Câu 1 [595533]: Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào
A, nhu cầu về nguồn sống.
B, diện tích của quần xã.
C, thay đổi do hoạt động của con người.
D, thay đổi do các quá trình tự nhiên.
Xét về sự phân bố các loài trong quần xã gồm có 2 loại: Phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang.
+ Phân bố theo chiều thẳng đứng: Ở rừng mưa nhiệt đới; phân bố theo các tầng nước ở ao, hồ...
+ Phân bố theo chiều ngang: Các quần thể sinh vật phân bố từ đỉnh núi → sườn núi → chân núi...
Các cá thể trong quần xã phân bố chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng sử dụng nguồn sống...
VD: Sự phân tầng ở ao: Tầng nước mặt sẽ có cá mè → Tầng nước giữa có cá trôi; Cá trắm → tầng đáy sẽ có tôm, cua, lươn...sự phân bố này phụ thuộc vào thức ăn mà sinh vật đó sử dụng. Đáp án: A
Câu 2 [595534]: Các loài sinh vật sống trong rừng Cúc Phương được gọi là
A, quần xã sinh vật.
B, nhóm sinh vật dị dưỡng.
C, quần thể thực vật.
D, nhóm sinh vật phân giải.
Các loài sống trong rừng Cúc Phương chính là một quần xã sinh vật: Gồm có các quần thể thực vật cây gỗ, thực vật cây bụi; cỏ; các loài động vật ăn thực vật; các loài động vật ăn thịt; các loài vi sinh vật... Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, và quan hệ với môi trường sống' chúng cùng tồn tại với nhau theo thời gian... Đáp án: A
Câu 3 [595535]: Trong quần xã, có các mối quan hệ hỗ trợ là
A, quan hệ hợp tác, quan hệ kí sinh, quan hệ cộng sinh.
B, quan hệ kí sinh, quan hệ hội sinh, quan hệ cộng sinh.
C, quan hệ hợp tác, quan hệ hội sinh, quan hệ cạnh tranh.
D, quan hệ hợp tác, quan hệ hội sinh, quan hệ cộng sinh.
- Trong quần xã các loài gắn bó mật thiết với nhau. Có các mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau trong quá trình sinh sống.
Các mối quan hệ hỗ trợ: cộng sinh; hội sinh; hợp tác.
Các mối quan hệ cạnh tranh: cạnh tranh, ức chế - cảm nhiễm; vật ăn thịt - con mồi; kí sinh... Đáp án: D
Câu 4 [595536]: Trong quần xã, một loài sinh vật đã vô tình gây hại cho các loài khác trong khi bản thân loài đó không bị ảnh hưởng gì là đặc điểm của mối quan hệ
A, cạnh tranh.
B, ức chế - cảm nhiễm.
C, kí sinh.
D, sinh vật này ăn sinh vật khác.
- Trong một quần xã, một loài sinh vật đã vô tình gây hại cho các loài khác trong khi bản thân loài đó không bị ảnh hưởng gì là đặc điểm của mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Một số loài sinh vật trong quá trình sống vô tình gây hại cho loài khác:
VD: Tảo giáp phát triển mạnh gây vào mùa sinh sản tiết ra chất độc gọi là “thuỷ triều đỏ“ hay “nước nở hoa“ làm chết nhiều động vật không xương sống và nhiều loài khác chết do ăn phải những động vật bị nhiễm độc này. Đáp án: B
Câu 5 [595537]: Trong quần xã thường có các mối quan hệ đối kháng là
A, cạnh tranh, hội sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
B, cộng sinh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
C, cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
D, cạnh tranh, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Trong quần xã các loài gắn bó mật thiết với nhau. Có các mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau trong quá trình sinh sống.
Các mối quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh; hội sinh; hợp tác...
Các mối quan hệ cạnh tranh: Cạnh tranh, ức chế - cảm nhiễm; vật ăn thịt - con mồi; kí sinh... Đáp án: C
Câu 6 [595538]: Ý có nội dung không đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn là
A, cấu trúc của chuỗi thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
B, cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
C, cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ khơi đại dương vào bờ.
D, quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp hơn so với quần xã trẻ hay bị suy thoái.
Vùng vĩ độ thấp gần xích đạo → Khí hậu nhiệt đới → Độ đa dạng thực vật, động vật cao.
Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao là khí hậu từ nhiệt đới → Ôn đới, hàn đới. Vùng ôn đới, hàn đới có độ đa dạng thực vật, động vật giảm dần.
→ Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao thì độ đa dạng sinh học giảm dần → Cấu trúc của chuỗi thức ăn càng đơn giản.
