Dạng 1: Số tế bào con tạo ra từ 1 tế bào ban đầu sau k lần nguyên phân: 2k
Câu 1 [594523]: Có 3 tế bào đều nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con cuối cùng tạo ra là
A, 64.
B, 48.
C, 8.
D, 16.
Có 3 tế bào con nguyên phân 4 lần.
Áp dụng công thức: a × 2k . Số tế bào con tạo ra sau 4 lần nguyên phân: 3 × 24 = 48. Đáp án: B
Áp dụng công thức: a × 2k . Số tế bào con tạo ra sau 4 lần nguyên phân: 3 × 24 = 48. Đáp án: B
Dạng 2: Số nhiễm sắc thể có trong các tế bào con tạo ra: 2k.2n
Câu 2 [594524]: Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của một loài lưỡng bội (2n = 10) đã tạo ra 16 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là:
A, 160.
B, 320.
C, 640.
D, 80.
Hợp tử nguyên phân tạo ra 16 tế bào mới.
Kỳ sau số lượng NST đơn là 4n = 20.
Tổng số lượng NST đơn ở kỳ cuối của đợt nguyên phân tiếp theo: 20 × 16 = 320. Đáp án: B
Kỳ sau số lượng NST đơn là 4n = 20.
Tổng số lượng NST đơn ở kỳ cuối của đợt nguyên phân tiếp theo: 20 × 16 = 320. Đáp án: B
Dạng 3: Số nhiễm sắc thể mà môi trường nội bào cần cung cấp: (2k-1).2n
Câu 3 [594525]: Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 1610 nhiễm sắc thể đơn để một số tế bào ở người (2n = 46) nguyên phân với số lần như nhau. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 6.
Số nhiễm sắc thể tạo ra: 1610 = 46 × (2x – 1) × số tế bào.
Ta có: (2x – 1) × số tế bào = 35.
Số tế bào phải nguyên. Thử đáp án ta có B đúng. Đáp án: B
Ta có: (2x – 1) × số tế bào = 35.
Số tế bào phải nguyên. Thử đáp án ta có B đúng. Đáp án: B
Dạng 4: Số NST có trong một tế bào ở các kì của quá trình phân bào với loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Kì giữa của nguyên phân: 2n nhiễm sắc thể kép. Kì sau của nguyên phân: 4n nhiễm sắc thể đơn.
Câu 4 [594541]: Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 14. Một tế bào của cá thể B nguyên phân liên tiếp 4 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 240 nhiễm sắc thể đơn. Số lượng nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào trước khi bước vào quá trình phân bào là:
A, 18.
B, 16.
C, 14.
D, 15.
Số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào con là: 240 : (24 -1) = 16. Đáp án: B
Câu 5 [594542]: Ở một loài, khi lai hai cơ thể lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ ba, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 192 chromatid. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A, 12.
B, 28.
C, 48.
D, 24.
Tế bào đang ở kì giữa của lần nguyên phân thứ ba chứng tỏ đã có 4 tế bào được tạo ra.
Trong tất cả các tế bào con có 192 chromatid nên số NST là: 192 : 2 = 96 NST (vì khi ở trạng thái kép, mỗi NST gồm 2 chromatid dính nhau ở tâm động).
Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử là: 96 : 4 = 24 NST. Đáp án: D
Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử là: 96 : 4 = 24 NST. Đáp án: D
Dạng 5: Hàm lượng vật chất di truyền của tế bào khi trải qua các kì phân bào. Nếu hàm lượng vật chất di truyền có trong một tế bào lưỡng bội ban đầu khi vật chất di truyền là k. Kì giữa của nguyên phân có hàm lượng vật chất di truyền là: 2k. Kì sau của nguyên phân có hàm lượng vật chất di truyền là: 2k.
Câu 6 [594543]: Có 20 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra là
A, 20.
B, 10.
C, 40.
D, 80.
Có 20 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Mỗi tế bào giao tử đực sẽ tao thành 4 tinh trùng.
Số tinh trùng được tạo ra là: 4 × 20 = 80. Đáp án: D
Số tinh trùng được tạo ra là: 4 × 20 = 80. Đáp án: D
Câu 7 [594544]: Có 5 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần sau đó tất cả tế bào tạo ra đều chuyển sang vùng chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là
A, 20.
B, 128.
C, 160.
D, 640.
5 tế bào sinh dục đực → Nguyên phân 5 lần tạo số tế bào con là : 5 × 25 = 160 tế bào con.
Mỗi tế bào sinh dục đực giảm phân tạo 4 tinh trùng.
Số tế bào tạo ra sau giảm phân là: 160 × 4 = 640. Đáp án: D
Mỗi tế bào sinh dục đực giảm phân tạo 4 tinh trùng.
Số tế bào tạo ra sau giảm phân là: 160 × 4 = 640. Đáp án: D
Câu 8 [594545]: Một tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật (2n = 24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. Số lượng tinh trùng bằng
A, 132.
B, 64.
C, 32.
D, 16.
Tế bào nguyên phân 3 lần tạo ra 23 = 8 tế bào.
Mỗi tế bào sinh dục đực qua giảm phân tạo ra 4 loại tinh trùng.
8 tế bào sẽ tạo ra 8 × 4 = 32 tinh trùng. Đáp án: C
Mỗi tế bào sinh dục đực qua giảm phân tạo ra 4 loại tinh trùng.
8 tế bào sẽ tạo ra 8 × 4 = 32 tinh trùng. Đáp án: C
Câu 9 [594546]: Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa số tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử DNA trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm phân 2 là
A, 192.
B, 1536.
C, 768.
D, 384.
Tế bào sinh dục có 2n = 24, tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần → 25 = 32 tế bào.
Một nửa tham gia giảm phân (16 tế bào). Tổng số DNA trong tế bào con ở kì sau giảm phân II là: Kì sau giảm phân II NST đang phân ly về hai cực của tế bào những chưa phân chia tế bào chất.
16 tế bào → Giảm phân I → 32 tế bào → Tổng số DNA: 32 × 24 = 768. Đáp án: C
Một nửa tham gia giảm phân (16 tế bào). Tổng số DNA trong tế bào con ở kì sau giảm phân II là: Kì sau giảm phân II NST đang phân ly về hai cực của tế bào những chưa phân chia tế bào chất.
16 tế bào → Giảm phân I → 32 tế bào → Tổng số DNA: 32 × 24 = 768. Đáp án: C
Câu 10 [594547]: Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài có cặp NST giới tính XY, thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là
A, 4.
B, 7.
C, 6.
D, 5.
Tế bào giảm phân ra 128 tinh trùng Y → Tế bào sinh dục đực.
→ Số giao tử tạo thành 128 × 2 = 256.
Số tế bào tham gia giảm phân là 256 : 4 = 64 tế bào.
Số lần nguyên phân 2k = 64 → k = 6. Đáp án: C
→ Số giao tử tạo thành 128 × 2 = 256.
Số tế bào tham gia giảm phân là 256 : 4 = 64 tế bào.
Số lần nguyên phân 2k = 64 → k = 6. Đáp án: C