Câu 1 [595499]: Môi trường là
A, khoảng khu vực sinh vật di chuyển và hoạt động, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B, phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C, khoảng không gian kiếm ăn, hoạt động và sinh sản của sinh vật, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng của sinh vật.
D, khoảng không gian sống bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường trên cạn.
+ Môi trường đất.
+ Môi trường nước.
+ Môi trường sinh vật. Đáp án: B
Câu 2 [595500]: Có các loại môi trường sống cơ bản là
A, môi trường đất, môi trường nước, môi trường khí quyển, môi trường sinh vật.
B, môi trường khí quyển, môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.
C, môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.
D, môi trường trên mặt đất, môi trường khí quyển, môi trường nước, môi trường sinh vật.
Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường trên cạn: mặt đất và lớp khí quyển, phần lớn sinh vật sống ở môi trường trên cạn.
+ Môi trường đất: các lớp đất phía sâu, có cả các sinh vật sống trong các lớp đất đó.
+ Môi trường nước: các vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ và các sinh vật thủy sinh
+ Môi trường sinh vật: bao gồm thực vật, động vật và con người, nơi sống của các sinh vật như vật kí sinh và cộng sinh. Đáp án: C
Câu 3 [595501]: Nhân tố sinh thái là
A, tất cả những nhân tố của môi trường nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
B, tất cả những nhân tố của môi trường cạn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
C, tất cả những nhân tố của môi trường sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
D, tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.
Nhân tố sinh thái được chia ra làm hai nhóm:
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh - nhân tố vật lí, hoá học môi trường.
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh - thế giới hữu cơ của môi trường, bao gồm cả con người. Đáp án: D
Câu 4 [595502]: Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hoá của chó, mèo. Các sinh vật đó có loại môi trường sống là
A, môi trường sinh vật.
B, môi trường đất.
C, môi trường nước.
D, môi trường trên cạn.
Tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hoá của chó mèo. Các sinh vật đó có loại môi trường sống là môi trường sinh vật. Môi trường sinh vật bao gồm, động, thực vật và con người, nơi sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh. Đáp án: A
Câu 5 [595503]: Giới hạn sinh thái là
A, khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
B, giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại được qua thời gian.
C, khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
D, giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước nhiều nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại được qua thời gian.
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
Trong giới hạn sinh thái có:
+ Giới hạn dưới: dưới điểm đó sinh vật sẽ chết.
+ Giới hạn trên: trên điểm đó sinh vật sẽ chết.
+ Khoảng thuận lợi: khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất - chính là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất.
+ Khoảng chống chịu: Khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật - khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sức sống của sinh vật giảm dần dến giới hạn. Đáp án: C
Câu 6 [595504]: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
A, ở mức độ đó sinh vật thực hiện được quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
B, ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
C, ở mức độ đó sinh vật có thể thực hiện quá trình sinh sản và sinh trưởng.
D, ở mức độ đó sinh vật có thể kiếm ăn, sinh trưởng và sinh sản bình thường.
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
+ Khoảng thuận lợi: khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất - chính là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất. Đáp án: B
Câu 7 [595505]: Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Khoảng nhiệt độ này được gọi là:
A, giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phi.
B, khoảng thuận lợi về nhiệt độ ở cá rô phi.
C, khoảng chống chịu về nhiệt độ ở cá rô phi.
D, giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ.
Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 oC - 42 oC → Đây chính là giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phi.
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. Đáp án: A
Câu 8 [595506]: Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có các phát biểu sau:
(A) Cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ cá thể của quần thể.
(B) Cạnh tranh cùng loài làm giảm tốc độ tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.
(C) Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hoá của các quần thể.
(D) Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Cả 4 phát biểu đúng.
(A) và (B) đúng. Vì cạnh tranh làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong cho nên sẽ làm giảm mật độ quần thể.
(C) đúng. Vì cạnh tranh cùng loài sẽ loại bỏ những cá thể kém thích nghi. Do đó, thúc đẩy sự tiến hoá của loài.
(D) đúng. Vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ quá cao và khi mật độ phù hợp thì mức độ cạnh tranh giảm. Do đó, cạnh tranh sẽ giúp khống chế số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp.
