Câu 1 [595516]: Quần thể là
A, một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
B, tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
C, tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
D, tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng một loài, cùng sinh sống trong khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
VD: Quần thể chim cánh cụt ở nam cực; quần thể voi châu Phi... Đáp án: B
Câu 2 [595517]: Ý có nội dung không đúng khi nói về các giai đoạn trong quá trình hình thành quần thể sinh vật là
A, Những cá thể nào không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.
B, giữa các cá thể cùng loài gắn bó với nhau về các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể không ổn định, không thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
C, giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua cá mối quan hệ sinh thái và dần hình thành quẩn thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
D, đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. Những cá thể nào không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác.
B. Sai. Trong quá trình hình thành quần thể sinh vật, các cá thể có mối quan hệ sinh thái → Hình thành quần thể ổn định và thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
Nếu không thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, quần thể không thể tồn tại và phát triển được. Đáp án: B
Câu 3 [595518]: Hiện tượng sống bầy đàn ở cá, sống bầy đàn ở chim là các ví dụ về mối quan hệ
A, hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
B, cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần thể.
C, hỗ trợ giữa các cá thể trong quần xã.
D, cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần xã.
Hiện tượng sống bầy đàn ở cá ở chim là các ví dụ về sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
Các cá thể sống bầy, đàn với nhau sẽ làm tăng khả năng kiếm mồi, có thể bảo vệ nhau trước các con mồi nguy hiểm. Đáp án: A
Câu 4 [595519]: Ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là:
A, Ở loài linh dương đầu bò, các cá thể khi hoạt động thường theo đàn có số lượng rất lớn, khi gặp vật ăn thịt cả đàn bỏ chạy, con yếu sẽ bị vật ăn thịt tiêu diệt.
B, Ở cá, nhiều loài khi hoạt động chúng di cư theo đàn có số lượng rất động nhờ đó chúng giảm lượng tiêu hao oxygen, tăng cường dinh dưỡng, chống lại các tác nhân bất lợi.
C, Ở loài khỉ, khi đến mùa sinh sản các con đực đánh nhau để tìm ra con khoẻ nhất, các con đực yếu hơn sẽ phải di cư đến một nơi khác, chỉ có con đực khoẻ nhất được ở lại đàn.
D, Ở thực vật, tre lứa thường có xu hướng quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão, giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt hơn.
A. Đây là mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể linh dương đầu bò; các cá thể sống theo đàn làm tăng khả năng kiếm mồi.
B. Ở cá đây là mối quan hệ hỗ trợ; di cư theo đàn làm giảm lượng oxygen tiêu hao, chống các tác nhân bất lợi.
C. Đúng. Hiện tượng các con khỉ đực đánh nhau để tranh giành con cái là ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. (Mối quan hệ cạnh tranh, các cá thể có thể cạnh tranh nơi ở, thức ăn và tranh giành đực, cái).
D. Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tre, nứa. Đáp án: C
Câu 5 [595520]: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi
A, khi các cá thể có cùng một nhu cầu dinh dưỡng và trước cùng một nguồn dinh dưỡng, khi đó xảy ra sự cạnh tranh dinh dưỡng.
B, khi hai cá thể có cùng một tập tính hoạt động, sống trong cùng một môi trường nên chúng mâu thuẫn với nhau dẫn đến cạnh tranh.
C, mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
D, khi các cá thể sống trong các khu vực khác nhau, khi chúng xâm phạm nơi của nhau thì sự cạnh tranh diễn ra.
Khi mật độ cá thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh nhau tranh giành thức ăn; nơi ở...từ đó làm cho tỷ lệ tử vong tăng và giảm mức sinh sản → Đưa mật độ quần thể trở về trạng thái cân bằng, ổn định, phù hợp với nhu cầu cung cấp của môi trường. Đáp án: C
Câu 6 [595521]: Ví dụ không phải thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là
A, Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng một số cây bị chết đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.
B, Khi thiếu thức ăn, nơi ở người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú đánh lẫn nhau, doạ nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ cơ thể nhất là nơi sống.
C, Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn lẫn nhau . Như ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
D, Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, lứa đổ vào nhau.
D. Đúng. Tre và lứa sống quần tụ với nhau làm tăng khả năng chống chịu với gió bão; đây là ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần thể làm tăng khả năng kiếm ăn và chống chịu với các tác nhân bất lợi từ phía môi trường.
A, B, C. Đều là ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài, có thể tự tỉa thưa ở thực vật hoặc các cá thể động vật ăn thịt lẫn nhau. Đáp án: D
Câu 7 [595522]: Ý nghĩa của sự cạnh tranh cùng loài là
A, đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống.
B, làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
C, làm suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D, làm tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
- Khi mật độ cá thể của quần thể quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ đáp ứng cho các cá thể trong quần thể thì dẫn đến hiện tượng cạnh tranh.
- Cạnh tranh cùng loài biểu hiện ở sự tranh giành nhau nguồn thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác như con đực tranh giành nhau con cái vào mùa sinh sản.
-VD: Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật..
→ Làm cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. Đáp án: A
Câu 8 [595523]: Cho các phát biểu sau về sự cạnh tranh cùng loài:
(A) Trong cùng một quần thể, cạnh tranh cùng loài diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản.
(B) Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
(C) Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hoá.
(D) Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Cạnh tranh trong quần thể xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đáp ứng đủ cho số cá thể trong quần thể. Lúc đó những cá thể trong quần thể cạnh tranh để giành thức ăn, chỗ ở, con đực, con cái, ánh sáng...
Nhờ có cạnh tranh sinh học cùng loài đã thúc đẩy loài tồn tại và phát triển một cách bền vững, cạnh tranh cùng loài đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
Xét các đặc điểm của đề bài:
(A) Sai vì cạnh tranh cùng loài không phải là mối quan hệ diễn ra thường xuyên, nó chỉ xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao.
(B) Đúng.
(C) Đúng. Cạnh tranh làm áp lực chọn lọc tự nhiên tăng lên → Là động lực thúc đẩy sự tiến hoá.
(D) đúng.
Vậy trong các nội dung trên, các nội dung (B), (C), (D).
Câu 9 [595524]: Cây xanh và một số vi sinh vật có màu xanh là sinh vật tự dưỡng, động vật và phần lớn vi sinh vật là sinh vật dị dưỡng. Cơ sở của việc chia ra nhóm sinh vật trong quần xã như trên là
A, dựa vào vai trò số lượng các nhóm loài.
B, dựa vào đặc điểm hoạt động của sinh vật.
C, dựa vào hoạt động chức năng của các loài.
D, dựa vào mức độ phụ thuộc của sinh vật vào môi trường.
Sinh vật tự dưỡng: Cây xanh và sinh vật có màu có khả năng tiếp nhận năng lựng mặt trời → Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ đơn giản thông qua quang hợp. Sinh vật tự dưỡng tạo nguồn thức ăn sơ cấp.
Sinh vật dị dưỡng: động vật ăn thực vật; động vật ăn thực vật... Sinh vật dị dưỡng tiêu hoá thức ăn sơ cấp.
Việc phân chia này dựa vào chức năng của các loài; tương tác động vật với môi trường → Đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ. Đáp án: C
Câu 10 [595525]: Loài ưu thế là
A, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
B, loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
C, loài chỉ có trong một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác .
D, loài đóng vai trò thay thế cho các loài khác khi mà các loài khác bị suy vong vì một nguyên nhân nào đó.
Loài ưu thế: có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn → Quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi loài ưu thế bị suy vong vì một nguyên nhân nào đó. Đáp án: A
Câu 11 [595526]: Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể ổn định.
II. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể suy thoái.
III. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
IV. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.
A, 3.
B, 2.
C, 1.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
Để dự đoán xu hướng phát triển của quần thể, người ta so sánh tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
- Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
→ Quần thể ổn định.
- Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản.
→ Quần thể phát triển (tăng số lượng cá thể), cho nên sẽ tăng kích thước quần thể.
- Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
→ Quần thể suy thoái (mật độ cá thể đang giảm dần).
- Quần thể 4 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
→ Quần thể suy thoái. Đáp án: A
Câu 12 [595527]: Tỉ số % về số cá thể của một loài nào đó so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trong quần xã được gọi là
A, tần suất xuất hiện (hay độ thường gặp) của loài.
B, cấu trúc của quần xã.
C, tính đa dạng về loài của quần xã.
D, độ phong phú (hay mức giàu có) của loài.
Vai trò số lượng của các nhóm loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số quan trọng: Tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài.
+ Tần suất xuất hiện: tỷ số % của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các điểm được khảo sát.
+ Độ phong phú: tỉ số % về số cá thể của một loài so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trong quần xã. Đáp án: D
Câu 13 [595528]: Về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(A) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
(B) Một hệ nhân tạo vẫn được gọi là hệ sinh thái nếu thiếu thành phần các loài động vật.
(C) Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở, tự điều chỉnh.
(D) Dựa vào nguồn gốc để phân loại ta có hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh nhân tạo.
