I.1. Dạng bài tính số kiểu gene
Câu 1 [593966]: Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n), xét gene có 4 allele A1, A2, A3, A4. Số kiểu gene dị hợp tối đa có thể có về gene nói trên là
A, 4.
B, 10.
C, 6.
D, 9.
Cách 1: Gene có 4 allele → Số kiểu gene tạo được là: n(n+1) : 2 = 10.
Số kiểu gene đồng hợp là 4 (có 4 allele) → Số kiểu dị hợp: 10 – 4 = 6.
Cách 2: Gene có 4 allele, dị hợp là chọn 2 trong 4 allele đó → 4C2 = 6. Đáp án: C
Câu 2 [593967]: Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n), xét gene có 5 allele A1, A2, A3, A4, A5. Số kiểu gene tối đa có thể có về gene nói trên là
A, 5.
B, 10.
C, 15.
D, 32.
Cách 1: Một loài lưỡng bội( 2n), có 5 allele → Số kiểu gene tối đa có thể có:
Áp dụng công thức: n(n+1): 2 = 5× 6 : 2 =15.
Cách 2: 5 allele → 5 kiểu gene đồng hợp, có 5C2 kiểu gene dị hợp.
→ Tổng số kiểu gene là: 10+ 5 =15 kiểu gene. Đáp án: C
Câu 3 [593968]: Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n), xét gene nằm trên NST thường có 6 allele A1, A2, A3, A4, A5, A6. Số kiểu gene tối đa có thể có về gene nói trên là
A, 6.
B, 21.
C, 15.
D, 32.
Số KG đồng hợp: 6.
Số KG dị hợp:
Số KG tối đa: 6 + = 21. Đáp án: B
I.2. Dạng bài phép lai giữa các cơ thể 2n
Câu 4 [593969]: Ở đậu Hà Lan, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1
A,
B,
C,
D,
Ở đậu Hà Lan, A- thân cao, a- thân thấp. Cây thân cao giao phấn với cây thân cao → F1 có tỷ lệ 900 thân cao : 299 thân thấp → Tỷ lệ 3:1 → Cây thân cao có kiểu gene dị hợp Aa.
Tỷ lệ F1 tự thụ phấn cho cho F2 toàn cây thân cao → F1 đồng hợp AA → chiếm
P : Aa × Aa → AA : Aa: aa. Đáp án: D
Câu 5 [593970]: Màu lông ở trâu do 1 gene quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên giao phối với một trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Kiểu gene của 6 con trâu trên là
A, (1), (3), (6) đồng hợp tử lặn; (2), (4), (5) dị hợp tử.
B, (1), (2), (3) đồng hợp tử lặn; (4), (5), (6) dị hợp tử.
C, (1), (3), (5) đồng hợp tử lặn; (2), (4), (6) dị hợp tử.
D, (4), (5), (6) đồng hợp tử lặn; (1), (2), (3) dị hợp tử.
Màu lông ở trâu do 1 gene quy định. Nghé đen (4) giao phối với đực đen (5) sinh ra được nghé trắng → Tính trạng màu lông đen là trội, còn màu lông trắng là tính trạng lặn. → Nghé đen (4) và đực đen (5) có kiểu gene dị hợp.
Quy ước: A: màu đen, a:màu trắng.
Đực trắng (1), nghé trắng (3), nghé trắng (6) tính trạng lặn kiểu gene aa - đồng hợp.
→ Trâu cái đen (2), nghé đen (4)đực đen (5) có kiểu gene dị hợp Aa. Đáp án: A
Câu 6 [593971]: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho rằng hạt thế hệ F1 (kiểu hình F1) nằm trên cây P; hạt F2 nằm trên cây F1 ; hạt F3 nằm trên cây F2. Cho cây hạt vàng thuần chủng giao phấn với cây hạt xanh, tỉ lệ kiểu hình trên cây F1
A, 3 vàng : 1 xanh.
B, 1 vàng : 1 xanh.
C, 5 vàng : 3 xanh.
D, 100% hạt vàng.
Đậu Hà Lan, hạt vàng là trội so với hạt xanh.
Quy ước, A-hạt vàng, a-hạt xanh.
