Câu 1 [593435]: Ba thành phần cấu tạo nên protein là
A, acid phosphoric, đường ribose, base nitrogenous.
B, nhóm NH2, nhóm COOH, gốc hydrocarbon.
C, nhóm NH2, nhóm COOH, amino acid.
D, amino acid, đường deoxyribose, base nitrogenous.
Protein là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các acid amine.Mỗi acid amine gồm có 3 thành phần đó là: Gốc R (hydrocarbon), nhóm NH2, nhóm COOH. Đáp án: B
Câu 2 [593436]: Liên kết peptide được hình thành
A, giữa các nhóm COOH của các amino acid.
B, giữa đường của amino acid này với nhóm NH2 của amino acid kia.
C, giữa nhóm COOH của amino acid này với nhóm NH2 của amino acid kế tiếp.
D, giữa gốc phosphate của amino acid này với đường 5C của amino acid kế tiếp.
Giữa 2 acid amine sẽ hình thành 1 liên kết peptide. Liên kết peptide hình thành giữa nhóm COOH của acid amine này với nhóm NH2 của acid amine kế tiếp. Đáp án: C
Câu 3 [593437]: Chức năng nào dưới đây của protein là không đúng:
A, Là thành phần quan trọng trong cấu trúc màng, tế bào chất các bào quan, nhân.
B, Cấu tạo các hormone, kháng thể, enzyme, có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
C, Tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể, cung cấp năng lượng lúc thiếu hụt carbonhydrate và lipid.
D, Có khả năng nhân đôi để đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của protein qua các thế hệ tế bào.
Protein đều có chức năng ở 3 trường hợp A, B, C. Riêng trường hợp D thì không đúng vì khả năng nhân đôi để đảm bảo tính đặc trưng và ổn định là chức năng của DNA. Đáp án: D
Câu 4 [593438]: Vai trò nào sau đây không phải là của Protein?
A, Cấu tạo enzyme và hormone.
B, Xúc tác.
C, Điều hoà.
D, Di truyền và sinh sản.
Vai trò của protein đối với tế bào và cơ thể là: Cấu tạo nên enzyme và hormone; Xúc tác; Điều hoà; Bảo vệ; Truyền tin;… Đáp án: D
Câu 5 [593439]: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A, Mã di truyền có tính thoái hoá.
B, Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
C, Mã di truyền có tính đặc hiệu.
D, Mã di truyền có tính phổ biến.
Những đặc điểm của mã di truyền: tính phổ biến, tính liên tục, tính thoái hoá và tính đặc hiệu.
B. Sai. Mã di truyền không phải đặc trưng cho từng loài sinh vật mà là mã di truyền có tính phổ biến: mọi loài sinh vật đều có chung một bộ ba mã di truyền. Đáp án: B
B. Sai. Mã di truyền không phải đặc trưng cho từng loài sinh vật mà là mã di truyền có tính phổ biến: mọi loài sinh vật đều có chung một bộ ba mã di truyền. Đáp án: B
Câu 6 [593440]: Từ 4 loại nucleotide khác nhau( A, T, G, X ) có tất cả bao nhiêu bộ mã có chứa nucleotide loại G?
A, 37
B, 38
C, 39
D, 40
Số bộ ba mã hoá không chứa G là: 33 = 27.
Số bộ ba chứa G = 43 – 33 = 37. Đáp án: A
Số bộ ba chứa G = 43 – 33 = 37. Đáp án: A
Câu 7 [593441]: Trong quá trình nhân đôi của DNA, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch kia tổng hợp gián đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A, mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ - 5’.
B, mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ - 3’.
C, mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của DNA.
D, mạch mới luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của DNA.
Trong quá trình nhân đôi DNA, mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5' - 3' nên mạch gốc của DNA có mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch bổ sung của DNA sẽ tổng hợp 1 cách gián đoạn. Đáp án: B
Câu 8 [593442]: Phân tử DNA ở vùng nhân của vi khuẩn E.Coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.Coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.Coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử DNA ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: __________
Đáp án: 30
Phân tử DNA có N15 → Có 2 mạch chứa N15.
Phân tư DNA nhân đôi 5 lần → Số phân tử DNA vùng nhân chứa hoàn toàn N14 = 25 – 2 = 30.
Phân tử DNA có N15 → Có 2 mạch chứa N15.
Phân tư DNA nhân đôi 5 lần → Số phân tử DNA vùng nhân chứa hoàn toàn N14 = 25 – 2 = 30.
