Câu 1 [593452]: Phân tử DNA ở vi khuẩn E.Coli chỉ chứa N15 phóng xạ.Nếu chuyển E.Coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 3 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử DNA chỉ chứa hoàn toàn N14?
A, 6.
B, 8.
C, 4.
D, 2.
Phân tử DNA ở E.Coli chứa N15, chuyển sang môi trường chứa N14 → nhân đôi 3 lần.
Số DNA chứa hoàn toàn N14 (chứa hoàn toàn nguyên liệu môi trường): 23 -2 = 6. Đáp án: A
Câu 2 [593453]: Khi nói về quá trình tái bản ADN, nhận định nào sau đây là không đúng?
A, Ở cả tế bào nhân thực và nhân sơ, mạch mới đều hình thành theo chiều 5’-3’.
B, Ở tế bào nhân thực mạch mới hình thành theo chiều 5’-3’, ở nhân sơ thì từ 3’-5’.
C, Ở vi khuẩn, khi ADN vòng tự sao thì có một đơn vị tái bản.
D, Ở tế bào nhân thực có nhiều điểm sao chép cùng lúc trên 1 ADN.
Đáp án B sai: Ở cả tế bào nhân thực và nhân sơ mạch mới đều do enzyme ADN polymeraza tổng hợp nên và theo chiều 5' → 3'. Đáp án: B
Câu 3 [593454]: Nơi enzyme RNA – polymerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là
A, vùng mã hoá.
B, vùng điều hoà.
C, một vị trí bất kì trên DNA.
D, vùng kết thúc.
Phiên mã diễn ra ở kì trung gian khi NST đang dãn xoắn.
Cơ chế phiên mã: Quá trình phiên mã được phân thành 3 giai đoạn: Khởi động, kéo dài và kết thúc.
Giai đoạn khởi động: RNA - pol làm tách hai mạch đơn ra, một mạch dùng làm khuôn để tổng hợp RNA.
Giai đoạn kéo dài: RNA - pol di động trên mạch khuôn, di động theo chiều 3' - 5'.
Giai đoạn kết thúc: RNA - pol di chuyển gặp tín hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhả mạch khuôn ra.
Nơi enzyme RNA - pol bám vào là vùng điều hoà. Đáp án: B
Câu 4 [593455]: Quá trình nhân đôi DNA và phiên mã giống nhau ở chỗ
A, đều diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
B, đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C, đều có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.
D, mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 3’ – 5’.
Phiên mã không theo nguyên tác bán bảo toàn, chỉ có nhân đội thôi. DNA polymerase chỉ tham gia vào quá trình nhân thôi, còn mạch mới của RNA là mạch 5'-3', DNA thì có 2 mạch mới được tạo thành. Đáp án: B
Câu 5 [593456]: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzyme RNA-polymerase tổng hợp RNA?
A, Enzyme RNA-polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B, Enzyme RNA-polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
C, Enzyme RNA-polymerase có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’→3’ và từ 3’ → 5’.
D, Enzyme RNA-polymerase chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gene tách ra.
Nhiệm vụ của enzyme RNA- polymerase trong quá trình phiên mã là: Xúc tác, lắp ráp các nu để tạo RNA theo chiều 5'- 3' bổ sung với mạch mã gốc của gene. Đáp án: A
Câu 6 [593457]: Trong quá trình tổng hợp RNA không xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A, G mạch gốc liên kết với C của môi trường nội bào.
B, C trên mạch gốc liên kết với G của môi trường.
C, A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường.
D, T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường.
Trong RNA thì chỉ có A, U, G, C không có thành phần T nên đáp án sai là C. Đáp án: C
Câu 7 [593458]: Quan sát hình dưới đây và cho biết phát biểu nào không đúng?
A, Hình trên mô tả quá trình phiên mã.
B, Quá trình này chỉ xảy ra trên mạch gốc của gene có chiều 3’ → 5’.
C, Kết thúc quá trình trên tạo ra phân tử mRNA có chiều 3’ → 5’.
D, Quá trình trên có sự tham gia của enzyme RNA polymerase.