Hạt vàng thuần chủng AA lai với hạt xanh aa → F1: 100% Aa:hạt vàng
Tỷ lệ kiểu hình trên cây F1 → Hạt trên cây F1 chính là tỷ lệ kiểu hình F2: Aa × Aa → 1AA: 2Aa: 1aa → Tỷ lệ kiểu hình: 3 vàng:1 xanh. Đáp án: A
Câu 7 [593972]: Ở một loài sinh vật, kiểu gene DD quy định quả tròn, Dd quy định quả bầu dục, dd quả dài. Cho cây có quả tròn giao phấn với cây có quả bầu dục thì kết quả thu được là
A, 50% quả tròn : 50% quả dài.
B, 50% quả bầu dục : 50% quả dài.
C, 50% quả tròn : 50% quả bầu dục.
D, 100% quả tròn.
P: DD (quả tròn) x Dd (quả bầu dục).
→ F1: 1 DD (quả tròn) : 1 Dd (quả bầu dục). Đáp án: C
Câu 8 [593973]: Ở cà chua tính trạng màu quả do 1 cặp gene quy định, tiến hành lai 2 thứ cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng được F1 toàn quả đỏ sau đó cho F1 lai với nhau được F2 phân li theo tỷ lệ 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. Khi lai phân tích các cây F1, Fa sẽ thu được
A, Toàn quả đỏ.
B, 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
C, 3 quả vàng : 1 quả đỏ.
D, Toàn vàng.
F1 toàn quả đỏ → Quả đỏ là trội. A: đỏ, a: vàng.
P: AA x aa
F1: 100% Aa (đỏ)
F1 lai phân tích: Aa x aa
F2: 1 Aa : 1 aa
(1 quả đỏ: 1 quả vàng) Đáp án: B
Câu 9 [593974]: Ở Đậu Hà Lan, allele A quy định hạt vàng, allele a quy định hạt xanh. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ hạt xanh. Xác định tỉ lệ hạt trên cây F1?
A, 100% hạt vàng.
B, 75% hạt vàng : 25 % hạt xanh.
C, 62,5% hạt vàng: 37,5% hạt xanh.
D, 50% hạt vàng: 50% hạt xanh.
Ban đầu : AA (hạt vàng) x aa ( hạt xanh).
→ F1 ( của thế hệ ban đầu): 100% Aa (Vàng).
P: Aa x Aa
F1: 3 A- : 1 aa
(3 đỏ : 1 xanh)
(Chú ý: Đề bài cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ hạt xanh, nghĩa là hỏi F2). Đáp án: B
I.3. Dạng bài lai ngẫu nhiên
Câu 10 [593975]: Ở một loài đậu, tính trạng hạt vàng do allele A quy định là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh do allele a quy định. Cho đậu hạt vàng thuần chủng giao phấn với đậu hạt xanh, thu được F1. Cho các cơ thể F1 thụ phấn với nhau thu được F2. Lấy ngẫu nhiên hai cây hạt vàng ở F2 giao phấn với nhau. Xác định tỷ lệ xuất hiện hạt xanh ở đời F3.
A,
B,
C,
D,
A: Hạt vàng, a: hạt xanh.
Ptc: AA x aa → F1: Aa.
F2: AA : Aa : aa.
Hạt vàng F2: 1AA : 2Aa hay AA : Aa.
1/3 AA giảm phân cho giao tử A.
2/3 Aa giảm phân cho giao tử A : a.
Tính chung các cây hạt vàng F1 cho tỉ lệ giao tử: A : a.
Hạt vàng x Hạt vàng → (A : a) x (A : a).
Tỉ lệ hạt xanh sinh ra là: a : a = Đáp án: C
Câu 11 [593976]: Ở đậu Hà Lan, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:
A, 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp.
B, 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp.
C, 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
D, 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
Ta có F2: AA : Aa : aa. → GF2 : A : a.
Cho F2 giao phối ngẫu nhiên : (A : a) x (A : a).
→ F3: AA : Aa : aa. → 3 cao : 1 thấp. Đáp án: C
Câu 12 [593977]: Một loài thực vật, đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với trắng. Thế hệ ban đầu (P) cho cây hoa đỏ thụ phấn với cây hoa trắng được F1: 108 đỏ : 110 trắng. Sau đó cho F1 tạp giao tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F2 là:
A, 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
B, 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.