Đáp án A nói ngược lại → Đáp án A có nội dung không đúng. Đáp án: A
Câu 7 [595539]: Ý có nội dung không đúng về nguyên tắc xây dựng ba loại tháp sinh thái là
A, tháp khối lượng được xây dựng dựa trên khối lượng tổng của tất cả các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B, tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C, tháp khối lượng được xây dựng dựa trên khối lượng trung bình của tất cả các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D, tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thế tích, trong một thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp khối lượng (biomass pyramid) không được xây dựng dựa trên khối lượng trung bình của cá thể mà dựa trên khối lượng tổng của tất cả các cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
A đúng vì tháp khối lượng được xây dựng dựa trên khối lượng tổng của các cá thể.
B đúng vì tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D đúng vì tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng. Đáp án: C
Câu 8 [595540]: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, có các phát biểu sau
(A) Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.
(B) Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
(C) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
(D) Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
(A) sai. Các chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái có số lượng mắt xích thường khác nhau.
(B) sai. Không phải lưới thức ăn nào, bậc dinh dưỡng cấp 1 cũng có tổng sinh khối lớn nhất. Ví dụ lưới thức ăn trong quần xã sinh vật nổi có bậc dinh dưỡng cấp 1 là thực vật phù du có tổng sinh khối bé hơn bậc dinh dưỡng cấp 2 (giáp xác).
(C) sai. Trong một chuỗi thức ăn thì mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có thể có một loài.
(D) sai. Lưới thức ăn sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện của môi trường.
Không có mệnh đề nào đúng.
Câu 9 [595541]: Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ giúp cho sinh vật:
(A) Dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù được tốt hơn.
(B) Dễ kết cặp trong mùa sinh sản.
(C) Chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu.
(D) Cạnh tranh nhau để thúc đẩy tiến hoá.
Số phương án đúng là:
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:
+ Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
+ Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cá thể.
+ Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường.
Trong các nội dung trên, nội dung (A), (B), (C) đúng.
Nội dung (D): Sai vì đây là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh chứ không phải quan hệ hỗ trợ. Đáp án: C
Câu 10 [595542]: Ý có nội dung không phải là xu thế biến đổi chính trong quá trình diễn thế để thiết lập trạng thái cân bằng là
A, tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trở lên căng thẳng.
B, hô hấp của quần xã tăng, tỉ lệ giữa sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã tiến dần đến 1.
C, sinh khối (hay khối lượng tức thời) và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
D, lưới thức ăn trở nên đơn giản, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng.
Trong quá trình diễn thế, các yếu tố cấu trúc, những mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã với môi trường đều thay đổi → Nhờ đó, quần xã thiết lập trạng thái cân bằng, tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian.
Những hướng biến đổi quan trọng là:
- Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
- Hô hấp của quần xã tăng, tỉ lệ giữa sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã tiến dần đến 1.
- Tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng.
- Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng.
- Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên.
- Khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày 1 tăng và quần xã sử dụng năng lượng ngày 1 hoàn hảo. Đáp án: D
Câu 11 [595543]: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A, Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
B, Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
C, Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
D, Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. diễn thế sinh thái thực chất là sự thay thế tuần tự các quần xã.
Diễn thế sinh thái có: Diễn thế nguyên sinh; diễn thế nguyên sinh; diễn thế phân hủy.
Diễn thế nguyên sinh xảy ra trên môi trường chưa có quần xã sinh vật nào.
Diễn thế thứ sinh xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sinh sống. Đáp án: A
Câu 12 [595544]: Trong thực tế đời sống, người ta thường dùng loài sinh vật này để tiêu diệt loài sinh vật khác. Biện pháp này gọi là sử dụng thiên địch. Ưu điểm nào sau đây không thuộc về biện pháp này?
A, Hiệu quả rất nhanh, không phụ thuộc thời tiết khí hậu.
B, Không gây ô nhiễm môi trường.
C, Không gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
D, Có tác dụng lâu dài.
Sử dụng thiên dịch là ứng dụng của việc khống chế sinh học: Ứng dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp: sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Ví dụ: Sử dụng ong kí sinh diệt bọ dừa.
Việc sử dụng thiên địch hiệu quả sẽ chậm hơn so với PP hoá học; ngoài ra mỗi loài có một mùa sinh sản, mùa phát triển nhất định → PP dùng thiên địch còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu.
Ưu điểm của PP này so với PP dùng thuốc hoá học, cơ học là: không gây ô nhiễm; không nhờn thuốc; có tác dụng lâu dài... Đáp án: A
Câu 13 [595545]: Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa môi trường.
