Đáp án Dạng 3: Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1 [593408]: Nhiệt độ nóng chảy của DNA là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và làm tách 2 mạch đơn của phân tử. Hai phân tử DNA có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử DNA thứ nhất có tỉ lệ giữa nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử DNA thứ hai. Có các kết luận được rút ra:
(1) Nhiệt độ nóng chảy của phân tử DNA thứ nhất nhỏ hơn phân tử DNA thứ hai.
(2) Nhiệt độ nóng chảy của phân tử DNA thứ nhất bằng phân tử DNA thứ hai.
(3) Nhiệt độ nóng chảy của phân tử DNA không phụ thuộc vào tỉ lệ A/G.
(4) Nhiệt độ nóng chảy của phân tử DNA thứ nhất lớn hơn phân tử DNA thứ hai.
Có bao nhiêu kết luận có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 1
Hướng dẫn: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử DNA được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Những đoạn DNA có nhiệt độ “nóng chảy” cao là những đoạn có chứa nhiều loại G-C vì số lượng liên kết hyđrô nhiều hơn (A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro), ngược lại, các đoạn DNA có nhiều cặp A-T, ít G-C thì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn do có ít liên kết hyđrô hơn.
Hai phân tử DNA có chiều dài bằng nhau tức là tổng số nucleotit của 2 phân tử này bằng nhau.
Phân tử DNA thứ nhất có tỉ lệ giữa loại nucleotit A/G lớn hơn phân tử DNA thứ hai nên nhiệt độ nóng chảy của phân tử DNA thứ nhất cao hơn phân tử DNA thứ hai → chỉ có 4 đúng.
Câu 2 [593409]: Khi nói về điểm khác biệt cơ bản giữa mRNA và tRNA có các phát biểu sau:
(1) Chúng khác nhau về số lượng đơn phân và chức năng.
(2) mRNA không có cấu trúc xoắn và nguyên tắc bổ sung còn tRNA thì ngược lại.
(3) mRNA có liên kết hidro còn tRNA thì không.
(4) Khác nhau về thành phần các đơn phân tham gia.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 2
Điểm khác biệt giữa mRNA và tRNA là : chúng khác nhau về số lượng đơn phân và chức năng.
mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tRNA có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân với nhau.
Câu 3 [593410]: Xét 4 tế bào sinh dục trong một cá thể ruồi giấm cái có kiểu gene Có 4 tế bào trên giảm phân tạo ra số loại trứng tối thiểu có thể có là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 1
Hướng dẫn: Nếu các tế bào giảm phân theo 1 kiểu giống hệt nhau thì chỉ tạo ra 1 trứng → Đáp án: 1
Câu 4 [593411]: Một cơ thể có kiểu gen Aa Nếu hai cặp gen Bb và Dd liên kết hoàn toàn với nhau thì khi giảm phân diễn ra bình thường, số loại giao tử tối có thể tạo ra là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 4
Hướng dẫn: Cơ thể có kiểu gene Aa → cặp Bd, Db liên kết hoàn toàn.
Aa → 2 giao tử A, a
→ Bd, bD
Số loại giao tử tạo thành là 2 × 2 = 4
→ Đáp án: 4
Câu 5 [593412]: Một tế bào sinh tinh có kiểu gene tiến hành giảm phân (không có trao đổi chéo) số loại giao tử được tạo ra là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 2
Hướng dẫn: Một tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân không có trao đổi chéo, sẽ tạo ra 2 loại giao tử.
→ 2 loại giao tử AB và ab.
→ Đáp án: 2
Câu 6 [593413]: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa allele D và d với tần số 18%. Tính theo lý thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào sinh tinh không xảy ra hoán vị giữa allele D và d là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 640
Hướng dẫn: Gọi số tế bào xảy ra hoán vị là a
→ Số giao tử hoán vị = 2a
1000 tế bào sinh tinh tạo 4000 tinh trùng
→ 2a : 4000 = 0,18 → a = 360
→ Số tế bào không hoán vị gen = 1000 - 360=640
Câu 7 [593414]: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án:
Một NST khi đột biến sẽ cho giao tử bình thường và giao tử bất thường.
Giao tử không mang đột biến : × =
Câu 8 [593415]: Trên mạch một của DNA có tỉ lệ (A+G)/(T+C) = 0,4 thì tỉ lệ đó trên mạch hai là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 2,5
Tỷ lệ ở một sợi của chuỗi xoắn kép phân tử DNA là 0,4 thì tỉ lệ ở sợi bổ sung sẽ là:
Vì A1 = T2; T1 = A2; G1 = C2; C1 = G2 → Nên: = 0,4 → = = 2,5.
Câu 9 [593416]: Một gene nhân đôi 3 lần, mỗi gene con tạo ra phiên mã 2 lần và trên mỗi bản sao có 10 ribosome trượt không lặp lại. Số phân tử protein bậc 1 được tổng hợp là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 160.
Một gene nhân đôi 3 lần tạo ra 8 phân tử DNA.
Mỗi gene phiên mã 2 lần và có 10 ribosome trượt qua không lặp lại → Số phân tử Protein bậc 1 được tổng hợp = 8 × 2× 10 = 160 phân tử.
Câu 10 [593417]: Nếu nuôi cấy một tế bào E.Coli có một phân tử DNA ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử DNA ở vùng nhân của các E.Coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 2
Trong 4 tế bào con được tạo ra trong môi trường N14 sẽ có 2 tế bào con còn mang N15 của tế bào mẹ.