì gà con sẽ không trốn nữa.
Vd: Ta đánh kẻng và cho cá ăn, nhiều lần sẽ tập được cho cá tập tính mỗi lần nghe kẻng sẽ ngoi lên chờ thức ăn. Nhưng nếu sau đó ta cứ đánh kẻng mà không cho ăn, dần dần nghe kẻng cá sẽ không ngoi lên nữa.
- Như vậy, hiện tượng quen nhờn làm mất đi những tập tính học được trước đó. Đáp án: B
Câu 3 [593332]: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:
A, Nhân tố di truyền.
B, Hormone.
C, Thức ăn.
D, Nhiệt độ và ánh sáng.
Nhân tố di truyền là yếu tố quan trọng nhất quyết định sinh trưởng và phát triển của động vật, vì nó quy định tiềm năng di truyền về hình thái, sinh lý, và khả năng phát triển của cơ thể. Đáp án: A
Câu 4 [593333]: Những động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
A, Trâu, cừu, dê.
B, Ngựa, thỏ, chuột, trâu.
C, Ngựa, thỏ, chuột.
D, Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
Trong các động vật trên loại trừ ngựa, chuột, thỏ có dạ dày đơn; còn các động vật còn lại có dạ dày 4 ngăn. Đáp án: A
Câu 5 [593334]: Khi nói về sự biến đổi của vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.
B, Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
C, Vận tốc máu cao nhất ở tĩnh mạch, thấp nhất ở động mạch và có giá trị trung bình ở mao mạch.
D, Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và duy trì ổn định ở tĩnh mạch và mao mạch.
- Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng thiết diện của hệ mạch. Ở nơi nào có tổng thiết diện nhỏ nhất thì vận tốc máu là lớn nhất, ở nơi nào có tổng thiết diện lớn nhất thì nới đó có vận tốc máu lớn nhất.
- Trong hệ mạch, động mạch chủ là nơi có tổng thiết diện bé nhất nên có vận tốc máu lớn nhất; ở mao mạch có tổng thiết diện lớn nhất nên có vận tốc máu bé nhất. Đáp án: A
- Trong hệ mạch, động mạch chủ là nơi có tổng thiết diện bé nhất nên có vận tốc máu lớn nhất; ở mao mạch có tổng thiết diện lớn nhất nên có vận tốc máu bé nhất. Đáp án: A
Câu 6 [593335]: Ở tim của nhóm động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa dòng máu giàu O2 và dòng máu giàu CO2?
A, Cá xương, Chim, Thú.
B, Bò sát (trừ cá sấu), Chim, Thú.
C, Lưỡng cư, Thú.
D, Lưỡng cư, Bò sát, Chim.
Máu giàu O2 là máu sau khi được trao đổi khí tại các cơ quan trao đổi khí, được đưa về tim theo tĩnh mạch phổi hoặc tĩnh mạch dưới da (trừ ở Cá); còn máu giàu CO2 là máu sau khi được trao đổi khí tại các tế bào, các cơ quan được đưa về tim theo tĩnh mạch chủ.
Tại tâm thất của tim nếu vách ngăn hoàn chỉnh (tim 4 ngăn ở Chim, Thú) thì không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2. Còn nếu không có vách ngăn hoặc vách ngăn chưa hoàn chỉnh (ở lưỡng cư, bò sát) thì sẽ có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.
Ở tim cá chứa hoàn toàn máu giàu CO2; chỉ có máu trong động mạch lưng và mao mạch dẫn tới các cơ quan mới chứa máu giàu O2. Đáp án: A
Tại tâm thất của tim nếu vách ngăn hoàn chỉnh (tim 4 ngăn ở Chim, Thú) thì không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2. Còn nếu không có vách ngăn hoặc vách ngăn chưa hoàn chỉnh (ở lưỡng cư, bò sát) thì sẽ có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.
Ở tim cá chứa hoàn toàn máu giàu CO2; chỉ có máu trong động mạch lưng và mao mạch dẫn tới các cơ quan mới chứa máu giàu O2. Đáp án: A
Câu 7 [593336]: Khi nhận được kích thích từ môi trường, thuỷ tức thường phản ứng bằng cách nào sau đây?
A, Không có phản ứng.
B, Co toàn bộ cơ thể.
C, Di chuyển tránh xa kích thích.