(B) Khi môi trường khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể quá cao thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
(C) Cạnh tranh cùng loài tạo động lực thúc đẩy sự tiến hoá của loài.
(D)Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành loài mới.
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Cả 4 nội dung trên đều đúng. Đáp án: B
Câu 14 [595546]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật?
(A) Độ đa dạng của quần xã khác nhau sẽ khác nhau và mức độ đa dạng không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
(B) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần do môi trường biến đôi theo hướng bất lợi cho sinh vật.
(C) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
(D) Để các loài cùng tổn tại trong cùng một quần xã thì khi độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hoá ổ sinh thái càng mạnh.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Các phát biểu đúng là: (B), (C), (D). Đáp án: D
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.

Để đánh giá các thông số về kích thước và mật độ trung bình của lá cây vạn tuế khi trồng trong các điều kiện khác nhau, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm được mô tả sau đây.
Thí nghiệm 1: Năm nhóm gồm 25 cây vạn tuế, tất cả đều cao từ 2 – 3cm, được trồng trong 3 tháng, mỗi nhóm ở một mức độ ẩm khác nhau. Tất cả các nhóm đều được duy trì ở nhiệt độ 24°C và nhận được 6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Chiều dài, chiều rộng và mật độ lá trung bình được đưa ra trong bảng 1.
Bảng 1: Ảnh hưởng của độ ẩm tới kích thước và mật độ lá

Thí nghiệm 2: Năm nhóm mới gồm 25 cây con, tất cả đều cao từ 2 – 3 cm, được trồng ở độ ẩm không đổi là 55% trong 3 tháng ở các nhiệt độ ban ngày và ban đêm khác nhau. Tất cả các điều kiện khác giống như trong thí nghiệm 1. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 2: Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời tới kích thước và mật độ lá

Thí nghiệm 3: Năm nhóm mới gồm 25 cây con, tất cả đều cao từ 2 – 3 cm, được trồng ở độ ẩm không đổi là 55% trong 3 tháng ở các nhiệt độ ban ngày và ban đêm khác nhau. Tất cả các điều kiện khác giống như trong thí nghiệm 1. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới kích thước và mật độ lá

Câu 15 [595547]: Các thí nghiệm được thực hiện trên đối tượng nào sau đây?
A, Cây tre.
B, Cây vạn tuế.
C, Cây thông.
D, Cây lộc vừng.
- Theo đoạn thông tin “Để đánh giá các thông số về kích thước và một độ trung bình của lá cây vạn tuế khi trồng trong các điều kiện khác nhau..." có thể suy ra đáp án là cây vạn tuế. Đáp án: B
Câu 16 [595548]: Trong điều kiện độ ẩm 55%, nhiệt độ ngày/đêm nào sau đây làm cho lá có kích thước nhỏ nhất?
A, 29/29.
B, 29/18.
C, 24/24.
D, 18/18.
- Câu hỏi này có độ ẩm không đổi, nhiệt độ ngày/đêm thay đổi ➝thuộc thí nghiệm 3. Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm 3, so sánh chiều dài và chiều rộng trung bình của lá cây ở các nhiệt độ khác nhau, thấy ở điều kiện nhiệt độ ngày/đêm 29/29 thì kích thước trung bình của lá là nhỏ nhất (trung bình 6,8cm chiều dài và 1,5cm chiều rộng). Đáp án: A
Câu 17 [595549]: Nhóm cây nào trong thí nghiệm 1 và 2 có cùng điều kiện thí nghiệm?
A, Nhóm cây trồng ở nhiệt độ 20°C, độ ẩm 55%, thời gian chiếu sáng 9 giờ/ngày.
B, Nhóm cây trồng ở nhiệt độ 24°C, độ ẩm 55%, thời gian chiếu sáng 6 giờ/ngày.
C, Nhóm cây trồng ở độ ẩm 95%, nhiệt độ ngày/đêm là 29/29.
D, Nhóm cây trồng ở độ ẩm 55%, nhiệt độ ngày đêm là 18/18.
- Theo thí nghiệm 1. Các cây ở nhiệt độ 24°C, thời gian chiếu sáng 6 giờ/ngày ở các độ ẩm khác nhau.
- Theo thí nghiệm 2. Các cây ở nhiệt độ 24°C, thời gian chiếu sáng khác nhau ở độ ẩm 55%. Nhóm cây có cùng điều kiện thí nghiệm sẽ có nhiệt độ, thời gian chiếu sáng và độ ẩm là giống nhau: nhóm cây trồng ở nhiệt độ 24°C, độ ẩm 55%, thời gian chiếu sáng 6 giờ/ngày. Đáp án: B