Câu 1 [593469]: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở ba nhiễm sắc thể thuộc ba cặp tương đồng là các cặp số 1, số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là
A,
B,
C,
D,
Tế bào này mang đột biến cấu trúc ở ba NST thuộc ba cặp tương đồng số 1, 3 và 5.
→ Mỗi cặp NST sẽ có một NST bình thường và một NST bị đột biến.
→ Tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến là: × × = Đáp án: C
Câu 2 [593470]: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A, 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2.
B, 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C, 2n-2; 2n; 2n+2+1.
D, 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.
Khi một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường thì ta có quá trình:
các giao tử có thể dc tạo thành là: n; n – 1; n + 1.
Vậy các loại kiểu gene có thể có là:
2n khi hai giao tử bình thường tổ hợp với nhau.
2n + 1 khi (n) kết hợp với (n + 1).
2n - 1 khi (n) kết hợp với (n – 1).
2n - 2 khi (n – 1) với (n – 1).
2n + 2 khi (n + 1) với (n + 1). Đáp án: A
Câu 3 [593471]: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A, ABb và A hoặc aBb và a.
B, ABb và a hoặc aBb và A.
C, Abb và B hoặc ABB và b.
D, ABB và abb hoặc AAB và aab.
AaBb nhân đôi → AaaaBBbb → (AABBbb và aa) hoặc (aaBBbb và AA).
Có thể tạo giao tử: Abb và a hoặc aBb và A. Đáp án: B
Câu 4 [593472]: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A, tự đa bội lẻ.
B, tự đa bội chẵn.
C, dị đa bội.
D, thể ba.
Khi giao tử 2n kết hợp với giao tử n cùng loài sẽ tạo ra đa bội cùng loài (tự đa bội).
Cụ thể là thể 3n nên đây là tự đa bội lẻ. Đáp án: A
Câu 5 [593473]: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n – 1 – 1) có thể có ở loài này là
A, 21.
B, 42.
C, 7.
D, 14.
Loài thực vật có bộ NST 2n = 14.
Số loại thể một kép (2n – 1 – 1) có thể có ở loài này là: = 21. Đáp án: A
Câu 6 [593474]: Nhận định nào sau đây là sai?
A, Đột biến lệch bội do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp không phân li.
B, Lệch bội không thể xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng.
C, Đột biến lệch bội thường không sống được, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản của loài.
D, Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm. Đáp án: B
Câu 7 [593475]: Ở thể đột biến của một loài, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần liên tiếp đã tạo ra các tế bào con có tổng cộng 104 NST đơn. Bộ NST của loài có thể là
A, 2n = 6 hoặc 2n = 8.
B, 2n = 8 hoặc 2n =10.
C, 2n = 12 hoặc 2n = 14.
D, 2n = 8 hoặc 2n = 16.
Gọi số NST có trong tế bào sinh dục sơ khai là a.
Tổng số NST đơn có trong các tế bào con là: 23 × a = 104 → a = 13.
+ TH1: Thể đột biến là thể một: 2n - 1 = 13 → 2n = 14.
+ TH2: Thể đột biến là thể ba: 2n + 1 = 13 → 2n = 12. Đáp án: C
Câu 8 [593476]: Giả sử mạch gốc của một gene có 3 loại nucleotide: A, T, C thì trên mạch gốc của gene này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba chứa ít nhất một nucleotide loại A mã hoá amino acid (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 16.
Mạch mã gốc chứa 3 loại A, T, C mã hoá cho 3 loại nucleotide: U, A, G. Số bộ ba tối đa chứa 3 loại nucleotide A, U, G là 33 = 27. Số bộ ba tối đa chứa 2 loại nucleotide là U,G là 23 = 8.
Số mã bộ ba chứa ít nhất một nucleotide loại A mã hoá acid amin là 27 – 8 – 3 = 16.
(Ba mã bộ ba kết thúc không mã hoá acid amin UAG, UGA, UAA).
Câu 9 [593477]: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A, 6.
B, 4.
C, 8.
D, 2.
Cặp Aa phân li bình thường tạo 2 loại giao tử: A; a.
Cặp Bb không phân l ở GPI có thể tạo Bb và O.
Và khi kết hợp kiểu nào thì cũng chỉ được 2 loại giao tử.
Do trong trường hợp xét một tế bào rối loạn hay không thì đều luôn cho 2 loại giao tử. Tại kì giữa I NST sắp xếp thành 2 hàng. Rõ ràng trong một tế bào chỉ có một cách sắp xếp cụ thể. Kết quả tại kì sau I cho 2 tế bào có vật chất di truyền khác nhau. Còn lần phân bào II sẽ giống như quá trình nguyên phân, tức chỉ làm tăng số lượng tế bào còn số loại tế bào vẫn không thay đổi. Đáp án: D
Câu 10 [593478]: Một tế bào sinh dưỡng của thể bốn kép đang ở kì giữa nguyên phân, người ta đếm được 56 chromatid. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A, 2n = 42.
B, 2n = 22.
C, 2n = 24.
D, 2n = 46.
Tế bào của thể bốn kép có bộ NST là 2n + 2 + 2.
Số lượng Chromatid ở kì giữa của nguyên phân là: 2 × (2n + 2 + 2) = 56. → 2n = 24. Đáp án: C
Câu 11 [593479]: Một loài thực vật có 2n=16. Một thể đột biến xảy ra đột biến cấu trúc NST tại 4 NST thuộc 4 cặp khác nhau. Khi thể đột biến này giảm phân nếu các cặp phân ly bình thường thì trong số các loại giao tử tạo ra giao tử không mang đột biến chiếm tỷ lệ.
A, 93,75%.
B, 6,25%.
C, 12,5%.
D, 25%.