D, Di chuyển về phía có kích thích.
Thủy tức thuộc nhóm động vật có hệ thần kinh mạng lưới.
Đối với động vật có thần kinh mạng lưới thì khi bị kích thích sẽ làm cho toàn bộ cơ thể co lại. Đáp án: B
Đối với động vật có thần kinh mạng lưới thì khi bị kích thích sẽ làm cho toàn bộ cơ thể co lại. Đáp án: B
Câu 8 [593337]: Khi nói về tiêu hóa ở các loài chim ăn hạt, có các phát biểu sau :
(A) Tất cả các loài chim ăn hạt đều có dạ dày 4 túi để tiến hành tiêu hóa sinh học.
(B) Diều được hình thành từ thực quản, do thực quản phình to để chứa thức ăn.
(C) Dạ dày của chim được tách thành 2 loại là dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
(D) Hạt là nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng cho nên chim thường phải ăn số lượng thức ăn nhiều.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
(A) Tất cả các loài chim ăn hạt đều có dạ dày 4 túi để tiến hành tiêu hóa sinh học.
(B) Diều được hình thành từ thực quản, do thực quản phình to để chứa thức ăn.
(C) Dạ dày của chim được tách thành 2 loại là dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
(D) Hạt là nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng cho nên chim thường phải ăn số lượng thức ăn nhiều.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 2
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là (B) và (C)
(B): Diều của chim được hình thành từ thực quản, do thực quản phình to để chứa thức ăn. Diều giúp chim dự trữ thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa.
(C): Dạ dày của chim được tách thành 2 phần: dạ dày tuyến (proventriculus), nơi tiết ra enzyme để tiêu hóa hóa học, và dạ dày cơ là nơi giúp nghiền nát thức ăn cơ học.
Phát biểu sai:
(A): Không phải tất cả các loài chim ăn hạt đều có dạ dày 4 túi. Chim không có dạ dày 4 túi giống như động vật nhai lại, mà chỉ có dạ dày hai phần như đã nêu.
(D): Hạt có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein và lipid. Do đó, mặc dù chim có thể ăn nhiều hạt, nhưng hạt không phải là nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng.
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là (B) và (C)
(B): Diều của chim được hình thành từ thực quản, do thực quản phình to để chứa thức ăn. Diều giúp chim dự trữ thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa.
(C): Dạ dày của chim được tách thành 2 phần: dạ dày tuyến (proventriculus), nơi tiết ra enzyme để tiêu hóa hóa học, và dạ dày cơ là nơi giúp nghiền nát thức ăn cơ học.
Phát biểu sai:
(A): Không phải tất cả các loài chim ăn hạt đều có dạ dày 4 túi. Chim không có dạ dày 4 túi giống như động vật nhai lại, mà chỉ có dạ dày hai phần như đã nêu.
(D): Hạt có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein và lipid. Do đó, mặc dù chim có thể ăn nhiều hạt, nhưng hạt không phải là nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng.
Câu 9 [593338]: Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A, Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm.
B, Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp tăng.
C, Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng.
D, Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm.
Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì áp suất thẩm thấu của máu sẽ tăng. Đồng thời máu bị mất nước nên thể tích máu giảm làm giảm huyết áp.
Vì áp suất thẩm thấu được đặc trưng bởi nồng độ chất tan trong cơ thể, khi lượng nước giảm sẽ kéo theo nồng độ chất tan tăng. Đáp án: A
Vì áp suất thẩm thấu được đặc trưng bởi nồng độ chất tan trong cơ thể, khi lượng nước giảm sẽ kéo theo nồng độ chất tan tăng. Đáp án: A
Câu 10 [593339]: Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là:
A, Hệ thần kinh và tuyến nội tiết.
B, Các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu...
C, Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D, Cơ và tuyến.
Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là: các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu... Đáp án: B
Câu 11 [593340]: Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
A, Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.
B, Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa và ở cả trong tế bào thì mới tạo đủ năng lượng.
C, Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều.
D, Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa (không xảy ra bên trong tế bào).
