Câu 1 [593489]: Theo Mendel trong tế bào các nhân tố di truyền tồn tại
A, thành từng cặp nhưng hoà trộn vào nhau.
B, thành từng cặp và không hoà trộn vào nhau.
C, riêng lẻ và không hoà trộn vào nhau.
D, thành từng cặp hay riêng lẻ tuỳ vào môi trường sống.
Theo Mendel, các nhân tố di truyền (sau này được gọi là gene) tồn tại trong tế bào thành từng cặp, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ và không hòa trộn vào nhau. Đáp án: B
Câu 2 [593490]: Mendel tìm ra qui luật phân li trên cơ sở nghiên cứu phép lai
A, hai cặp tính trạng.
B, một cặp tính trạng.
C, một hoặc nhiều cặp tính trạng.
D, nhiều cặp trạng.
Mendel tìm ra quy luật phân li dựa trên phép lai về một cặp tính trạng màu sắc hoa trên cây đậu Hà Lan. Đáp án: B
Câu 3 [593491]: Ở đậu Hà Lan gene A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gene này phân li độc lập với nhau. Cho cặp bố mẹ có kiểu gene AaBb x aaBb tỉ lệ loại kiểu hình xuất hiện ở F1 là:
A, 3 hạt vàng trơn : 3 hạt xanh trơn : 1 hạt vàng nhăn : 1 hạt xanh, nhăn.
B, 1 hạt vàng trơn : 1 hạt xanh trơn : 1 hạt vàng nhăn : 1 hạt xanh, nhăn.
C, 3 hạt vàng trơn : 1 hạt xanh trơn : 3 hạt vàng nhăn : 1 hạt xanh, nhăn.
D, 9 hạt vàng trơn : 3 hạt xanh trơn : 3 hạt vàng nhăn : 1 hạt xanh, nhăn.
Ở Đậu Hà Lan, A-hạt vàng, a-hạt xanh, B-hạt trơn, b-hạt nhăn.
AaBb × aaBb tỷ lệ loại kiểu hình xuất hiện ở F1: Xét sự phân li riêng của từng cặp gene Aa × aa → (1 vàng: 1 xanh) Bb × Bb → (3 trơn: 1 xanh).
Tỷ lệ loại kiểu hình bằng tích các tỷ lệ: ( 1 vàng: 1 xanh) × ( 3 trơn : 1 xanh) → 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn. Đáp án: A
Câu 4 [593492]: Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các gene phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gene ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A, AaBb × AaBb.
B, Aabb × aaBb.
C, aaBb × AaBb.
D, Aabb × AAbb.
A. (1 : 2 : 1) x (1 : 2 : 1) = 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1.
B. (1 : 1) x (1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1.
C. (1 : 1) x (1 : 2 : 1) = 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1.
D. 1 x 1 = 1. Đáp án: C
Câu 5 [593493]: Trong trường hợp các gene phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gene AaBbdd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbDd là
A,
B,
C,
D,
AaBbDd × AaBbDd → Tỷ lệ AaBbdd: . = Đáp án: B
Câu 6 [593494]: Ở người bệnh máu khó đông do gene lặn h nằm trên NST X quy định, gene H quy định máu đông bình thường Bố và con trai đều mắc bệnh khó đông,mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng:
A, Con trai đã nhận gene bệnh từ bố.
B, mẹ không mang gene bệnh XHXH.
C, mẹ mang gene bệnh ở trạng thái dị hợp XHXh.
D, Toàn bộ con gái của hai người này sẽ có kiểu gene dị hợp tử XHXh.
Con trai bị bệnh có kiểu gene XhY nhận Y từ bố và Xh từ mẹ. Mà mẹ bình thường nên kiểu gene của mẹ là XHXh → Đáp án C đúng.
A sai. nhận gene bệnh từ mẹ → B sai, D sai. Con gái có 2 KG XHXh và XhXh. Đáp án: C
Câu 7 [593495]: Nhận định nào sau đây không đúng với hiện tượng liên kết gene?
A, Các gene quy định các tính trạng di truyền cùng nhau.
