Quay lại
Đáp án
Đáp án Dạng 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án
Câu 1 [593398]: Quá trình nhân đôi DNA và phiên mã giống nhau ở chỗ
A, đều diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
B, đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C, đều có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.
D, mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 3’ – 5’.
Phiên mã không theo nguyên tác bán bảo toàn, chỉ có quá trình nhân đôi DNA diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn. DNA polymerase chỉ tham gia vào quá trình nhân thôi, còn mạch mới của RNA là mạch 5' - 3', DNA thì có 2 mạch mới được tạo thành. Đáp án: B
Câu 2 [593399]: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzyme RNA-polymerase tổng hợp RNA?
A, Enzyme RNA - polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B, Enzyme RNA - polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
C, Enzyme RNA - polymerase có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’→3’ và từ 3’ → 5’.
D, Enzyme RNA - polymerase chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gene tách ra.
Nhiệm vụ của enzyme RNA- polymerase trong quá trình phiên mã là: Xúc tác, lắp ráp các nucleotide để tạo RNA theo chiều 5'- 3' bổ sung với mạch mã gốc của gene. Đáp án: A
Câu 3 [593400]: Trong quá trình tổng hợp RNA không xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A, G mạch gốc liên kết với C của môi trường nội bào.
B, C trên mạch gốc liên kết với G của môi trường.
C, A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường.
D, T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường.
Trong RNA thì chỉ có A, U, G, C không có thành phần T nên đáp án sai là C. Đáp án: C
Câu 4 [593401]: Một phân tử RNA chỉ chứa 3 loại ribonucleotide là Adenin, Uracil và Guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mRNA nói trên?
A, ATC, TAG, GCA, GAA.
B, TAG, GAA, ATA, ATG.
C, AAG, GTT, TCC, CAA.
D, AAA, CCA, TAA, TCC.
Một phân tử RNA chỉ chứa 3 loại ribonucleotide là Adenin, Uracil và Guanin.
Trong mạch mã gốc của gene chỉ có : T, A, C.
Trong mạch bổ sung của gene chỉ có : A, T, G ( không có C).
Chỉ có đáp án B không có C Đáp án: B
Câu 5 [593402]: Sau khi tổng hợp xong RNA thì mạch gốc của gene có hiện tượng nào sau đây?
A, Bị enzyme xúc tác phân giải.
B, Xoắn lại với mạch bổ sung với nó trên DNA.
C, Liên kết với phân tử RNA.
D, Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất.
Sau khi quá trình tổng hợp RNA (quá trình phiên mã) hoàn tất, mạch gốc của gene (DNA) sẽ tách ra khỏi RNA mới được tổng hợp và quay lại dạng xoắn kép bằng cách liên kết với mạch bổ sung của nó trên DNA. Mạch gốc DNA không bị phân giải, không liên kết với RNA và cũng không rời khỏi nhân tế bào. Đáp án: B
Câu 6 [593403]: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là
A, G liên kết với C, C liên kết với G, A liên kết với T, G liên kết với C.
B, A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với C, C liên kết với G.
C, A liên kết với U, G liên kết với T.
D, A liên kết với C, G liên kết với T.
Quá trình phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền tử DNA mạch kép sang RNA mạch đơn.
DNA gồm có 4 nucleotide là A, T, G, C; còn RNA gồm 4 ribonucleotide là A, U, G, C. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. Nucleotide trên mạch gốc của DNA sẽ liên kết với ribonucleotide trong môi trường nội bào để tạo thành RNA: A - U, G - C, C - G, T - A. Đáp án: B
Câu 7 [593404]: Quá trình dịch mã kết thúc khi
A, ribosome gắn amino acid methionine vào vị trí cuối cùng của chuỗi polypeptide.
B, ribosome di chuyển đến bộ ba AUG trên mRNA.
C, ribosome tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAA, AUG, UGA.
D, ribosome tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAG, UAA, UGA.
Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi ribosome gặp 1 trong 3 bộ 3 kết thúc là : UAG, UGA, UAA. Đáp án: D
Câu 8 [593405]: Trong quá trình dịch mã, giai đoạn tạo nên phức hệ amino acid-tRNA (aa-tRNA) là giai đoạn
A, hoạt hoá amino acid.
B, mở đầu chuỗi polypeptide.
C, kéo dài chuỗi polypeptide.
D, kết thúc chuỗi polypeptide.
Giai đoạn đầu tiên của quá trình dịch mã là hoạt hoá aa: mỗi aa được hoạt hoá gắn với tRNA tương ứng tạo nên phức hệ aa-tRNA. Đáp án: A
Câu 9 [593406]: Trong dịch mã, tRNA mang amino acid methionine tiến vào ribosome có bộ ba đối mã (anticodon) là
A, 5’CAU3’.
B, 3’CAU5’.
C, 3’AUG5’.
D, 5’AUG3’.
Bộ ba mở đầu của mRNA là 5’AUG3’ → bộ ba đối mã là 3’ UAC 5’ hay chính là 5’ CAU 3’. Đáp án: A
Câu 10 [593407]: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực?
A, Amino acid mở đầu trong quá trình dịch mã là methionine.
B, Mỗi phân tử mRNA có thể tổng hợp được từ một đến nhiều chuỗi polypeptide cùng loại.
C, Khi ribosome tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại.
D, Khi dịch mã, ribosome dịch chuyển theo chiều 3’ → 5’ trên phân tử mRNA.
Ở sinh vật nhân thực:
- Amino acid mở đầu quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực là Methionine, còn ở sinh vật nhân sơ là formin methionine → A đúng.
- Hiện tượng nhiều ribosome cùng bám vào một mRNA và thực hiện dịch mã đồng thời gọi là polysome hay polyribosome. Sau khi ribosome đầu tiên kết hợp với mRNA ở đầu 5' thực hiện dịch mã được một đoạn ngắn, thì ở đoạn phía sau, nhiều ribosome khác cũng bám vào và cũng thực hiện dịch mã đồng thời. Mỗi ribosome đảm nhận dịch mã một đoạn trên mRNA → B đúng.
- Khi ribosome tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mRNA thì sẽ ngừng quá trình dịch mã, các bộ ba kết thúc có thể là: UAA, UAG, UGA. → C đúng.
- Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide:
+ Mở đầu: tRNA mang amino acid mở đầu vào bộ 3 mở đầu, anticodon của nó khớp với cođôn theo NTẾ BÀOS.
+ Kéo dài chuỗi polypeptide: aa1- tRNA tiến vào ribosome, liên kết peptide giữa aa mở đầu và aa1 được tạo thành, ribosome dịch chuyển trên mRNA sang bộ 3 thứ 2 theo chiều 5’ → 3’, aa2- RNA tiến vào ribosome, liến kết peptide giữa aa1 và aa2 được tạo thành, ribosome tiếp tục dịch chuyển sang bộ 3 thứ 3... quá trình cứ tiếp tục cho đến khi ribosome gặp với bộ 3 kết thúc. Đáp án: D