Trong tiêu hóa ngoại bào, quá trình biến đổi thức ăn diễn ra chủ yếu ở ống tiêu hóa, không phải trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa thành các chất đơn giản trong ống tiêu hóa, sau đó các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và đến các tế bào để thực hiện các quá trình trao đổi chất, nhưng quá trình tiêu hóa (phân giải thức ăn) không diễn ra bên trong tế bào. Đáp án: B
Câu 12 [593341]: Giả sử trong mỗi ngày một người lao động bình thường cần sử dụng năng lượng 650 Kcal và người này chỉ uống nước mía (nồng độ sacrose trong nước mía là 30%). Nếu mỗi mol ATP giải phóng 7,3Kcal thì một ngày người đó phải uống ít nhất bao nhiêu gam nước mía để cung cấp năng lượng cho cơ thể (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: __________
Đáp án: 1584,6
- Số mol ATP mà người đó cần có để sinh công là =
= 89 (mol).
- 1 mol glucose tạo ra được 32 mol ATP.
- Vậy số mol glucose cần dùng là =
= 2, 78 (mol).
- Một mol sacrose tương đương 2 mol glucose.
Vì vậy số mol sacrose cần dùng là =
= 1,39 (mol).
- 1,17mol sacrose có khối lượng = 1,39 × 342 = 475,38 (gam).
- Nồng độ sacrose trong nước mía là 30% nên số gam nước mía cần uống là =
= 1584,6 (gam).
- Số mol ATP mà người đó cần có để sinh công là =

- 1 mol glucose tạo ra được 32 mol ATP.
- Vậy số mol glucose cần dùng là =

- Một mol sacrose tương đương 2 mol glucose.
Vì vậy số mol sacrose cần dùng là =

- 1,17mol sacrose có khối lượng = 1,39 × 342 = 475,38 (gam).
- Nồng độ sacrose trong nước mía là 30% nên số gam nước mía cần uống là =

= 1584,6 (gam).
Câu 13 [593342]: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau:
(A) Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu tương ứng với lúc tim dãn.
(B) Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
(C) Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.
(D) Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.
(E) Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch. Có bao nhiêu kết luận không đúng?
(A) Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu tương ứng với lúc tim dãn.
(B) Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
(C) Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.
(D) Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.
(E) Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch. Có bao nhiêu kết luận không đúng?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Kết luận không đúng là (D) và (E).
D): Sự giảm dần huyết áp, chứ không phải tăng dần, là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu khi vận chuyển.
Huyết áp cao nhất ở động mạch, và giảm dần khi máu di chuyển qua mao mạch và tĩnh mạch.
(E): Huyết áp giảm dần, không phải tăng dần, từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch. Huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. Đáp án: B
D): Sự giảm dần huyết áp, chứ không phải tăng dần, là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu khi vận chuyển.
Huyết áp cao nhất ở động mạch, và giảm dần khi máu di chuyển qua mao mạch và tĩnh mạch.
(E): Huyết áp giảm dần, không phải tăng dần, từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch. Huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. Đáp án: B
Câu 14 [593343]: Khi nói về quang hợp ở các nhóm thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(A) Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là OAA (oxaloacetic acid).
(B) Chất nhận CO2 trong pha tối của thực vật C4 là Ribulose 1-5 diphosphate.
(C) Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvil.
(D) Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, mía, rau dền thuộc nhóm thực vật CAM.
(A) Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là OAA (oxaloacetic acid).
(B) Chất nhận CO2 trong pha tối của thực vật C4 là Ribulose 1-5 diphosphate.
(C) Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvil.
(D) Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, mía, rau dền thuộc nhóm thực vật CAM.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
(A) Sai. Vì Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là PGA.
(B) Sai. Chất nhận CO2 trong pha tối của thực vật C4 là PEP.
(C) Đúng.
(D) Sai. Mía, rau dền thuộc nhóm thực vật C4. Đáp án: A
(B) Sai. Chất nhận CO2 trong pha tối của thực vật C4 là PEP.
(C) Đúng.
(D) Sai. Mía, rau dền thuộc nhóm thực vật C4. Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Phẫu thuật Bariatric (hay còn gọi là phẫu thuật giảm cân) là một thủ tục y tế làm giảm kích thước hay cắt bỏ một phần dạ dày và cho phép thức ăn đi vòng qua một phần của ruột non.