Trong quá trình phiên mã, mRNA được tổng hợp theo chiều 5' 3'. Điều này có nghĩa là mạch gốc của DNA (mạch khuôn) có chiều 3' 5', nhưng mRNA sẽ được tổng hợp theo chiều ngược lại, tức là 5' 3'. Đáp án: C
Câu 8 [593459]: Khi giải thích cho hiện tượng từ một phân tử DNA mẹ có thể tạo ra 2 phân tử DNA con giống hệt nhau. Một bạn học sinh đưa ra các lí do sau:
(A) DNA có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
(B) DNA được cấu tạo từ hai mạch theo nguyên tắc bổ sung.
(C) DNA có khối lượng và kích thước lớn, bền vững tương đối.
(D) DNA có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Có bao nhiêu lí do giải thích là đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 3
Các phát biểu đúng là: (A), (B), (D).
Nhờ vào khả năng tự nhân đôi với nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung nên từ 1 DNA mẹ có thể tạo ra 2 DNA con giống hệt nhau và giống mẹ.
Câu 9 [593460]: Sau khi tổng hợp xong RNA thì mạch gốc của gen có hiện tượng nào sau đây?
A, Bị enzyme xúc tác phân giải.
B, Xoắn lại với mạch bổ sung với nó trên DNA.
C, Liên kết với phân tử RNA.
D, Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất.
Ở hình 2.2 SGK cơ bản, tr 12 minh họa rất rõ về quá trình phiên mã.
Sau khi tổng hợp RNA thì 2 mạch của gen lại đóng xoắn trở lại với nhau như lúc ban đầu. Đáp án: B
Câu 10 [593461]: Một đoạn mạch gốc của 1 gene ở một loài sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotide là 5’GTACTTAAAGGCTTC3’. Nếu đoạn mạch gốc này tham gia phiên mã thì đoạn phân tử mRNA được tổng hợp từ đoạn mạch gốc của gene trên có trình tự nucleotide tương ứng là:
A, 5’ GUACUUAAAGGCUUC3’.
B, 3’CAUGAATTTCCGAAG 5’.
C, 5’GAAGCCUUUAAGUAC3’.
D, 3’GUACUUAAAGGCUUC5’.
Mạch gốc của gene có trình tự 5’GTACTTAAAGGCTTC3’, quá trình tổng hợp phân tử mRNA theo chiều 3’ 5’ nên trình tự của phân tử mRNA tương ứng là:
5’GAAGCCUUUAAGUAC3’. Đáp án: C
Câu 11 [593462]: Trình tự nucleotide trên một đoạn của phân tử mRNA là : 3’ AGUGUCCUAUA 5’. Trình tự nucleotide đoạn tương ứng trên mạch gốc của gene là :
A, 5’ AGUGUCCUAUA 3’
B, 3’ UCACAGGAUAU 5’
C, 5’ TGACAGGAUTA 3’
D, 5’ TCACAGGATAT 3’
Trình tự nucleotide trên 1 đoạn mRNA 3'AGUGUCCUAUA 5'.
Quá trình phiên mã tuân theo nguyên tắc bổ sung: A - U; G - C; C - G; T - A... trình tự tương ứng trên mạch gốc là: 5' TCACAGGATAT 3'. Đáp án: D
Câu 12 [593463]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền?
(A) Mã di truyền là mã bộ ba.
(B) Mã di truyền gồm có 61 bộ ba.
(C) Có 3 mã di truyền làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã.
(D) Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là mỗi amino acid chỉ được mã hoá từ một bộ ba.
A, 2.
B, 3.
C, 1.
D, 4.
- Thông tin di truyền được ghi trên DNA dưới dạng mã bộ ba gồm 3 nucleotide kế tiếp nhau. Mỗi bộ ba mã hoá, mã hoá cho một loại amino acid. Người ta gọi các bộ ba mã hoá đó là mã di truyền.
- Đặc điểm của mã di truyền :
+ Mã di truyền được đọc theo 1 chiều trên phân tử mRNA (5’ →3’).