B, Làm hạn chế các biến dị tổ hợp.
C, Đảm bảo cho các tính trạng di truyền phân li độc lập với nhau.
D, Luôn duy trì các nhóm gene liên kết quý.
Liên kết gene đảm bảo cho các tính trạng di truyền cùng nhau chứ không phải phân li độc lập → C sai. Đáp án: C
Câu 8 [593496]: Ở một loài, A qui định quả tròn, a quy định quả dài; B quy định quả ngọt, b quy định quả chua. Hai cặp gene cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Số kiểu gene dị hợp tử về một cặp gene là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 4
A- quả tròn, a-quả dài, B-quả ngọt, b-quả chua. Hai cặp gene nằm trên cặp NST tương đồng.
Các kiểu gene dị hợp về một cặp gene:
Câu 9 [593497]: Ở một loài thực vật biết rằng: A-: thân cao, aa: thân thấp; BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng. Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau.
Phép lai Aabb x aaBb cho con có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?
A, 25% thân cao, hoa đỏ : 25% thân cao, hoa hồng : 12% thân thấp, hoa đỏ : 25% thân thấp, hoa hồng.
B, 50% thân cao, hoa trắng : 50% thân thấp, hoa trắng.
C, 25% thân cao, hoa hồng : 25% thân cao, hoa trắng : 25% thân thấp, hoa hồng : 25% thân thấp, hoa trắng.
D, 75% thân cao, hoa hồng : 25% thân thấp, hoa trắng.
A-thân cao, a-thân thấp, BB-hoa đỏ, Bb-hoa hồng, bb-hoa trắng.
Hai tính trạng chiều cao của thân cây và màu hoa di truyền độc lập với nhau.
Aabb × aaBb → (1 cao;1 thấp) × ( 1 hồng: 1 trắng) → 1 thân cao, hồng: 1 thân cao
trắng: 1 thân thấp hồng: 1 thân thấp trắng. Đáp án: C
Câu 10 [593498]: Ở một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, phép lai AaBb × Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A, 37,50%.
B, 56,25%.
C, 6,25%.
D, 18,75%.
Ở một loài thực vật, A-thân cao, a-thân thấp, B-hoa đỏ, b-hoa vàng.
Phép lai AaBb × Aabb → Đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ: A-B- : 3/4 × 1/2 = 3/8 = 37,5%. Đáp án: A
Câu 11 [593499]: Ở đậu Hà Lan gene A quy định hạt vàng trội hoàn toàn gene a quy định hạt xanh. Gene B quy định hạt trơn trội hoàn toàn gene b quy định hạt nhăn. Các gene này phân này phân li độc lập. Khi lai cơ thể có kiểu gene AaBb với cơ thể có kiểu gene Aabb sẽ cho tỷ lệ kiểu hình ở đời sau là:
A, 9 : 3 : 3 : 1.
B, 3 : 1.
C, 1 : 2 : 1.
D, 3 : 3 : 1 : 1.
Ở đậu Hà Lan, gene A-hạt vàng, a-hạt xanh, gene B-hạt trơn, b-hạt nhăn. Các gene phân li độc lập.
AaBb × Aabb : xét riêng từng cặp gene Aa × Aa → 3 vàng: 1 xanh ; Bb × bb → 1 trơn:1 nhăn
Tỷ lệ kiểu hình bằng tích các tỷ lệ: ( 3 vàng: 1 xanh) × ( 1 trơn: 1 nhăn) → 3 vàng, trơn: 3 vàng nhăn: 1 vàng nhăn: 1 xanh nhăn. Đáp án: D
Câu 12 [593500]: Ở lúa, gene A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định hạt tròn, b quy định hạt dài. Phép lai cho đồng loạt thân cao, hạt tròn là:
A, AaBB x aabb.
B, AABb x aabb.
C, AAbb x aaBB.
D, AABb x Aabb.
Ở lúa, gene A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B-hạt tròn, b-hạt dài.
Phép lai đồng loạt thân cao, hạt tròn ( A-B-).