Phẫu thuật thường được thực hiện khi những người béo phì đã thử không thành công nhiều cách để giảm cân và sức khỏe của họ bị tổn hại bởi cân nặng của họ. Có nhiều rủi ro liên quan đến phẫu thuật, nhưng nó giúp một số người giảm được một lượng cân nặng đáng kể và cuối cùng là cải thiện sức khỏe tổng thể của họ.Ở những người béo phì bệnh lý, phẫu thuật bariatric là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để giảm cân và giảm biến chứng. Một phân tích tổng hợp năm 2021 cho thấy phẫu thuật bariatric có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở người lớn béo phì có hoặc không mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Dựa trên sự hiểu biết của bạn về hệ tiêu hóa và dinh dưỡng, trả lời các câu hỏi sau:
Phẫu thuật thường được thực hiện khi những người béo phì đã thử không thành công nhiều cách để giảm cân và sức khỏe của họ bị tổn hại bởi cân nặng của họ. Có nhiều rủi ro liên quan đến phẫu thuật, nhưng nó giúp một số người giảm được một lượng cân nặng đáng kể và cuối cùng là cải thiện sức khỏe tổng thể của họ.Ở những người béo phì bệnh lý, phẫu thuật bariatric là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để giảm cân và giảm biến chứng. Một phân tích tổng hợp năm 2021 cho thấy phẫu thuật bariatric có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở người lớn béo phì có hoặc không mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Dựa trên sự hiểu biết của bạn về hệ tiêu hóa và dinh dưỡng, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593344]: Tại sao phẫu thuật bariatric lại là phương pháp hiệu quả nhất để giảm cân ở những người béo phì bệnh lý?
A, Phẫu thuật bariatric giảm kích thước dạ dày, khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm lượng calo tiêu thụ.
B, Phẫu thuật bariatric giúp thay đổi hoàn toàn cơ cấu dinh dưỡng và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
C, Phẫu thuật bariatric ngăn cản hoàn toàn cơ thể hấp thụ chất béo từ thực phẩm.
D, Phẫu thuật bariatric làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp đốt cháy nhiều calo hơn.
Phẫu thuật bariatric giảm kích thước dạ dày hoặc thay đổi đường tiêu hóa, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ và hấp thụ calo. Điều này dẫn đến giảm cân và cải thiện sức khỏe. Đáp án: A
Câu 16 [593345]: Sau phẫu thuật bariatric, một bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12. Nguyên nhân chính nào sau đây giải thích cho hiện tượng này?
A, Phẫu thuật làm tăng quá trình trao đổi chất, dẫn đến tiêu thụ vitamin B12 nhiều hơn bình thường.
B, Dạ dày nhỏ lại khiến bệnh nhân không còn nhu cầu hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn.
C, Ruột non bị bỏ qua làm tăng tốc độ hấp thụ vitamin B12, gây ra tình trạng quá tải vitamin.
D, Dạ dày nhỏ lại làm giảm tiết dịch vị và yếu tố nội tại (intrinsic factor), ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin B12.
Yếu tố nội được tạo ra bởi các tế bào tuyến ở dạ dày (tế bào viền/tế bào đinh) có tác dụng trong việc hấp thụ vitamin B12, do đó giảm kích thước dạ dày hoặc cắt bỏ một phần dạ dày sẽ dẫn đến sự thiếu hụt vitamin B12 → Gây thiếu máu ác tính. Đáp án: D
Câu 17 [593346]: Một bệnh nhân có tiền sử thiếu máu ác tính (do thiếu vitamin B12) sắp thực hiện phẫu thuật bariatric. Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh nhân này không tuân thủ kế hoạch bổ sung vitamin B12 sau phẫu thuật?
A, Thiếu máu sẽ cải thiện vì phẫu thuật bariatric giúp cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn, bao gồm vitamin B12.
B, Thiếu máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn, vì phẫu thuật bariatric làm giảm sản xuất yếu tố nội tại.
C, Bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng vì phẫu thuật bariatric không tác động đến việc hấp thụ vitamin B12.
D, Tình trạng thiếu máu sẽ được kiểm soát tự nhiên vì ruột non sẽ thích nghi và sản xuất đủ vitamin B12.
Phẫu thuật bariatric thường giảm khả năng tiết yếu tố nội tại, protein cần thiết để hấp thụ vitamin B12, dẫn đến nguy cơ thiếu máu trầm trọng hơn nếu không bổ sung đầy đủ. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho bệnh nhân có tiền sử thiếu máu do thiếu vitamin B12. Đáp án: B