Câu 9 [593443]: Mục đích của tái bản DNA là
A, chuẩn bị cho tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
B, chuẩn bị cho tế bào tổng hợp một lượng lớn protein.
C, chuẩn bị tái tạo lại nhân con của tế bào.
D, chuẩn bị tái tạo lại toàn bộ các bào quan của tế bào.
Mục đích chính của quá trình tái bản DNA là sao chép toàn bộ bộ gene để chuẩn bị cho quá trình phân chia tế bào. Điều này đảm bảo rằng mỗi tế bào con sau quá trình phân chia sẽ nhận được một bản sao chính xác của DNA từ tế bào mẹ. Đáp án: A
Câu 10 [593444]: Trong quá trình tự nhân đôi DNA, enzyme lygase tác dụng nối các đoạn okazaki
A, ở mạch tổng hợp liên tục.
B, ở mạch được tổng hợp cùng chiều tháo xoắn.
C, ở mạch mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
D, ở mạch được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn.
Mạch được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn là mạch tổng hợp gián đoạn, nên cần có enzyme nối lygase để nối các đoạn nucleotide lại với nhau. Đáp án: D
Câu 11 [593445]: Một mạch đơn của phân tử DNA có trình tự các nucleotide như sau:
…. 3’A T G C A T G G C C G C 5’….
Trong quá trình nhân đôi DNA mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
…. 3’A T G C A T G G C C G C 5’….
Trong quá trình nhân đôi DNA mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A, …. 5’ T A C G T A C C G G C G 3’….
B, ….5’A T G C A T G G C C G C T 3’….
C, ….5’U A C G U A C C G G C G3’….
D, ….5’A T G C G T A C C G G C T3’….
Mạch đơn có trình tự 3’ATGATGGCCGC5’. Trong quá trình nhân đôi, các nu sẽ liên kết với nu môi trường theo nguyên tắc bổ sung A - T, G - C → 5’TACGTACCGGCG3’. Đáp án: A
Câu 12 [593446]: Nếu nuôi cấy một tế bào E.Coli có một phân tử DNA ở vùng nhân chỉ chứa N15, Đưa tế bào này vào môi trường chỉ có N14, qua quá trình phân bào đã tạo ra 16 tế bào con. Số phân tử DNA ở vùng nhân của các E.Coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A, 2.
B, 3.
C, 1.
D, 4.
Nuôi cấy 1 phân tử DNA ở vùng nhân chỉ chứa N15 → có 2 mạch của DNA chứa N15.
Sau khi phân bào tạo ra 16 tế bào con, số phân tử DNA còn chứa N15 (phân tử DNA mang nguyên liệu cũ từ mẹ) sẽ là 2 phân tử. Đáp án: A
Sau khi phân bào tạo ra 16 tế bào con, số phân tử DNA còn chứa N15 (phân tử DNA mang nguyên liệu cũ từ mẹ) sẽ là 2 phân tử. Đáp án: A
Câu 13 [593447]: Có 6 phân tử DNA tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch polynucleotide mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Mỗi DNA ban đầu đã nhân đôi
A, 5 lần.
B, 3 lần.
C, 4 lần.
D, 6 lần.
Có 6 phân tử DNA → 12 mạch đơn.
Gọi k là số lần nhân đôi. Số mạch đơn môi trường cung cấp 12 × (2k -1) = 180.
→ 2k -1 = 15 → k = 4. Đáp án: C
Gọi k là số lần nhân đôi. Số mạch đơn môi trường cung cấp 12 × (2k -1) = 180.
→ 2k -1 = 15 → k = 4. Đáp án: C
Câu 14 [593448]: Có 8 phân tử DNA tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polynucleotide mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử DNA trên là
A, 6.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
Gọi k là số lần nhân đôi. Ta có số mạch polynucleotide môi trường nội bào cung cấp 2× 8× (2k-1) = 112 → 2k -1 = 7 → k =3. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Một loài thực vật tự thụ phấn có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Màu hoa của cây được qui định bởi một gen có 2 allele. Allele trội (A) qui định màu hoa đỏ, còn allele lặn (a) qui định hoa màu trắng. Người ta biết rằng, chỉ những hạt phấn đơn bội (n = 10) của loài cây này mới có khả năng thụ tinh tạo hợp tử, còn các hạt phấn dư thừa bất kỳ nhiễm sắc thể nào (n+1) đều không có khả năng thụ tinh. Trong khi đó, noãn dư thừa bất kì một nhiễm sắc thể nào vẫn có khả năng thụ tinh tạo cây 2n+1. Các nhà di truyền học đã thực hiện các thí nghiệm sử dụng thể đột biến dị bội kiểu 2n+1 để xác định gen qui định màu hoa thuộc nhiễm sắc thể nào trong 10 cặp nhiễm sắc thể của loài này.
