Câu 1 [593540]: Ở cà chua A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Phép lai P: Aa x AA cho tỉ lệ kiểu hình ở F1
A, 100% quả đỏ.
B, 1 đỏ: 1 vàng.
C, 3 đỏ: 1 vàng.
D, 9 đỏ: 7 vàng.
Aa x AA → 1 AA : 1 Aa.
→ Kiểu hình : 100% quả đỏ. Đáp án: A
Câu 2 [593541]: Ở một loài thực vật biết rằng: A-: thân cao, aa: thân thấp; BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng
Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau.
Tỉ lệ của loại hợp tử AAbb được tạo ra từ phép lai AaBb x AaBb là:
A, 6,25%.
B, 12,5%.
C, 18,75%.
D, 25%.
A-thân cao, aa thân thấp, BB- hoa đỏ, Bb-hoa hồng, bb-hoa trắng. Hai tính trạng di truyền độc lập với nhau.
AaBb × AaBb → AAbb = × = = 6,25%. Đáp án: A
Câu 3 [593542]: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gene trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: Số loại kiểu gene khác nhau ở F2 là:
A, 3n.
B, 2n.
C, (1:2:1)n.
D, (1:1)n.
Nếu F1 tạo ra dị hợp về n cặp gene, thì khi cho F1 lai với nhau thì mỗi cặp gene sẽ tạo ra 3 kiểu gene.
Vậy tổng số kiểu gene là: 3n. Đáp án: A
Câu 4 [593543]: Ở đậu Hà Lan gene A quy định hạt vàng trội hoàn toàn gene a quy định hạt xanh. Gene B quy định hạt trơn trội hoàn toàn gene b quy định hạt nhăn. Các gene này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây cho số kiểu hình ở đời sau nhiều nhất?
A, AaBB x AaBb.
B, Aabb x AaBB.
C, Aabb x aaBb.
D, aaBb x AaBB.
Đậu Hà Lan, gene A - hạt vàng, trội hoàn toàn so với a - hạt xanh. Gene B - hạt trơn, trội hoàn toàn so với b - hạt nhăn. Các gene phân li độc lập với nhau.
Phép lai có số kiểu hình nhiều nhất.
AaBB × AaBB → 2 kiểu hình.
Aabb × AaBB → 2 kiểu hình.
Aabb × aaBb → 4 kiểu hình.
aaBb × AaBB → 2 kiểu hình. Đáp án: C
Câu 5 [593544]: Xét 2 tính trạng khác nhau ở một loài thực vật, trong đó mỗi gene quy định 1 tính trạng, có 1 tính trạng là trội không hoàn toàn và các gene phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x AaBb cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là
A, 9:3:3:1.
B, 1:1:1:1.
C, 3:3:1:1.
D, 3:6:3:1:2:1.
Xét 2 tính trạng khác nhau ở một loài thực vật. Mỗi gene quy định 1 tính trạng, 1 tính trạng trội không hoàn toàn và các gene phân ly độc lập, tổ hợp tự do.
AaBb × AaBb → Tỷ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỷ lệ phân li từng cặp gene.
Giả sử Aa trội hoàn toàn → Aa × Aa → 3:1.
Giả sử Bb là trội không hoàn toàn → Bb × Bb → Tỷ lệ kiểu hình 1:2:1.
Tỷ lệ phân li kiểu hình : (1:2:1)(3:1) = 3:6:3:1:2:1. Đáp án: D
Câu 6 [593545]: Ở một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, phép lai AaBb × Aabb cho đời con có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A, 37,50%.
B, 12,5%.
C, 6,25%.
D, 18,75%.
Quy ước: A - cao, a - thấp, B - hoa đỏ, b - hoa vàng.
Không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết. AaBb × Aabb → thân thấp, hoa đỏ (aaB-) = 1/4 × 1/2 =1/8= 12,5%. Đáp án: B
Câu 7 [593546]: Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các gene phân li độc lập, gene trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AabbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
A,
B,
C,
D,
AaBbDdEe × AabbDdEe. Mỗi gene quy định 1 tính trạng, các gene phân ly độc lập, gene trội là trội hoàn toàn.
