Câu 1 [592993]: Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có :
A, 46 nhiễm sắc thể đơn.
B, 92 nhiễm sắc thể kép.
C, 46 chromatid.
D, 92 tâm động.
Bộ NST của người 2n = 46.
Ở kỳ sau nguyên phân mỗi tế bào có 4n = 92 NST đơn.
→ Có 92 tâm động ( mỗi NST có một tâm động). Đáp án: D
Câu 2 [592994]: Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên hạt đang nảy mầm, đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn người ta mong muốn tạo ra loại biến dị nào sau đây?
A, Đột biến giao tử.
B, Đột biến tiền phôi.
C, Đột biến soma.
D, Đột biến đa bội.
Hạt đang nảy mầm, đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn là những cơ quan sinh dưỡng đang phân bào mạnh. Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp → Đột biến soma.
Thông tin thêm:
+ A. Để gây đột biến giao tử thì phải tác động vào quá trình giảm phân tạo giao tử.
+ B. Đột biến tiền phôi: tác động vào những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
+ D. Chiếu xạ không phải tác nhân gây đột biến đa bội mà phải là colchicine. Đáp án: C
Câu 3 [592995]: Rối loạn cơ chế tự nhân đôi DNA làm phát sinh
A, đột biến gene.
B, đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
C, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
D, đột biến nhiễm sắc thể.
DNA nằm trên gene. Rối loạn trong nhân đôi DNA gây ra đột biến gen hầu hết các đột biến gene đều xảy ra trong quá trình nhân đôi DNA.
Vì bình thường, NST với nhiều mức cuộn xoắn sẽ bảo vệ cho DNA, gene không bị biến đổi cấu trúc Đáp án: A
Câu 4 [592996]: Lúa nước 2n = 24. Số NST ở kì sau mguyên phân:
A, 24 NST kép.
B, 48 NST kép.
C, 24 NST đơn.
D, 48 NST đơn.
Ở kì sau nguyên phân, các NST kép tách nhau qua tâm động để mỗi NST đơn tiến về mỗi cực của tế bào.
→ Trong tế bào có 4n = 48 NST đơn. Đáp án: D
Câu 5 [592997]: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, số chromatid trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là
A, 1536.
B, 384.
C, 768.
D, 192.
Khi bước vào lần nguyên phân thứ 5 thì lúc này có 24 = 16 tế bào con.
Ở kì giữa thì số chromatid có trong mỗi tế bào là 4n.
→ Số chromatid có trong tất cả các tế bào con là: 16 × 4n = 768. Đáp án: C
Câu 6 [592998]: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc dạng đột biến
A, đảo đoạn ngoài tâm động.
B, đảo đoạn có tâm động.
C, chuyển đoạn không tương hỗ.
D, chuyển đoạn tương hỗ.
Đột biến từ cấu trúc ABCDE*FGH thành ABCF*EDGH.
Đảo đoạn DE*F có bao gồm tâm động. Đáp án: B
Câu 7 [592999]: Phân tử RNA thông tin được tổng hợp trên phân tử DNA theo nguyên tắc
A, bổ sung trên hai mạch của phân tử DNA.
B, bán bảo toàn và nửa gián đoạn.
C, bổ sung chỉ trên một mạch của phân tử DNA.
D, bổ sung, bán bảo toàn và nửa gián đoạn.
Phân tử RNA thông tin được tổng hợp trên mạch mã gốc của phân tử DNA theo nguyên tắc bổ sung.
A (DNA) - U (mt); T (DNA) - A (mt); G (DNA) - C (mt); C(DNA) - G(mt).
Phiên mã chỉ dựa vào một mạch, mạch mã gốc có chiều 3' - 5'. Đáp án: C
Câu 8 [593000]: Khi nói về đặc điểm chung của ba loại RNA là mRNA, tRNA; rRNA. Có các phát biểu sau:
(A) Chỉ gồm một chuỗi polinucleotide.
(B) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(C) Có bốn đơn phân.
(D) Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 3
Cả 3 loại RNA ở sinh vật có cấu tạo tế bào đều có đặc điểm chung là: chỉ gồm 1 chuỗi polynucleotide, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là A, U, G, C.
Chỉ có mRNA có cấu tạo mạch thẳng các nucleotide không liên kết theo nguyên tắc bổ sung, còn tRNA, rRNA có cấu tạo phức tạp, có những đoạn có liên kết bổ sung của các ribonucleotide.
Các phát biểu đúng là (A), (B), C).
Câu 9 [593001]: Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotide trong vùng mã hoá, không xảy ra ở bộ ba mở đầu và không làm xuất hiện mã kết thúc có thể:
A, không hoặc làm thay đổi 1 acid amin trong chuỗi polypeptide do gene đó chỉ huy tổng hợp.