+ Mã di truyền là mã bộ ba được đọc liên tục, không gối lên nhau.
+ Mã di truyền mang tính đặc hiệu : Mỗi loại bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho 1 loại amino acid.
+ Mã di truyền mang tính thái hoá : Đó là trường hợp 1 số amino acid có thể đồng thời do một số bộ ba mã hoá (Ví dụ : Alanin có thể được mã hoá bởi 4 bộ ba khác nhau).
+ Mã di truyền có tính phổ biến : Ở tất cả các loài sinh vật, thông tin di truyền đều được mã hoá theo nguyên tắc chung là mã bộ ba.
Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu A đúng.
Phát biểu B sai vì: Từ 4 loại nucleotide A, T, G, C hình thành nên 43 = 64 bộ ba.
Phát biểu C đúng vì trong 64 bộ ba có 3 bộ mã kết thúc trên mRNA là: UAA, UAG, UGA.
Phát biểu D sai vì tính đặc hiệu nghĩa là 1 bộ ba chỉ được mã hoá cho 1 amino acid.
Đây là đặc điểm của mã di truyền. Đáp án: A
Câu 13 [593464]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về mã di truyền?
(A) Mã di truyền được đọc trên mạch gốc của gene theo chiều từ 5’ đến 3’.
(B) Có 61 bộ ma mang thông tin mã hoá amino acid.
(C) Mã di truyền có tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là có 3 bộ mã không mang thông tin mã hoá amino acid.
(D) Mã di truyền có tính đặc hiệu có nghĩa là 1 loại amino acid chỉ được mã hoá bởi 1 loại bộ mã.
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Các phát biểu sai về mã di truyền:
(A) Mã di truyền được đọc trên mạch gốc của gene theo chiều từ 5’ đến 3’ → Sai, mã di truyền được đọc theo chiều 5'→ 3' trên mRNA và theo chiều 3'→ 5' trên mạch mã gốc gene.
(B) Có 61 bộ ma mang thông tin mã hoá amino acid → Đúng, trử 3 bộ 3 mã hoá cho amino acid kết thúc.
(C) Mã di truyền có tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là có 3 bộ mã không mang thông tin mã hoá amino acid → Sai, tính thoái hoá của mã di truyền tức là có những amino acid được mã hoá bởi 2 hay nhiều bộ 3.
(D) Mã di truyền có tính đặc hiệu có nghĩa là 1 loại amino acid chỉ được mã hoá bởi 1 loại bộ mã → Sai, ngược lại phải là 1 mã bộ 3 mã hoá cho 1 amino acid thôi Số đáp án sai: 1, 3, 4. Đáp án: C
Câu 14 [593465]: Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phấn cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể?
A, Lệch bội.
B, Thể ba.
C, Tứ bội.
D, Tam bội.
Trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo tạo 28 loại giao tử → Bộ NST của loài là 2n = 16.
Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra số tế bào con là: 24 = 16 tế bào.
Số NST trong mỗi tế bào con 384 : 16 = 24 NST = 3n → Tam bội. Đáp án: D
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Hình thành giao tử là quá trình tạo ra từ tế bào mầm. Ở nam giới, quá trình hình thành giao tử đực (tinh trùng) được gọi là sự tạo tinh. Sự tạo tinh xảy ra trong tinh hoàn, Quá trình hình thành tinh trùng có thể phân chia thành 2 giai đoạn chính theo trình tự:
- Giai đoạn phân bào sinh tinh: Giai đoạn này gồm nhiều lần phân bào từ tế bào mầm ban đầu cho đến khi tạo ra tiền tinh trùng (cũng gọi là tinh tử). Mỗi tinh nguyên bào tiến hành nguyên phân hình thành nên nhiều tinh bào bậc I. Mỗi tinh bào bậc I phân chia hai lần qua cơ chế giảm phân tạo thành bốn tiền tinh trùng. Các tiền tinh trùng sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo sau đây mới tạo thành giao tử.
- Giai đoạn biến thái tạo tinh trùng, từ đó tạo ra tinh trùng là giao tử đực trực tiếp tham gia thụ tinh.