Kiểu hình 3 trội, 1 lặn → có 4 trường hợp: Trội - trội - trội - lặn: =
Trội - trội - lặn - trội: =
Trội - lặn - trội - trội: =
Lặn - trội - trội - trội : =
Trường hợp có 3 trội, 1 lặn: + + + = = Đáp án: B
Câu 8 [593547]: Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, locus 1 có 4 allele, locus 2 có 4 allele, locus 3 có 2 allele phân li độc lập nằm trên NST thường. Quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể tối đa bao nhiêu loại kiểu gene về các allele trên (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 300
Số KG của locus 1: 4 + = 10.
Số kiểu gene của locus 2: 4 + = 10.
Số kiểu gene của locus 3: 2 + = 3.
→ Số loại kiểu gene về các allele trên : 10 . 10 . 3 = 300.
Câu 9 [593548]: Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gene khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?
A, Aabb × AaBb và AaBb × AaBb.
B, Aabb × aabb và Aa × aa.
C, Aabb × aaBb và AaBb × aabb.
D, Aabb × aaBb và Aa × aa.
Mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.
Phép lai có đời con có tỷ lệ phân li kiểu gene khác với tỷ lệ phân ly kiểu hình là: Aabb × AaBb (6 kiểu gene, 4 kiểu hình) và AaBb × AaBb (9 kiểu gene : 4 kiểu hình). Đáp án: A
Câu 10 [593549]: Ở một loài thực vật biết rằng: A-: thân cao, aa: thân thấp; BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau. Con lai có tỉ lệ kiểu hình 75% thân cao, hoa hồng : 25% thân thấp, hoa hồng được tạo ra từ phép lai nào sau đây?
A, AaBb x AaBb.
B, AABb x aaBb.
C, AaBB x Aabb.
D, AABB x aabb.
A - thân cao, a - thân thấp, BB - hoa đỏ, Bb - hoa hồng, bb - hoa trắng.
Cho lại tỷ lệ kiểu hình 75% thân cao, hoa hồng : 25% thân thấp, hoa hồng → 3 :1.
Tỷ lệ thân cao: thân thấp = 3:1 → Aa × Aa. Không tạo hoa đỏ và hoa trắng → BB × bb.
→ AaBB x Aabb. Đáp án: C
Câu 11 [593550]: Cho biết phép lai AaBbDd x AaBbdd. Biết một gene quy định một tính trạng, các gene phân li độc lập. Xác định số kiểu tổ hợp và số loại kiểu hình của phép lai trên.
A, 16 kiểu tổ hợp, 4 loại kiểu hình.
B, 18 kiểu tổ hợp, 6 loại kiểu hình.
C, 32 kiểu tổ hợp, 8 loại kiểu hình.
D, 24 kiểu tổ hợp, 8 loại kiểu hình.
AaBbDd → 23 = 8 loại giao tử. AaBbdd → 22 = 4 loại giao tử.
→ Số kiểu tổ hợp = 8 . 4 = 32. → Đáp án C.
Số loại kiểu hình: 2 . 2 . 2 = 8. Đáp án: C
Câu 12 [593551]: Trong trường hợp mỗi cặp tính trạng do một cặp gene quy định và trội lặn hoàn toàn. Ở đời F1 của phép lai AaBBDd x AaBbdd, cá thể không thuần chủng về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ:
A, 25%.
B, 37,5%.
C, 12,5%.
D, 18,75%.
P: AaBBDd x AaBbdd → Cá thể không thuần chủng cả 3 tính trạng hay dị hợp 3 cặp gene là = = 12.5% . Đáp án: C
Câu 13 [593552]: Khoảng cách giữa các gene A, B, C trên một NST như sau: giữa A và B bằng 41cM; giữa A và C bằng 7cM; giữa B và C bằng 34cM. Trật tự 3 gene trên NST là
A, CBA.
B, ABC.
C, ACB.
D, CAB.
A và B cách xa nhau nhất nên 2 gene này nằm ở 2 đầu còn C nằm giữa.
→ Trật tự 3 gene trên NST là: ACB. Đáp án: C
Câu 14 [593553]: Ở đậu Hà Lan, gene A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với allele a quy định hạt xanh; gene B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với allele b quy định hạt nhăn. Hai cặp gene này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn. F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gene đồng hợp trong tổng số hạt ở F1
A,
B,
C,
D,
Ta có vàng : xanh = 1 : 1 → P: Aa x aa. Trơn : nhăn = 3 : 1 → P: Bb x Bb.