B, làm thay đổi toàn bộ acid amin trong chuỗi polypeptide do gene đó chỉ huy tổng hợp.
C, làm thay đổi 1 số acid amin trong chuỗi polypeptide do gene đó chỉ huy tổng hợp.
D, làm thay đổi 1 acid amin trong chuỗi polypeptide do gene đó chỉ huy tổng hợp.
Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotide trong vùng mã hoá, không xảy ra ở bộ ba mở đầu và không làm xuất hiện mã kết thúc có thể không làm thay đổi acid amin nếu là đột biến đồng nghĩa hoặc làm thay đổi 1 acid amin nếu là đột biến sai nghĩa trong chuỗi polypeptide do gen đó chỉ huy tổng hợp. Đáp án: A
Câu 10 [593002]: Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A, Trong quá trình nhân đôi DNA, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn DNA chiều 3’ → 5’ là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn DNA chiều 5’ → 3’ là không liên tục (gián đoạn).
B, Trong quá trình dịch mã, sự bổ sung đặc hiệu giữa anticodon của tRNA và codon trên mRNA theo nguyên tắc A- U, T – A, G – C, C – G.
C, Trong quá trình phiên mã tổng hợp RNA, mạch RNA được kéo dài theo chiều 5’ → 3’.
D, Trong quá trình nhân đôi DNA, phiên mã tổng hợp RNA, và dịch mã tổng hợp Protein đều theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung.
B sai. Trong quá trình dịch mã, sự bổ sung đặc hiệu giữa anticodon của tRNA và codon trên mRNA theo nguyên tắc bổ sung: A-U; U-A; G-C; C-G. Đáp án: B
Câu 11 [593003]: Phát biểu nào sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?
A, Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc ngoài nhân.
B, Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
C, RNA polymerase trượt sau enzyme tháo xoắn để tổng hợp mạch RNA mới theo chiều 5’ → 3’.
D, Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên tất cả các loại RNA ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
RNA polymerase trượt sau enzyme tháo xoắn để tổng hợp mạch RNA mới theo chiều 3’ → 5’. Đáp án: C
Câu 12 [593004]: Phát bểu nào sau đây không đúng khi nói về mô hình hoạt động của operon Lac ở E.coli.
A, Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của operon Lac.
B, Vùng vận hành là vị trí tương tác với protein ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzyme RNA – polymerase.
C, Gene điều hoà luôn tổng hợp ra protein ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactose.
D, Lượng sản phẩm của nhóm gene sẽ tăng lên nếu có đột biến gene xảy ra tại vùng vận hành.
Lượng sản phẩm của nhóm gene sẽ giảm đi hoặc không hoạt động nếu có đột biến gene vùng vận hành. Đáp án: D
Câu 13 [593005]: Trong quá trình nhân đôi DNA, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A, Vì enzyme DNA polymerase chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’ → 3’.
B, Vì enzyme DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
C, Vì enzyme DNA polymerase chỉ tác dụng lên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.
D, Vì enzyme DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Trong quá trình nhân đôi DNA, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn vì enzyme DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. Đáp án: B
Câu 14 [593006]: Nhận định chính xác về quá trình đột biến gene:
A, Đột biến gene là sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc phân tử của gene về số lượng, thành phần và trình tự của các nucleotide trong gene, tạo ra các allele mới.
B, Sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc phân tử của gene làm thay đổi thành phần, số lượng và trình tự nucleotide của gene, đồng thời có thể phát hiện ra bằng các phân tích tế bào học.
C, Đột biến gene tạo ra các allele mới, có thể kiểm chứng bằng các phân tích tế bào học và sự thay đổi tính trạng của cá thể.
D, Đột biến gene là sự thay đổi thành phần, số lượng, trình tự nucleotide tạo allele mới và có thể tìm ra bằng các phân tích tế bào học.
Xét các phát biểu của đề bài:
A đúng. Đây là khái niệm của đột biến gene.
B, C, D sai vì đột biến gene không thể phát hiện ra bằng phương pháp phân tích tế bào học mà phải dùng phương pháp phân tích phân tử. Phương pháp phân tích tế bào học chỉ phát hiện ra các đột biến NST. Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
NUCLEOTIDE
Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid là nucleotide. Thành phần cấu tạo của đơn phân nucleotide: gồm 3 thành phần chính:
(1) một phân tử phosphoric acid.
(2) một phân tử đường 5C (pentose): deoxyribose (C5H10O4) ở DNA và ribose (C5H10O5) ở RNA.