Hình ảnh dưới đây mô tả về quá trình từ tinh bào bậc I đến khi tạo ra các tinh tử - quá trình giảm phân.

Quá trình giảm phân hình thành giao tử ở một tế bào sinh tinh ở người đàn ông trưởng thành có khả năng xảy ra sự không phân li của các nhiễm sắc thể giới tính trong bộ nhiễm sắc thể và hình thành các tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể bị đột biến.
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593466]: Quá trình giảm phân trong sự tạo tinh (sự hình thành tinh trùng) có vai trò gì?
A, Tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi so với tế bào mẹ.
B, Giảm số lượng bộ nhiễm sắc thể của tế bào mầm từ 2n xuống n tạo tiền đề cho quá trình thụ tinh.
C, Tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể bằng số lượng của tế bào mẹ.
D, Tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể ngẫu nhiên.
Thông qua quá trình giảm phân, tạo ra các giao tử trong đó các giao tử có vật chất di truyền bằng một nửa so với tinh bào bậc I → Tiền đề cho sự giao hợp của các giao tử trong thụ tinh để khôi phục bộ NST 2n ở hợp tử. Đáp án: B
Câu 16 [593467]: Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở một tế bào sinh tinh của người đàn ông trưởng thành, nếu xảy ra sự không phân li của nhiễm sắc thể X trong giảm phân II, kết quả nào sau đây là chính xác?
A, Tất cả các tinh trùng sẽ có bộ nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y bình thường, không có ảnh hưởng gì đến nhiễm sắc thể giới tính của tinh trùng.
B, Tất cả các tinh trùng sẽ có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (XY), do sự không phân li không ảnh hưởng đến phân chia của các nhiễm sắc thể.
C, Tất cả các tinh trùng sẽ không có nhiễm sắc thể X hoặc Y, dẫn đến các tinh trùng bị mất bộ nhiễm sắc thể giới tính hoàn toàn.
D, Một số tinh trùng sẽ có hai nhiễm sắc thể X (XX) và một số tinh trùng sẽ không có nhiễm sắc thể X (Y), dẫn đến sự mất cân bằng về nhiễm sắc thể giới tính.
Sự không phân li trong giảm phân II có thể dẫn đến việc các tế bào con nhận số lượng nhiễm sắc thể bất thường. Nếu nhiễm sắc thể X không phân li đúng cách, một số tinh trùng có thể nhận hai nhiễm sắc thể X (XX), trong khi những tinh trùng khác có thể không nhận nhiễm sắc thể X (Y). Điều này tạo ra sự mất cân bằng về nhiễm sắc thể giới tính trong các tinh trùng, có thể dẫn đến các vấn đề di truyền nếu một tinh trùng như vậy tham gia vào quá trình thụ tinh. Đáp án: D
Câu 17 [593468]: Một cặp vợ chồng bình thường sinh tuy nhiên họ sinh ra người con gái bị mắc bệnh bẩm sinh với các triệu chứng chiều cao bị hạn chế, xuất hiện tình trạng mang cánh bướm, phần mu bàn chân và bàn tay bị phù,… đi kèm các triệu chứng khác. Khi đi khám được bác sĩ chẩn đoán người con gái bị hội chứng Teuner (XO). Cơ chế di truyền của hội chứng này là gì?
A, Thiếu một nhiễm sắc thể X do sự không phân li của nhiễm sắc thể X trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ.
B, Sự hiện diện thừa một nhiễm sắc thể X trong bộ nhiễm sắc thể giới tính.
C, Sự không phân ly của cặp NST Y trong quá trình giảm phân II ở người bố dẫn tới tạo ra giao tử O.
D, Sự không phân li của nhiễm sắc thể số thường, dẫn đến số lượng nhiễm sắc thể bất thường trong các tế bào của cơ thể.
Cơ chế chính gây ra hội chứng này thường là do sự không phân li của nhiễm sắc thể X trong quá trình giảm phân của cha hoặc mẹ, dẫn đến việc đứa trẻ nhận chỉ một nhiễm sắc thể X từ cha mẹ, thay vì hai như bình thường. Đáp án: A