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
(A) Sai. Hệ sinh thái tự nhiên có độ đang dạng cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.
(B) Đúng. Một hệ sinh thái không bắt buộc phải có động vật.
(C), (D) Đúng. Đáp án: A
Câu 14 [595529]: Cho các hoạt động sau:
(A) Do thiên tai hỏa hoạn làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
(B) Khai thác các cây gỗ trong rừng, săn bắt các động vật ở rừng.
(C) Đổ thuốc sâu, chất độc hoá học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.
(D) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy.
Có bao nhiêu hoạt động có thể là nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái?
A, 1.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
Nguyên nhân gây ra diễn thế:
1. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã: Như sự thay đổi khí hậu thường gây nên biến đổi sâu sắc về cấu trúc của quần xã; hoặc trên những vùng bị hủy diệt của tựn nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần được hình thành và phát triển.
2. Nguyên nhân bên trong: Do sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã: Sự hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế làm biến đổi quần xã, làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới.
Các phát biểu đúng là (A), (B), (C) và (D). Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Khi thực hiện phân tích hàm lượng các chất hoá học có trong thức ăn của các loài chim; một nhà bác học đã tìm thấy DDT – một hợp chất diệt côn trùng có trong mô của các loài chim làm những quả trứng bị vỡ trong quá trình ấp của chim bố mẹ. Khi nghiên cứu hàm lượng DDT trong các sinh vật ở một vùng biển, người ta thu được kết quả như sau:

Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [595530]: Trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái biển được mô tả ở trên chuỗi thức ăn nào có thể được hình thành? Biết rằng Chim cốc không ăn Diệc, Diệc không ăn cá trích.
A, Thực vật phù du → Động vật phù du → Nhuyễn thể → Cá trích → Chim cốc.
B, Thực vật phù du → Nhuyễn thể → Chim cốc.
C, Động vật phù du → Diệc → Chim cốc.
D, Nhuyễn thể → Cá trích → Diệc → Chim cốc.
Chuỗi thức ăn trên cho thấy sự tích luỹ DDT qua từng bậc dinh dưỡng. Thực vật phù du hấp thụ DDT từ nước biển, sau đó động vật phù du ăn thực vật phù du và tích tụ DDT. Quá trình này tiếp tục khi các động vật khác trong chuỗi thức ăn, như nhuyễn thể và cá trích, ăn những sinh vật chứa DDT, dẫn đến hàm lượng DDT cao hơn ở các động vật ăn thịt như diệc và chim cốc. Đáp án: A
Câu 16 [595531]: Hiện tượng trên được gọi là gì?
A, Tích tụ sinh học.
B, Khuếch đại sinh học.
C, Suy giảm đa dạng sinh học.
D, Hiện tượng chuyển hoá sinh học.
Khuếch đại sinh học là hiện tượng mà nồng độ của một chất ô nhiễm (như DDT) tăng lên theo chuỗi thức ăn. Khi sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hấp thụ chất ô nhiễm, nồng độ chất này sẽ tăng lên ở những sinh vật ăn chúng, dẫn đến nồng độ cao hơn ở các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao hơn, như chim cốc trong trường hợp này. Đáp án: B
Câu 17 [595532]: Cần phải có cơ chế điều chỉnh để giảm thiểu tác động tiêu cực của DDT trong chuỗi thức ăn và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đặc biệt là động vật ăn thịt như chim cốc. Trong các phát biểu về cơ chế điều chỉnh, có bao nhiêu phát biểu là đúng?(A) Tăng cường sử dụng thuốc diệt côn trùng an toàn hơn trong nông nghiệp.(B) Giám sát và kiểm soát chất lượng nước biển để giảm thiểu ô nhiễm DDT.(C) Thay đổi nguồn thức ăn của chim cốc để ngăn chặn sự tích tụ hàm lượng DDT.(D) Khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên để tăng cường khả năng tự làm sạch.
A, 1
B, 2
C, 3
D, 4
Các phát biểu đúng là: (A), (B), (C).
Để giảm thiểu tác động của DDT, cần kết hợp nhiều biện pháp điều chỉnh. Sử dụng thuốc diệt côn trùng an toàn hơn giúp giảm ô nhiễm; giám sát chất lượng nước biển giúp phát hiện và xử lý sớm ô nhiễm; và khôi phục hệ sinh thái tự nhiên có thể tăng cường khả năng tự làm sạch và phục hồi sức khỏe cho các loài động vật trong hệ sinh thái. Tất cả các biện pháp này đều góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe động vật và con người. Đáp án: C