(3) một trong các loại nitrogenous bases.

Các nucleotide liên kết với nhau theo kiểu đường deoxyribose của nucleotide phía trước liên kết với phosphoric acid của nucleotide phía sau bằng liên kết cộng hoá trị (liên kết este) theo chiều 5’ – 3’ tạo thành mạch polynucleotide được gọi là cấu trúc bậc 1 của DNA.
Khi Erwin Chargaff và cộng sự phân tích thành phần DNA của nhiều sinh vật khác nhau, họ thấy rằng nồng độ của thymine luôn bằng nồng độ của adenine và nồng độ của cytosine luôn bằng với nồng độ của guanine. Trên cơ sở đó, họ đã đưa ra kết luận: số lượng A = T, G = C; tỉ số A+T/G+C đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.
Watson và Crick đã mô tả mô hình cấu trúc không gian của phân tử DNA như sau:
- Phân tử DNA gồm hai chuỗi polynucleotide xoắn song song ngược chiều quanh một trục chung. Các gốc nitrogenous bases quay vào phía trong của vòng xoắn, còn các gốc H3PO4, pentose quay ra ngoài tạo phần mặt của hình trụ.
- Khoảng cách giữa các cặp nitrogenous base là 3,4 Ao. Cứ 10 nucleotide tạo nên một vòng quay. Chiều cao của mỗi vòng xoắn là 34Ao, gồm 10 bậc thang do 10 cặp nitrogenous bases tạo nên. Đường kính của vòng xoắn là 20Ao.
- Tính chất bổ sung giữa các cặp nitrogenous base dẫn đến tính chất bổ sung giữa hai chuỗi polynucleotide của DNA. Do đó biết thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi này sẽ suy ra thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi kia.
Câu 15 [593486]: Bốn loại nucleotide trong cấu trúc phân tử DNA phân biệt nhau ở thành phần nào dưới đây:
A, Nitrogenous bases.
B, Đường ribose.
C, Acid phosphoric.
D, Đường đeoxyribose.
Thành phần cấu tạo của đơn phân nucleotide gồm (1) một phân tử phosphoric acid (2) một phân tử đường 5C (pentose): deoxyribose (C5H10O4) ở DNA và ribose (C5H10O5) ở RNA (3) một trong các loại nitrogenous bases (A, G, T, C) → Bốn loại nucleotide trong cấu trúc phân tử DNA phân biệt nhau ở thành phần: Nitrogenous bases. Đáp án: A
Câu 16 [593487]: Hình ảnh sau mô tả cấu trúc một đơn phân nucleotide của phân trử DNA. Hãy cho biết các thành phần cấu tạo tương ứng trong một nucleotide?
A, 1-đường ribose, 2- acid phosphoric, 3-base nitrogenous.
B, 1- acid phosphoric, 2- đường ribose, 3-base nitrogenous.
C, 1- acid phosphoric, 2- đường deoxyribose, 3-base nitrogenous.
D, 1-base nitrogenous, 2- đường deoxyribose, 3-acid phosphoric.
Chú thích đúng là: 1- acid phosphoric, 2- đường deoxyribose, 3-base nitrogenous. Đáp án: B
Câu 17 [593488]: Có 2 loài vi khuẩn được tìm thấy ở 2 môi trường sống khác nhau là môi trường suối nước nóng và môi trường bình thường. Khi phân tích DNA, các nhà khoa học thấy loài 1 có tỉ lệ (A+T)/(G+C) = 1,3; loài 2 có tỉ lệ này = 0,4. Hãy dự đoán môi trường sống của 2 loài này?
A, Loài 1 và 2 đều sống ở môi trường bình thường.
B, Loài 1 sống ở MT bình thường, loài 2 sống ở suối nước nóng.
C, Loài 2 sống ở MT bình thường, loài 1 sống ở suối nước nóng.
D, Loài 1 và 2 đều sống ở suối nước nóng.
- Tỷ lệ (A+T) / (G+ C) phản ánh số lượng liên kết hydro trong phân tử DNA. Theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết H, G liên kết với C bằng 3 liên kết H và ngược lại), tỷ lệ (A+T) / (G+ C) tỷ lệ nghịch với số lượng liên kết H trong phân tử.
- Số lượng liên kết H tỷ lệ thuận với khả năng chịu nhiệt của phân tử DNA.
+ Loài 1 có tỉ lệ (A+T)/(G+C) = 1,3 có ít liên kết H hơn sống ở môi trường bình thường.
+ Loài 2 có tỉ lệ (A+T)/(G+C) = 0,4 có nhiều liên kết H hơn sống ở môi trường suối nước nóng. Đáp án: B