C, 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D, 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
Đỏ: A- . trắng : aa.
F1: Đỏ : trắng = 1 : 1 → P: Aa x aa.
F1: 1 Aa : 1 aa.
→ Allele A = 1/4 , allele a = ¾.
F1 tạp giao, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
aa = (3/4)2 = 9/16 (Hoa trắng).
→ A- = 7/16 (Hoa đỏ).
Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 9 hoa trắng : 7 hoa đỏ. Đáp án: B
I.4. Dạng bài tự thụ phấn
Câu 13 [593978]: Ở đậu Hà Lan, allele A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với allele a quy định hạt màu xanh. Cho cây mọc lên từ hạt màu vàng giao phấn với cây mọc lên từ hạt màu xanh, thu hoạch được 900 hạt vàng và 895 hạt màu xanh. Gieo số hạt đó thành cây rồi cho chúng tự thụ phấn, khi thu hoạch sẽ có tỉ lệ hạt vàng (theo lí thuyết) là:
A,
B,
C,
D,
Ở đậu Hà Lan, A-hạt vàng, a-hạt xanh.
Cây hạt vàng × cây hạt xanh → 1 hạt vàng: 1 hạt xanh → Gieo số hạt đó → tự thụ phấn.
Lai cho tỷ lệ 1 vàng : 1 xanh → Cây vàng dị hợp Aa → Thu được 1 Aa: 1 aa
Aa × Aa → 3/4 A- : 1/4 aa; aa → 4aa.
Tỷ lệ A- = 3/8. Đáp án: C
Câu 14 [593979]: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 đỏ : 1 trắng. Phép lai nào sau đây không xác định được kiểu gene của cây hoa đỏ F2?
A, Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.
B, Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P.
C, Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1.
D, Lai phân tích cây hoa đỏ F2.
Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ và khi F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 đỏ : 1 trắng.
→ Hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn.
→ A- : Đỏ > aa: Trắng.
→ AA (KG của P) x A- → 100% đỏ → Không xác định được kiểu gene của cây hoa đỏ ở F2. Đáp án: B
Câu 15 [593980]: Trong phép lai một cặp tính trạng, khi cho cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc, Mendel đã thu được thế hệ F3 có kiểu hình như thế nào?
A, 100% phân tính 1:1.
B, 100% đồng tính giống P.
C, cho F3 đồng tính giống P : cho F3 phân tính 3 : 1.
D, cho F3 đồng tính giống P : cho F3 phân tính 3 : 1.
F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc -> F2 có thể có KG là AA hoặc Aa.
→ F3 có tỉ lệ kiểu hình:
AA có: AA x AA → 100% đồng tính giống P.
Aa có: Aa x Aa → Tỉ lệ kiểu gene : 1 AA : 2 Aa : 1 aa. Đáp án: C
Câu 16 [593981]: Ở đậu hà lan, tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Tính trạng do một cặp gene nằm trên NST thường quy định. Thế hệ xuất phát cho giao phấn cây ♂ hạt trơn thuần chủng với cây ♀ hạt nhăn sau đó cho F1 giao phấn lại với cây mẹ ở thế hệ xuất phát. Theo lí thuyết thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là:
A, 100% hạt trơn.
B, 100% hạt nhăn.
C, 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn.
D, 1 hạt trơn : 1 hạt nhăn.
P: AA x aa.
F1: 100% Aa.
P (F1): Aa x aa.
F2: 1 Aa : 1 aa.
(1 hạt trơn : 1 hạt nhăn). Đáp án: D
Câu 17 [593982]: Cho biết allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a trắng, sức sống của giao tử mang allele A gấp ba lần giao tử mang allele a. Bố và mẹ đều mang kiểu gene dị hợp thì tỉ lệ hoa trắng so với hoa đỏ ở đời con F1 sẽ là?
A, 6,25%.
B, 12,5%.
C, 6,67%.
D, 25%.
P: Aa × Aa
Sức sống của giao tử mang A gấp 3 lần giao tử a: Aa → A : a.
P: Aa × Aa → ( A: a) × (3/4 A: a).
Tỷ lệ hoa trắng (aa) = × =
Tỷ lệ màu hoa đời F1 là 15 đỏ: 1 trắng.