Câu 9 [595507]: Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, kết luận nào sau đây là đúng?
A, Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh.
B, Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh.
C, Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.
D, Những nhân tố vật lí, hoá học có liên quan đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
Nhân tố sinh thái hữu sinh là những yếu tố của môi trường liên quan đến sự sống và các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã. Điều này bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật khác và các yếu tố sinh học trong môi trường. Đáp án: C
Câu 10 [595508]: Kiểu phân bố cá thể trong quần thể mà có ý nghĩa sinh thái giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường là
A, phân bố ngẫu nhiên.
B, phân bố theo nhóm.
C, phân bố phân tầng.
D, phân bố đồng đều.
Kiểu phân bố cá thể trong quần thể giúp cho các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường là kiểu phân bố theo nhóm. Các cá thể phân bố thành từng nhóm, sống tụ họp với nhau khi điều kiện sống phân bố không đều và các cá thể không có sự cạnh tranh với nhau. Đáp án: B
Câu 11 [595509]: Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên dưới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(A) Loài H tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài E.
(B) Chuỗi thức ăn ngắn nhất có nhất có 3 mắt xích.
(C) Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ còn lại 8 chuỗi thức ăn
(D) Loài E có thể là một loài động vật có xương sống.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (B), (C) và (D).
(A) Sai. Vì loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn; Loài E tham gia vào 8 chuỗi thức ăn.
(B) Đúng. Chuỗi thức ăn ngắn nhất có 3 mắt xích là : G → H → A; E → H → A.
(C) Đúng. Vì nếu loài K bị tiêu diệt thì I sẽ bị tiêu diệt. Cho nên khi đó chỉ cò lại 8 chuỗi thức ăn. Đó là G → D (1 chuỗi); G → H (3 chuỗi); E → H (3 chuỗi); E → M (1 chuỗi).
(A) Đúng. Vì loài A là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp I nên rất có thể nó là một loài động vật ăn mùn hữu cơ (Ví dụ cá trê). Đáp án: C
Câu 12 [595510]: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, xét các kết luận sau:
(A) Sự chuyển hoá vật chất diễn ra đồng thời với sự chuyển hoá năng lượng.
(B) Trong quá trình chuyển hoá, vật chất bị thất thoát còn năng lượng được quay vòng và tái sử dụng.
(C) Qua mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ khoảng 10% năng lượng được tích luỹ.
(D) Vật chất và năng lượng được chuyển hoá theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
Số kết luận đúng là:
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
(A) Đúng. Quá trình chuyển hoá vật chất diễn ra đồng thời với sự chuyển hoá năng lượng. Vì dụ đối với carbon, CO2 từ khí quyển được thực vật quang hợp tạo thành dạng Carbon trong tinh bột thì cũng đồng thời với quá trình chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ.
(B) Sai. Trong quá trình chuyển hoá, năng lượng bị thất thoát còn vật chất được quay vòng và tái sử dụng.
(C) Đúng. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ khoảng 10% năng lượng được tích luỹ còn lại đều bị thất thoát ra môi trường dưới dạng nhiệt và các bộ phận rơi rụng.
(D) Đúng. Đáp án: C
Câu 13 [595511]: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào mấy biện pháp trong các biện pháp sau đây?
(A) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.
(B) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(C) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(D) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
A, 3.
B, 2.
C, 1.
D, 4.
Trong các biện pháp trên, các biện pháp (A), (B), (D) có thể khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
(C) Sai. Vì khi tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh vì rừng đầu nguồn có tác dụng chắn lũ, chắn bão. Khi khai thác quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng hoang mạc hoá.
→ Có 3 biện pháp đúng. Đáp án: C
Câu 14 [595512]: Cho các phát biểu sau:
(A) Giúp tìm hiểu mức độ và vai trò ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến đời sống sinh vật.
(B) Giúp tìm hiểu cơ chế di truyền các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
(C)Tìm hiểu tác động của hoạt động sống của sinh vật đến sự biến đổi của các nhân tố ngoài môi trường.
