Câu 1 [593523]: Câu nào sau đây không chính xác?
A, Mẹ cô ấy đã truyền cho cô ấy tính trạng má lúm đồng tiền.
B, Một gene quy định một chuỗi polypeptide hoặc một phân tử RNA.
C, Acid amin mở đầu ở sinh vật nhân thực là methionine.
D, Tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Bố mẹ chỉ truyền cho con cái gene quy định tính trạng, tính trạng đấy có biểu hiện hay không còn tùy thuộc vào KG và MT.
A sai. Đáp án: A
Câu 2 [593524]: Theo quy luật phân li độc lập của Mendel: Các tính trạng di truyền phân li độc lập với nhau là do
A, tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
B, tỷ lệ phân li kiểu hình của mỗi tính trạng là 3 trội : 1 lặn.
C, các gene quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
D, sự phân bố tỷ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai phép lai thuận và nghịch.
B sai vì nó chỉ chứng tỏ mỗi tính trạng tuân theo quy luật phân ly.
D sai vì nó chứng tỏ gene quy định tính trạng nằm trên NST thường (không ảnh hưởng đến có QL PL độc lập hay không).
A sai vì đây là kết quả phân tích của Mendel để ông đưa ra kết luận về QL PL độc lập.
C đúng. Lưu ý đề hỏi theo quy luật PL độc lập của Mendel chứ không phải hỏi theo quan điểm của Mendel. Đáp án: C
Câu 3 [593525]: Ở đậu Hà Lan gene A quy định hạt vàng trội hoàn toàn gene a quy định hạt xanh. Gene B quy định hạt trơn trội hoàn toàn gene b quy định hạt nhăn. Các gene này phân này phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho số kiểu hình ở đời sau ít nhất?
A, AaBB x AaBb.
B, AAbb x AaBB.
C, Aabb x aaBb.
D, aaBb x AaBB.
Ở đậu Hà Lan, A-hạt vàng, a-hạt xanh, B-hạt trơn, b-hạt nhăn. Các gene phân li độc lập.
Phép lai có số kiểu hình ở đời sau ít nhất là:
AaBB × AaBb: 2 kiểu hình.
AAbb × AaBB: 1 kiểu hình.
Aabb × aaBb: 4 kiểu hình.
aaBb × AaBB: 2 kiểu hình. Đáp án: B
Câu 4 [593526]: Cho ba cặp gene Aa, Bb, Dd mỗi cặp gene quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và các cặp gene phân li độc lập. Tỉ lệ loại kiểu hình của cá thể có kiểu gene aabbdd tạo ra từ phép lai AaBbDd x AaBbDd là
A,
B,
C,
D,
Ba cặp Aa, Bb, Dd mỗi gene quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và các cặp gene phân li độc lập.
AaBbDd × AaBbDd → Tỷ lệ aabbdd: = Đáp án: A
Câu 5 [593527]: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gene: AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gene quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là
A, 1/128.
B, 9/128.
C, 3/32.
D, 9/64.
Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gene. AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gene quy định tính trạng khác nhau, nằm trên cặp NST tương đồng khác nhau.
Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về cả 5 tính trạng sẽ là:
Tỷ lệ kiểu hình bằng tích các tỷ lệ của từng cặp: 1/2 × 1 × 3/4 × 1/2 × 1/2 = 3/32. Đáp án: C
Câu 6 [593528]: Phép lai giữa hai cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd sẽ có
A, 8 kiểu hình và 12 kiểu gene.
B, 4 kiểu hình và 12 kiểu gene.
C, 8 kiểu hình và 27 kiểu gene.
D, 4 kiểu hình và 9 kiểu gene.
AaBbDd × AaBbDd → Số loại kiểu hình: 23 = 8 kiểu hình.
Số loại kiểu gene. 33 = 27 kiểu gene. Đáp án: C
Câu 7 [593529]: Liên kết gene có ý nghĩa trong chọn giống là
A, có thể gây đột biến lặp đoạn để tạo ra nhiều những gene có lợi trên cùng một nhiễm sắc thể nhằm tạo ra những giống có đặc điểm mong muốn.
B, có thể cùng một lúc loại bỏ được nhiều gene không mong muốn ra khỏi quần thể nhằm hạn chế những tính trạng xấu biểu hiện.
C, giúp tạo ra các kiểu hình mang những tính trạng có lợi được tạo ra nhờ sự tương tác giữa các gene trội trên các nhiễm sắc thể.
D, có thể gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gene có lợi vào cùng một nhiễm sắc thể nhằm tạo ra những giống có đặc điểm mong muốn.