P: AaBb x aaBb → Hạt xanh trơn đồng hợp aaBB = = Đáp án: D
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Ở một loài thực vật, sự hình thành màu hoa chịu sự chi phối của 3 locus A, B và D. Gene D tổng hợp ra protein D, khi có protein này thì các gene A và B mới có thể tạo ra enzyme. Các enzyme do gene A và gene B tổng hợp sẽ tham gia vào con đường tổng hợp sắc tố cánh hoa như sơ đồ hình 9. Khi không có sắc tố thì hoa có màu trắng. Các gene lặn a, b, d đều không tổng hợp được protein. Biết rằng gene A và D thuộc cùng một nhóm gene liên kết nằm cùng một cặp NST thường tương đồng, gene B nằm trên cặp NST thường khác.
Dựa vào nội dung thông tin trên hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.
Câu 15 [593554]: Giả thuyết nào dưới đây giải thích đúng nhất về cách protein D có thể hoạt hóa đồng thời cả gene A và gene B trong quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa?
A, Protein D là một loại enzyme xúc tác trực tiếp quá trình tổng hợp sắc tố từ gene A và B.
B, Protein D liên kết với các enzyme do gene A và B tạo ra, giúp tăng cường hoạt động của chúng trong quá trình tổng hợp sắc tố.
C, Protein D chỉ hoạt hóa gene A, sau đó gene A tạo ra enzyme để hoạt hóa gene B.
D, Protein D hoạt động như một yếu tố phiên mã, liên kết với các vùng điều hòa của cả gene A và B để kích thích sự phiên mã của các gene này.
Protein D có thể hoạt động như một yếu tố phiên mã, một loại protein điều hòa, giúp kích thích sự phiên mã của các gene khác (A và B) bằng cách liên kết với các vùng điều hòa (promoter hoặc enhancer) của các gene này, kích hoạt quá trình tổng hợp enzyme từ gene A và gene B. Đáp án: D
Câu 16 [593555]: Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gene trên tự thụ phấn, kiểu hình thu được ở đời con là bao nhiêu?
A, 6 hoa đỏ : 4 hoa vàng : 6 hoa trắng.
B, 9 hoa đỏ : 3 hoa vàng : 4 hoa trắng.
C, 1 hoa đỏ : 1hoa vàng : 1 hoa trắng.
D, 3 hoa đỏ : 4 hoa vàng : 1 hoa trắng.
Quy ước kiểu gene:
A-B-D-: Hoa đỏ; A-bbD-: Hoa vàng; aa--D- và ----dd: Hoa trắng.
- Trường hợp 1: Cây P có kiểu gene AD/ad Bb.
P: AD/ad Bb x AD/ad Bb
F: KG: 1AD/AD BB : 2AD/ADBb : 1AD/AD bb : 2AD/ad BB : 4 AD/ad Bb : 2AD/ad bb : 1
ad/ad BB : 2 ad/adBb : 1ad/ad bb
KH: 9 hoa đỏ : 3 hoa vàng : 4 hoa trắng.
- Trường hợp 2: Cây P có kiểu gene Ad/aD Bb.
P: Ad/aD Bb x Ad/aD Bb
F: KG: 1Ad/Ad BB : 2Ad/Ad Bb : 1Ad/Ad bb : 2Aa/aD BB : 4Aa/aD Bb : 2Aa/aD bb : 1aD/aD BB : 2aD/aD Bb: 1aD/aD bb
KH: 6 hoa đỏ : 2 hoa vàng : 8 hoa trắng. Đáp án: B
Câu 17 [593556]: Một đột biến xảy ra ở vùng P của gene B xảy ra. Khi một cây dị hợp tử 3 cặp gene trên tiến hành giao phấn với cây đồng hợp lặn, tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?
A, 1 hoa vàng : 1 hoa trắng.
B, 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
C, 100% hoa đỏ.
D, 3 hoa vàng : 1 hoa trắng.
- Trường hợp 1: Cây P có kiểu gene AD/ad Bb.
P: AD/ad Bb x ad/ad bb
F: 1 AD/ad Bb : 1 ad/ad Bb : 1 AD/ad bb : 1ad/ad bb
KH: 2 hoa vàng : 2 hoa trắng.
- Trường hợp 2: Cây P có kiểu gene Ad/aD Bb.
P: Ad/aD Bb. x ad/ad bb
F: KG: 1 Ad/ad Bb : 1 Ad/ad bb : 1 aD/ad Bb : 1 Ad/ad bb.
KH: 100% hoa trắng. Đáp án: A