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593449]: Cơ chế nào giải thích sự tạo ra giao tử với n + 1 nhiễm sắc thể ở noãn?
A, Phân ly không đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân I, dẫn đến giao tử có n+1 nhiễm sắc thể.
B, Kết hợp không đồng đều của nhiễm sắc thể trong quá trình tạo giao tử.
C, Thiếu hụt một nhiễm sắc thể trong giảm phân II.
D, Nhân đôi toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong noãn trước giảm phân.
Sự phân ly không đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân I dẫn đến sự xuất hiện của giao tử có n+1 nhiễm sắc thể do một nhiễm sắc thể không phân ly đúng cách. Đáp án: A
Câu 16 [593450]: Nhà khoa học đã thực hiện phép lai như sau: Tạo các dòng thuần chủng về kiểu gen qui định màu hoa đỏ. Tiến hành các phép lai giữa cây mẹ có kiểu hình hoa trắng, bộ nhiễm sắc thể 2n với từng cây bố có kiểu hình hoa đỏ với bộ nhiễm sắc thể 2n+1 khác nhau để tạo ra F1. Sau đó, ông chọn các cây F1 có bộ nhiễm sắc thể là 2n+1 rồi cho chúng tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau, sau đó tiến hành phân tích tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời F2. Mục đích của việc sử dụng các cây bố với bộ nhiễm sắc thể 2n+1 khác nhau là gì?
A, Để tạo ra nhiều loại kiểu gen khác nhau ở cây con trong đời F2.
B, Để đánh giá khả năng thụ tinh của các cây mẹ có kiểu hình hoa trắng.
C, Để xác định nhiễm sắc thể nào chứa gen quy định màu hoa đỏ.
D, Để kiểm tra tính trạng hoa trắng có thể di truyền ra đời F2.
Sử dụng các cây bố có bộ nhiễm sắc thể 2n+1 khác nhau giúp nhà khoa học xác định chính xác nhiễm sắc thể nào chứa gen quy định màu hoa đỏ, từ đó hiểu rõ hơn về cơ chế di truyền của tính trạng này. Đáp án: C
Câu 17 [593451]: Dưới đây là kết quả thí nghiệm từ nhà khoa học khi ông xem xét cặp NST số 8 và số 9.
- Cây dị bội có thêm nhiễm sắc thể từ cặp số 8: ở đời F2 cho tỷ lệ phân li kiểu hình là 17 hoa đỏ : 1 hoa trắng..
- Cây dị bội có thêm nhiễm sắc thể từ cặp số 9: Ở đời F2 cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Dựa trên kết quả thí nghiệm, hãy cho biết: nhiễm sắc thể nào có khả năng chứa gen quy định màu hoa?
- Cây dị bội có thêm nhiễm sắc thể từ cặp số 8: ở đời F2 cho tỷ lệ phân li kiểu hình là 17 hoa đỏ : 1 hoa trắng..
- Cây dị bội có thêm nhiễm sắc thể từ cặp số 9: Ở đời F2 cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Dựa trên kết quả thí nghiệm, hãy cho biết: nhiễm sắc thể nào có khả năng chứa gen quy định màu hoa?
A, Không thể xác định gen quy định màu hoa từ các kết quả này vì không có đủ thông tin.
B, Gene quy định tính trạng màu hoa nằm trên cặp NST số 9.
C, Gen quy định màu hoa không nằm trên nhiễm sắc thể nào trong các cặp đã thử nghiệm.
D, Gene quy định tính trạng màu hoa nằm trên cặp NST số 8.
Vì cây 2n+1 (có kiểu gen AAa) sẽ tạo ra 2 loại hạt phấn (với tỷ lệ 2A : 1a) và 4 loại trứng (1AA : 2Aa : 2A : 1a). Khi thụ tinh sẽ cho ra 18 tổ hợp, trong đó chỉ có 1 cho ra kiểu hình lặn. Khi đó ta có thể kết luận gen qui định màu hoa nằm trên nhiễm sắc thể số 8. Đáp án: D