Liên kết gene có thể gây nên đột biến chuyển đoạn để chuyển những gene có lợi vào cùng một nhiễm sắc thể nhằm tạo ra những giống có đặc điểm mong muốn. Đáp án: D
Câu 8 [593530]: Ở chuột Cobay, tính trạng màu lông và chiều dài lông do 2 cặp gene A, a và B, b di truyền phân ly độc lập và tác động riêng rẽ quy định. Tiến hành lai giữa 2 dòng chuột lông đen, dài và lông trắng, ngắn ở thế hệ sau thu được toàn chuột lông đen, ngắn. Nếu cho các chuột lông đen, ngắn ở thế hệ lai giao phối với nhau thì khả năng thu được tỉ lệ chuột lông đen, dài ở thế hệ sau là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: ___________
Đáp án:
Lai P hai cặp tính trạng tương phản được F1 đồng nhất.
→ P thuần chủng, đen (A) trội so với trắng (a), ngắn (B) trội so với dài (b).
→ F1: AaBb x AaBb → A_bb (đen, dài ).
Câu 9 [593531]: Cho khoảng cách giữa các gene tren một nhiễm sắc thể như sau: AB = 1,5cM, AC = 14cM, BC = 12,5cM, DC = 3cM, BD = 9,5cM. Trật tự các gene trên nhiễm sắc thể là:
A, ABDC.
B, ABCD.
C, BACD.
D, BCAD.
Khoảng cách AC = khoảng các AB + khoảng cách BC → Gene B nằm giữa gene A và gene C.
Khoảng cách BC = khoảng cách DC + khoảng cách BD → D nằm giữa B và C.
Trật tự các gene sẽ là: ABDC. Đáp án: A
Câu 10 [593532]: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp; tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa đỏ, thu được F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm 12,5%. Nếu F1 có 1600 cây thì có bao nhiêu cây thân thấp hoa đỏ?
A, 200.
B, 400.
C, 600.
D, 800.
Giả sử A cao > a thấp. B đỏ > b trắng.
P: cao đỏ x thấp đỏ → F1 có thân thấp hoa trắng aabb = = → P: AaBb x aaBb.
F1 : thân thấp hoa đỏ chiếm =
→ Số cây thân thấp hoa đỏ là 1600 = 600. Đáp án: C
Câu 11 [593533]: Ở một loài thực vật, các gene di truyền độc lập có gene A quy định cây cao, a quy định cây thấp; B quy định cây quả đỏ, b quy định cây quả trắng. Phép lai nào sau đây không cho tỷ lệ kiểu gene đồng hợp đời sau chiếm 25%?
A, AaBB x aaBb.
B, Aabb x AaBB.
C, AaBb x AaBb.
D, AaBb x Aabb.
Ta thấy phép lai ở B : bb x BB → 100% Bb. Nên phép lai này không cho đời con đồng hợp → Không thỏa mãn. Đáp án: B
Câu 12 [593534]: Ở cà chua, allele A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gene AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A, 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
B, 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C, 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
D, 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Ở cà chua, allele A quy định quả đỏ, a - quả vàng.
AAaa × aaaa → Đời con: 1/6AAaa : 4/6Aaaa : 1/6aaaa, Kiểu hình: 5 quả đỏ: 1 quả vàng. Đáp án: D
Câu 13 [593535]: Cho biết một gene quy định một tính trạng, gene trội là trội hoàn toàn, các gene phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gene tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gene ở F1
A, 30.
B, 50.
C, 60.
D, 76.
Cho biết một gene quy định một tính trạng, gene trội là trội hoàn toàn, gene phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gene tự thụ phấn (AaBb × AaBb) → 240 hạt.
Số hạt dị hợp về 2 cặp gene F1: =
Số hạt dị hợp về 2 cặp gene: × 240 = 60. Đáp án: C
Câu 14 [593536]: Có 3 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gene AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành giao tử. Số loại trứng tối đa có thể tạo ra là
A, 8.
B, 3.
C, 12.
D, 6.
Cho 3 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gene AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành giao tử.
Mỗi tế bào sinh trứng hình thành 1 trứng.
Cơ thể có kiểu gene AaBbddEe có khả năng hình thành 23 = 8 loại giao tử.
3 tế bào sinh trứng có khả năng tạo tối đa 3 loại trứng có kiểu gene khác nhau. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Trong cây ngô, hiện tượng bất thụ đực xảy ra khi hạt phấn mất khả năng thụ tinh để tạo hợp tử. Hiện tượng này được quyết định bởi một gene nằm trong tế bào chất và di truyền theo dòng mẹ. Điều đó có nghĩa là nếu cây mẹ mang gene bất thụ đực, cây con cũng sẽ thừa hưởng đặc điểm này và không thể tạo ra hạt phấn có khả năng thụ phấn. Tuy nhiên, trong nhân tế bào có một loại gene gọi là gene phục hồi có thể khôi phục khả năng hữu thụ đực. Gene phục hồi này có hai dạng: gene trội (R) và gene lặn (r). Cây mang gene trội (R) có thể phục hồi khả năng thụ phấn bình thường, trong khi cây mang gene lặn (r) không có khả năng này và vẫn tiếp tục bất thụ đực. Như vậy, tính hữu thụ của cây ngô phụ thuộc vào sự tương tác giữa gene bất thụ đực trong tế bào chất và gene phục hồi trong nhân tế bào.