Khi giảm phân mỗi cặp NST sẽ tạo ra giao tử bình thường và giao tử đột biến.
Tỷ lệ loại giao tử không mang gene đột biến là: ()4 = 0,0625. Đáp án: B
Câu 12 [593480]: Trong phân bào có sự trao đổi chéo không cân giữa các chromatid trong cặp NST kép tương đồng dẫn đến đồng thời các dạng đột biến nào?
A, Đảo đoạn và lặp đoạn NST.
B, Lặp đoạn và mất đoạn NST.
C, Mất đoạn và chuyển đoạn NST.
D, Chuyển đoạn và lặp đoạn NST.
Sự trao đổi chéo không cân giữa hai chromatid trong cặp NST tương đồng sẽ làm cho một đoạn của NST này chuyển sang NST kia.
→ Một NST bị mất đoạn và một NST bị lặp đoạn( do chúng cùng thuộc cặp NST tương đồng).
Lưu ý: Đột biến chuyển đoạn có sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng. Đáp án: B
Câu 13 [593481]: Mô tả nào dưới đây là không đúng với điểm giống nhau và khác nhau giữa thể đa bội và dị bội?
A, Đều thuộc dạng đột biến số lượng NST.
B, Đều do rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST trong qua trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân.
C, Đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
D, Đều có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục hoặc ở giai đoạn tiền phôi.
Thể đa bội hình thành do rối loạn phân ly NST ở toàn bộ các cặp NST.
Thể lệch bội (dị bội) hình thành do rối loạn phân ly ở 1 hay một số cặp NST chứ không phải toàn bộ bộ NST. Đáp án: B
Câu 14 [593482]: Trong mô đang phân chia nguyên phân, xét hai nhóm tế bào trong đó hàm lượng DNA trong mỗi tế bào thuộc nhóm một chỉ bằng một nửa hàm lượng DNA trong mỗi tế bào thuộc nhóm hai. Tế bào thuộc nhóm một đang ở X, tế bào thuộc nhóm hai đang ở Y. X và Y lần lượt là:
A, pha G2 và pha G1.
B, pha G1 và kì đầu.
C, kì đầu và kì giữa.
D, pha G2 và kì đầu.
Hàm lượng DNA của nhóm 1 bằng một nửa nhóm 2 → Nhóm 1 đang ở giai đoạn NST chưa nhân đôi.
→ X là pha G1. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Công nghệ tế bào thực vật (Plant cell technology) là quy trình nuôi cấy các loại nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch, không nhiễm các vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy nhân tạo và trong điều kiện vô trùng để tạo ra mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh theo mục tiêu và yêu cầu đặt ra (Nguyễn Thị Tâm & Vũ Thị Thu Thủy, 2016). Các giai đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào thực vật bao gồm:
Giai đoạn 1: Tách tế bào (hoặc mô) và nuôi cấy. Đây là quá trình tách tế bào hoặc mô từ cơ thể gốc và sau đó mang nuôi cấy trên một môi trường dinh dưỡng nhân tạo. Quá trình này làm cho tế bào hoặc mô phát triển và sinh sản, tạo ra mô sẹo.
Giai đoạn 2: Kích thích sự phát triển. Các mô sẹo sau đó được chuyển sang môi trường nuôi cấy chứa hormone sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hoá và phát triển thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh, giữ lại đầy đủ các đặc tính của cơ thể gốc.
Trong quá trình ứng dụng phương pháp công nghệ tế bào thực vật để nhân nhanh giống cà rốt phục vụ sản xuất, các nhà nghiên cứu đã quan sát một số mẫu tế bào trong mô sẹo và thu được kết quả như sau:

Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593483]: Công nghệ tế bào thực vật dựa trên cơ sở nào để từ 1 tế bào hình thành nên mô sẹo?
A, Quá trình biệt hoá.
B, Quá trình phản biệt hoá.
C, Quá trình nguyên phân.
D, Quá trình giảm phân.
Quá trình nguyên phân là quá trình quyết định từ 1 tế bào hình thành nên mô sẹo. Khi 1 tế bào nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra tập hợp các tế bào con giống nhau về vật chất di truyền gọi là mô sẹo. Đáp án: C
Câu 16 [593484]: Xác định trạng thái của bộ nhiễm sắc thể ở tế bào 1?
A, 2n kép.
B, 2n đơn.
C, n kép.
D, 4n đơn.
Tế bào 1 đang ở kì sau của quá trình nguyên phân nên trạng thái của bộ nhiễm sắc thể của tế bào này là 4n đơn. Đáp án: D
Câu 17 [593485]: Trong giai đoạn 1, các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm hợp chất colchicine. Biết rằng hợp chất này có tác động đến cấu trúc của thoi vô sắc trong quá trình nhân nhanh tế bào. Hãy cho biết tác động chính của colchicine là gì?
A, Kích thích sự hoạt động của thoi vô sắc, giúp mô sẹo phát triển mạnh mẽ hơn.
B, Ức chế sự hoạt động của thoi vô sắc, ngăn cản sự hình thành và phát triển của mô sẹo.
C, Tăng cường sự phân hoá tế bào, giúp tế bào mô sẹo nhân nhanh hơn.
D, Ảnh hưởng đến cấu trúc của nhiễm sắc thể, làm thay đổi đặc điểm di truyền của tế bào mô sẹo.
Colchicine là một chất ức chế phân bào, nó tác động lên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phân, ngăn cản sự tách các nhiễm sắc thể. Điều này làm cho tế bào không thể hoàn thành quá trình phân bào, từ đó có thể ức chế hoặc làm chậm quá trình hình thành mô sẹo. Colchicine thường được sử dụng để gây đa bội hoá tế bào, nhưng trong quá trình tạo mô sẹo, nó có thể làm giảm sự phát triển của mô. Đáp án: B