Tỷ lệ hoa trắng so với hoa đỏ: = 6,67%. Đáp án: C
I.5. Dạng bài liên quan đến cơ thể đa bội
Câu 18 [593983]: Ở một loài thực vật, thể tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng sống. Tỉ lệ kiểu gene ở thế hệ lai khi cho Aaaa tự thụ phấn là
A, 1 AAaa : 4 Aaaa : 1 aaaa.
B, 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa.
C, 1 AAAA : 5 Aaaa : 5 Aaaa : 1aaaa.
D, 1 AAaa : 2 Aaaa : 1 aaaa.
Ở một loài thực vật, tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng sống.
Khi cho Aaaa tự thụ phấn → Aaaa → Aa: aa
Tỷ lệ đời con: AAaa: Aaaa: aaaa. Đáp án: D
Câu 19 [593984]: Ở cà chua, gene A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gene a quy định quả vàng. Cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng thụ phấn với cây tứ bội quả vàng được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn. F2 thu được các kiểu gene:
A, 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1 aaaa.
B, 18 AAAA : 8 AAAa : 8 AAaa : 1Aaaa : 1 aaaa.
C, 1 AAAA : 1 AAAa : 8 AAaa : 8Aaaa : 18 aaaa.
D, 8 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 1Aaaa : 1 aaaa.
Allele A quả đỏ, trội hoàn toàn so với a-quả vàng. Cây cà chua tứ bội quả đỏ (AAAA) lai với quả vàng (aaaa) cho đời con (AAaa) → Đời con tự thụ phấn → AAaa × AAaa: AAaa →
AA: Aa: aa.
Tỷ lệ kiểu gene F2: 1AAAA: 8 AAAa: 18 AAaa: 8 Aaaa: 1 aaaa. Đáp án: A
Câu 20 [593985]: Ở cà chua, gene A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gene a quy định quả vàng. Cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng giao phấn với cây tứ bội quả vàng được F1. F1 có kiểu gene (KG), kiểu hình (KH) và tỉ lệ các loại giao tử (TLGT) là:
A, KG: Aaaa; KH: quả đỏ; TLGT: Aa, aa.
B, KG: AAaa; KH: quả đỏ; TLGT: AA, Aa, aa.
C, KG: AAAa; KH: quả đỏ; TLGT: AA, Aa.
D, KG: Aaaa; KH: quả đỏ; TLGT: AA, Aa, aa.
Gene A quy định quả đỏ, trội hoàn toàn so với gene a- quả vàng.
Cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng (AAAA) giao phấn với quả vàng (aaaa), thu được F1 có kiểu gene AAaa, kiểu hình quả đỏ: Tỷ lệ giao tử AAaa → 1/6 AA: 4/6 Aa: 1/6 aa. Đáp án: B
Câu 21 [593986]: Ở một loài thực vật, gene A quy định tính trạng hoa tím là trội hoàn toàn so với gene a quy định tính trạng hoa trắng. Thể tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng sống. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai khi cho AAAa tự thụ phấn là
A, 35 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
B, 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
C, 100% cây hoa tím.
D, 11 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
Ở một loài thực vật, gene A quy định hoa tím, trội hoàn toàn so với a là gene quy định hoa trắng. Thể tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng sống.
AAAa tự thụ phấn, AAAa → 1/2 AA: 1/2 Aa.
Tỉ lệ kiểu hình của thế hệ lai là 100% cây hoa tím. Đáp án: C
Câu 22 [593987]: Ở cà chua, gene A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gene a quy định tính trạng quả màu vàng. Cho lai những cây cà chua tứ bội với nhau, được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Phép lai cho kết quả phù hợp là:
A, AAaa x AAaa.
B, AAAa x Aaaa.
C, Aaaa x Aaaa.
D, AAAa x AAAa.
Ở cà chia, gene A- màu đỏ, trội hoàn toàn so với gene a quy định màu vàng.
Cho cây tứ bội với nhau → 35 quả màu đỏ: 1 quả màu vàng → 36 tổ hợp → Mỗi bên cho 6 loại giao tử.
Phép lai phù hợp là AAaa × AAaa. Đáp án: A