Trong thí nghiệm của một nhà khoa học, ông thực hiện phép lai giữa một dòng thuần bất thụ đực với các dòng thuần hữu thụ khác nhau thu được các kết quả khác nhau về tính hữu thụ của con lai, các phép lai được thực hiện như sau:
- Phép lai 1:
Dòng thuần bất thụ đực lai với một dòng thuần hữu thụ đực có kiểu gene “RR”. Kết quả: tất cả con lai đều hữu thụ.
- Phép lai 2:
Dòng thuần bất thụ đực lai với một dòng thuần hữu thụ đực có kiểu gene “rr”. Kết quả: tất cả con lai đều bất thụ.
- Phép lai 3:
Dòng thuần bất thụ đực lai với một dòng thuần hữu thụ đực có kiểu gene “Rr”. Kết quả: 50% con lai hữu thụ, 50% con lai bất thụ.
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [593537]: Điều kiện nào cần thiết để cây ngô có khả năng thụ phấn bình thường?
A, Chỉ cần mang gene phục hồi dạng lặn (r).
B, Phải mang gene phục hồi dạng trội (R).
C, Phải mang gene bất thụ trong nhân tế bào.
D, Gene phục hồi trong tế bào chất phải hoạt động.
Hiện tượng bất thụ đực ở cây ngô là do một gene nằm trong tế bào chất, di truyền theo dòng mẹ, gây ra. Tuy nhiên, khả năng thụ phấn bình thường (hữu thụ) có thể được phục hồi nếu cây mang gene phục hồi trội (R) nằm trong nhân tế bào.
A: Mang gene phục hồi dạng lặn (r) sẽ không giúp cây khôi phục khả năng thụ phấn.
C: Gene bất thụ trong nhân tế bào không phải là yếu tố quyết định sự bất thụ đực, mà là gene phục hồi trong nhân tế bào.
D: Gene phục hồi nằm trong nhân tế bào, không nằm trong tế bào chất. Đáp án: B
Câu 16 [593538]: Một cây ngô mang gene bất thụ đực trong tế bào chất và có kiểu gene trong nhân là “rr” được lai với một cây ngô mang kiểu gene “Rr” nhưng không mang gene bất thụ trong tế bào chất. Cây con thu được sẽ có khả năng thụ phấn như thế nào?
A, Tất cả cây con sẽ bất thụ đực.
B, 25% cây con bất thụ đực, 75% hữu thụ đực.
C, 50% cây con bất thụ đực, 50% hữu thụ đực.
D, Tất cả cây con sẽ hữu thụ đực.
Cây mẹ: Mang gene bất thụ đực trong tế bào chất và kiểu gene trong nhân là “rr”, các cây con đều sẽ mang gene bất thụ đực trong tế bào chất từ mẹ.
Cây bố: Không mang gene bất thụ đực trong tế bào chất và có kiểu gene trong nhân là “Rr”, cây bố có khả năng tạo ra hạt phấn bình thường và có thể truyền gene trội (R) hoặc gene lặn (r) cho cây con.
Quy ước: S: Bất thụ đực (Gene nằm trong tế bào chất)
F: hữu thụ
Sơ đồ lai:
P: ♀ Srr × ♂ FRr
GP: Sr ½ FR , ½ Fr
F: KG: 1 FRr : 1 SFrr
KH: 50% con hữu thụ đực : 50% con bất thụ đực. Đáp án: C
Câu 17 [593539]: Trong kết quả thí nghiệm của nhà khoa học trên, kết luận nào sau đây là đúng về khả năng di truyền của gene bất thụ đực và gene phục hồi?
A, Gene bất thụ đực nằm trong nhân tế bào và di truyền theo quy luật phân li độc lập.
B, Gene bất thụ đực nằm trong tế bào chất và di truyền theo dòng mẹ, gene phục hồi nằm trong nhân tế bào và quyết định khả năng thụ phấn.
C, Gene phục hồi nằm trong tế bào chất và quyết định khả năng thụ phấn của cây.
D, Gene bất thụ đực và gene phục hồi nằm trong nhân tế bào và di truyền theo kiểu trội – lặn.
- Phép lai 1: Khi dòng bất thụ đực (mang gene bất thụ trong tế bào chất và kiểu gene “rr”) lai với dòng thuần hữu thụ đực (kiểu gene “RR”), con lai nhận gene bất thụ từ mẹ nhưng có gene phục hồi trội “R” từ bố, do đó tất cả cây con đều hữu thụ.
- Phép lai 2: Khi lai với dòng hữu thụ “rr”, con lai nhận gene bất thụ từ tế bào chất của mẹ và kiểu gene “rr” từ bố. Do không có gene phục hồi trội “R”, tất cả cây con đều bất thụ.
- Phép lai 3: Lai với dòng “Rr”, con lai nhận một allele “R” hoặc “r” từ bố, dẫn đến 50% con lai có kiểu gene “Rr” (hữu thụ) và 50% có kiểu gene “rr” (bất thụ). Đáp án: B