(D) Nghiên cứu sự hình thành quần thể và sự biến động số lượng cá thể trong quần thể tự nhiên.
Số phát biểu nói về vai trò của sinh thái học là:
A, 4.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Trong các phát biểu trên có 3 phát biểu đúng nói về vai trò của sinh thái học là: (A), (C), (D).
Phát biểu (B) sai vì tìm hiểu cơ chế di truyền các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là vai trò của di truyền học chứ không phải sinh thái học. Đáp án: D
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Vào mùa thu năm 1911, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa 25 con tuần lộc (4 con đực và 21 con cái) đến đảo St. Paul, nơi vốn chưa từng có sự hiện diện của tuần lộc, để cung cấp cho cộng đồng dân cư bản địa một nguồn thịt tươi lâu dài. Số lượng cá thể của đàn tuần lộc được ghi nhận liên tục trong khoảng thời gian từ năm 1911 đến năm 1951 trong đồ thị sau. Trong suốt khoảng thời gian đó, các hoạt động săn bắn tuần lộc bị cấm tuyệt đối. Ngoài ra, các nguồn thông tin đáng tin cậy từ chính phủ Hoa Kỳ cũng cho thấy không có bất cứ thảm hoạ thiên nhiên nghiêm trọng nào và cũng không có sự xuất hiện của bất cứ loài ngoại lai nào khác trên đảo.

Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [595513]: Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng cá thể tuần lộc trên đảo St. Paul từ năm 1911 đến cuối những năm 1930 chủ yếu do yếu tố nào?
A, Không có kẻ thù tự nhiên và nguồn thức ăn dồi dào.
B, Khí hậu ấm áp và điều kiện thời tiết thuận lợi để tuần lộc sinh sản.
C, Các hoạt động săn bắn được cho phép, giúp cân bằng quần thể.
D, Có thêm tuần lộc từ các khu vực khác du nhập vào.
Quần thể tuần lộc tăng trưởng nhanh chóng do chúng không có kẻ thù tự nhiên, cùng với môi trường cung cấp nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sự phát triển bùng nổ của loài này. Đáp án: A
Câu 16 [595514]: Nếu một loài ngoại lai du nhập vào hệ sinh thái và phát triển mạnh mẽ trong khoảng 20 năm, bạn có thể rút ra kết luận nào về sự du nhập thành công của loài này?
A, Loài ngoại lai chưa chắc đã du nhập thành công vào hệ sinh thái.
B, Loài ngoại lai đã thành công trong việc thích nghi với môi trường mới.
C, Sự phát triển của loài ngoại lai sẽ không ảnh hưởng đến các loài bản địa.
D, Loài ngoại lai sẽ luôn giữ được số lượng ổn định trong tương lai.
Mặc dù sự phát triển mạnh mẽ trong 20 năm cho thấy loài ngoại lai đã thích nghi tốt, nhưng điều này không đảm bảo rằng chúng sẽ không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái hoặc các loài bản địa trong tương lai ➝ Có thể làm biến đổi môi trường sống đến mức gây ra bất lợi cho chính loài đó ➝ Diệt vong loài. Đáp án: A
Câu 17 [595515]: Sâu róm hại thông thuộc họ bướm, có vùng phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Sâu róm thông xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950. Vào những năm 1965-1970, sâu róm thông gây ra những trận dịch lớn đối với rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang và từ đó trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng. Nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát dịch sâu róm hại thông tại Việt Nam là gì?
A, Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của sâu róm.
B, Thiếu sự quản lý và biện pháp kiểm soát đối với loài ngoại lai.
C, Sự phát triển của rừng thông tại các tỉnh phía Bắc tạo nơi ở cho loài sâu róm.
D, Sự gia tăng dân số của loài bướm trong tự nhiên.
Sự xâm nhập của sâu róm hại thông và bùng phát dịch bệnh có thể do thiếu các biện pháp quản lý và kiểm soát hiệu quả đối với loài ngoại lai này. Trong khi điều kiện tự nhiên có thể thuận lợi, việc không có sự can thiệp kịp thời đã tạo cơ hội cho loài này phát triển và gây hại nghiêm trọng. Đáp án: B