AAbb × aaBB → 100% AaBb (thân cao, hạt tròn). Đáp án: C
Câu 13 [593501]: Cho biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDd × AaBbDd cho đời con có kiểu gene dị hợp về cả 3 cặp gene chiếm tỉ lệ
A, 12,5%.
B, 50%.
C, 25%.
D, 6,25%.
Quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDd cho đời con có kiểu gene dị hợp về cả 3 cặp gene:
AaBbDd: 12,5%. Đáp án: A
Câu 14 [593502]: Ở một loại côn trùng, gene qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. Gene A: thân xám; gene a: thân đen; Gene D: lông ngắn; gene d: lông dài. Các gene nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân.
Tỉ lệ kiểu hình được tạo ra từ phép lai AaDd x aaDd là:
A, 3 thân xám, lông ngắn : 1 thân xám, lông dài : 3 thân đen, lông ngắn : 1 thân đen, lông dài.
B, 1 thân xám, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn.
C, 1 thân xám, lông ngắn : 1 thân xám, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn : 1 thân đen, lông dài.
D, 3 thân đen, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn.
A-thân xám, a-thân đen, D-lông ngắn, d-lông dài. Các gene phân li độc lập, tổ hợp tự do.
AaDd × aaDd. Aa × aa → 1 xám: 1 đen; Dd × Dd → 3 ngắn: 1 dài
Tỷ lệ kiểu hình bằng tích tỷ lệ: 3 xám ngắn: 3 đen ngắn: 1 xám dài: 1 đen dài. Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Năm 1919, Calvin Bridges nghiên cứu một đột biến lặn liên kết nhiễm sắc thể (NST) X quy định màu mắt hồng eosin ở ruồi giấm (Drosophila). Khi nuôi các ruồi mắt màu hồng eosin thuần chủng, ông phát hiện một tỉ lệ hiếm các cá thể con biến dị có mắt màu hồng nhạt hơn, gọi là mắt màu kem. Cho lai giữa các cá thể mắt màu kem, ông thu được dòng thuần chủng mắt màu kem. Cho lai các con đực mắt màu kem từ dòng thuần chủng này với con cái thuần chủng mắt màu đỏ kiểu dại, tất cả các cá thể F1 thu được đều có mắt màu đỏ. Khi cho F1 lai với nhau, ở F2 Calvin Bridges thu được 104 ruồi cái mắt đỏ, 52 ruồi đực mắt đỏ, 44 ruồi đực mắt hồng eosin và 14 ruồi đực mắt màu kem, tương đương tỉ lệ phân li 8:4:3:1.
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593503]: Cơ chế di truyền nào chi phối tính trạng màu mắt ở ruồi giấm mà Calvin Bridges nghiên cứu?
A, Tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gene lặn liên kết với nhiễm sắc thể X quyết định và do 2 gene quy định tính trạng màu mắt.
B, Tính trạng màu mắt được điều chỉnh bởi một gene trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C, Màu mắt ở ruồi giấm do một gene trội nằm trên nhiễm sắc thể Y quyết định.
D, Màu mắt là một tính trạng đa gene và phân li theo tỷ lệ Mendelian.
Tính trạng màu mắt ở ruồi giấm được điều chỉnh bởi các gene lặn liên kết với nhiễm sắc thể X.
Phép lai ♀ mắt đỏ (kiểu dại) × ♂ mắt kem → F1: 100% mắt đỏ → F2: 104 ♀ kiểu dại : 52 ♂ kiểu dại : 44 ♂ hồng eosin : 12 ♂ mắt kem (tỉ lệ 8:4:3:1)
Do có (8 + 4 + 3 + 1 =) 16 tổ hợp giao tử (là biến thể của tỉ lệ 9:3:3:1) ⇒ Tính trạng do 2 gene qui định mà allele đột biến của mỗi gene là lặn. Đáp án: A
Câu 16 [593504]: Dựa trên kết quả phân li của Calvin Bridges trong thế hệ F2, bạn có thể suy luận điều gì về di truyền của đột biến màu mắt này?
A, Đột biến mắt màu kem là đột biến trội trên nhiễm sắc thể X, trong khi đột biến mắt màu hồng eosin là đột biến lặn.
B, Đột biến mắt màu hồng eosin là đột biến lặn liên kết với nhiễm sắc thể X, và đột biến mắt màu kem là một đột biến lặn khác nằm trên một nhiễm sắc thể khác.
C, Đột biến mắt màu hồng eosin và màu kem đều là đột biến trội trên nhiễm sắc thể X.
D, Đột biến mắt màu hồng eosin và màu kem đều là đột biến lặn liên kết với nhiễm sắc thể X, với đột biến mắt màu kem là một biến thể của đột biến mắt màu hồng eosin.
Dựa trên tỷ lệ phân li trong thế hệ F2, có thể thấy rằng đột biến mắt màu hồng eosin là lặn liên kết với nhiễm sắc thể X, và đột biến mắt màu kem là một biến thể của đột biến mắt màu hồng eosin. Tỷ lệ phân li 8:4:3:1 cho thấy một mô hình di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X với hai đột biến lặn.
Kết quả F2 cho thấy gene quy định màu mắt kem phân ly độc lập với gene eosin và nằm trên NST thường (nếu không sẽ không xuất hiện các con đực màu mắt eosin ở F2). Kí hiệu XE là allele quy định kiểu dại liên kết X, tương ứng đột biến mắt hồng eosin là Xe; Allele kiểu dại (trội) K không ảnh hưởng biểu hiện của allele Xe, còn allele đột biến (lặn) k ảnh hưởng biểu hiện của allele Xe tạo kiểu hình màu kem.
Có sơ đồ phép lai:
P: ♀XEXEKK × ♂XeYkk
⇒ F1: ♀XEXeKk x ♂XEYKk
⇒ F2 có tỉ lệ phân li cho mỗi gene là 1/2 ♀XE ‒ : 1/4 ♂XE : 1/4 ♂Xe : 3/4 K‒ : 1/4kk.
Tổ hợp lại ta có 8 ♀ kiểu dại (mắt đỏ) : 4 ♂ kiểu dại (mắt đỏ) : 3 ♂ mắt hồng eosin : 1 ♂ mắt kem. Đáp án: D
Câu 17 [593505]: Nếu một ruồi giấm cái có mắt màu đỏ, mang gene lặn màu mắt hồng eosin trên một trong các nhiễm sắc thể X của nó, được lai với một ruồi giấm đực mắt màu kem (có gene lặn màu kem trên cả hai nhiễm sắc thể X của nó), thì tỷ lệ phân li của các kiểu hình mắt trong thế hệ F1 sẽ như thế nào?
A, Tất cả ruồi cái sẽ có mắt màu đỏ và tất cả ruồi đực sẽ có mắt màu kem.
B, Tỷ lệ phân li là 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt hồng eosin : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt hồng eosin.
C, Tất cả ruồi cái sẽ có mắt màu đỏ, và ruồi đực sẽ phân li thành 50% mắt đỏ và 50% mắt màu kem.
D, Tỷ lệ phân li sẽ là 1:1:1:1 cho các kiểu hình mắt đỏ, mắt màu hồng eosin, mắt màu kem, và không có kiểu hình nào khác.
Ruồi cái mắt đỏ mang một gene lặn màu hồng eosin trên một nhiễm sắc thể X, và ruồi đực mắt màu kem mang hai gene lặn màu kem trên cả hai nhiễm sắc thể X. Kết quả là tất cả ruồi cái F1 sẽ có mắt màu đỏ (do gene trội từ mẹ), trong khi tất cả ruồi đực F1 sẽ có mắt màu hồng eosin vì không có gene trội từ mẹ và chỉ có gene lặn màu kem từ bố.
Sơ đồ phép lai:
P: ♀XEXeKK ×               ♂XeYkk
GP: ½ XEK : ½ XeK       ½ Xek : ½ Yk
F1’: ¼ XEXeKk : ¼ XeXeKK : ¼ XEYKk : ¼ XeYkk. Đáp án: B