Câu 1 [595550]: Một khu rừng rậm bị người chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây nhỏ và cây bụi chiếm ưu thế, động vật hiếm dần là
A, Diễn thế nguyên sinh
B, Biến đổi tiếp diễn
C, Diễn thế hủy diệt.
D, Diễn thế thứ sinh.
Sự biến đổi quần xã từ rừng rậm → Rừng cây nhỏ → Cây bụi và số lượng động vật giảm dần chính là diễn thế thứ sinh.
Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường đã từng có quần xã sinh vật sinh sống. Đáp án: D
Câu 2 [595551]: Có hai loại chuỗi thức ăn cơ bản là chuỗi thức ăn khởi đầu bằng
A, sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân giải.
B, sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tiêu thụ.
C, sinh vật tiêu thụ và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân giải.
D, sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã sinh vật.
– Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất: Các sinh vật tự dưỡng→ Các động vật ăn sinh vật tự dưỡng → Các động vật ăn động vật.
Ví dụ: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải: Các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ → Các động vật ăn sinh vật phân giải → Các động vật ăn động vật.
Ví dụ: Mùn bã hữu cơ → Ấu trùng ăn mùn → Giáp xác → Cá rô → Chim bói cá. Đáp án: D
Câu 3 [595552]: Cho chuỗi thức ăn sau đây:
Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Chuột đồng là
A, sinh vật sản xuất.
B, sinh vật ăn thực vật.
C, sinh vật ăn thịt bậc 1.
D, sinh vật ăn thịt bậc 2.
Trong chuỗi thức ăn Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng thì:
Cỏ là Sinh vật sản xuất: sinh vật tự dưỡng.
Sâu: Sinh vật bậc 2 - sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Ngóe sọc ăn sâu là sinh vật bậc 3: Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (sinh vật ăn thịt bậc 1).
Chuột đồng ăn ngóe sọc: Sinh vật bậc 4 : Sinh vật tiêu thụ bậc 3 (sinh vật ăn thịt bậc 2). Đáp án: D
Câu 4 [595553]: Ví dụ nào sau đây nói về quan hệ ức chế - cảm nhiễm?
A, Các loài cỏ dại cạnh tranh với lúa về dinh dưỡng.
B, Các cây ưa sáng trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng.
C, Hai loài trùng cỏ cùng ăn vi sinh vật cạnh tranh thức ăn.
D, Khuẩn lam tiết các chất độc, gây hại cho các loài động vật sống xung quanh.
Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: một loài trong quá trình sống đã vô tình gây hại tới sự sinh trưởng và phát triển của loài khác.
A. Cỏ dại cạnh tranh với lúa về dinh dưỡng là mối quan hệ cạnh tranh.
B. Các cây ưa sáng trong rừng cạnh tranh về ánh sáng là mối quan hệ cạnh tranh.
C. Hai laoif trùng cỏ cùng ăn vi sinh vật và cạnh tranh thức ăn cũng là mối quan hệ cạnh tranh.
D. Khuẩn làm tiết chất độc gây hại cho các loài động vật sống xung quanh là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm. Đáp án: D
Câu 5 [595554]: Điều khẳng định nào sau đây về mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt là đúng ?
A, Con mồi có kích thước nhỏ nhưng số lượng đông, còn con vật ăn thịt thường có kích thước lớn nhưng số lượng ít.
B, Con mồi có kích thước lớn nhưng số lượng đông, còn con vật ăn thịt thường có kích thước nhỏ nhưng số lượng ít.
C, Con mồi có kích thước lớn nhưng số lượng ít, còn con vật ăn thịt thường có kích thước nhỏ nhưng số lượng đông.
D, Con mồi có kích thước nhỏ nhưng số lượng ít, còn con vật ăn thịt thường có kích thước lớn nhưng số lượng đông.
Tong mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt, con mồi thường có số lượng lớn để bù đắp cho sự tổn thất do bị ăn thịt, nhưng thường có kích thước nhỏ hơn so với vật ăn thịt.
Vật ăn thịt có kích thước lớn hơn con mồi và thường có số lượng ít hơn do yêu cầu về năng lượng và sinh thái học. Điều này đảm bảo cân bằng trong hệ sinh thái giữa hai nhóm. Đáp án: A
Câu 6 [595555]: Khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao kề liền của chuỗi thức ăn, dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90%, do
(A) phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
(B) một phần do sinh vật không sử dụng được, rơi rụng.
(C) một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết.
(D) một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
Đáp án đúng là
A, (A), (C), IV.
B, (A), (B) , (C).
C, (B), (C), (D).
D, (A), (B), (D).
Khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn, dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90% do các nguyên nhân sau:
(B) Một phần năng lượng không được sinh vật sử dụng và bị mất do rơi rụng (như lá cây rơi xuống, phần cơ thể không ăn được).
(C) Một phần năng lượng bị mất qua chất bài tiết của sinh vật.
(D) Một phần năng lượng bị tiêu hao trong quá trình hô hấp của sinh vật để duy trì các hoạt động sống.
(A) không liên quan trực tiếp đến việc mất năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng, vì phần lớn năng lượng bức xạ bị phản xạ trở lại môi trường trước khi vào chuỗi thức ăn. Đáp án: C
Câu 7 [595556]: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A, Vào giai đoạn sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.
B, Chuột luôn có nhịp tim nhanh hơn voi.
C, Sinh vật luôn sinh trưởng phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận.
D, Một số động vật ngủ đông khi nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới nhiệt độ tới hạn.
A. Trong giai đoạn sinh sản, sức chống chịu của sinh vật giảm do vậy nhiều loài phải ẩn nấp sinh con để tránh kẻ thù.
B. Chuột có nhịp tim nhanh hơn voi do: Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể đông vật. Nghĩa là động vật có kích thước càng nhỏ thì nhịp tim càng lớn. Động vật có kích thước nhỏ nên có tỉ lệ S/V lớn (tỉ lệ diện tích bề mặt/ thể tích) nên tiêu tốn nhiều năng lượng duy trì thân nhiệt nên các quá trình chuyển hoá trong cơ thể diễn ra nhanh và mạnh nên nhịp tim mạnh.
D. Khi nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ tới hạn thì khả năng sinh trưởng, các hoạt động của các loài giảm → Một số động vật thường ngủ đông để giảm bớt tiêu tốn năng lượng và giảm hoạt động.
C. Sai. Ngoài khoảng giới hạn về nhiệt độ thì còn giới hạn của nhiều nhân tố sinh thái khác ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật. Đáp án: C
Câu 8 [595557]: Khi nói về vai trò của sinh thái học, có các phát biểu sau:
(A) Ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người.
(B) Giúp con người sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
(C) Giúp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường.
(D) Giúp con người phát hiện các hoá thạch, từ đó nắm được quy luật phát sinh và phát triển của sinh vật trên Trái đất.
Có bao nhiêu vai trò có nội dung đúng trong các phát biểu trên (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 3
Lời giải chi tiết

Sinh thái học có vai trò:
(A) Ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người.
(B) Giúp con người sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
(C) Giúp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường.
→ Có 3 phương án đúng.
(D) sai. Vì sinh thái học không giúp con người phát hiện được các hoá thạch, việc phát hiện ra hoá thạch là ý nghĩa của địa lý sinh vật học.
Câu 9 [595558]: Ý có nội dung không đúng khi nói về hệ sinh thái là
A, hệ sinh thái là tập hợp các quần thể sinh vật sống một khu vực địa lí nhất định.
B, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
C, hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.
D, kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng có thể nhỏ nhưng có thể rất lớn.
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã). VD: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng...
– Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
A. Sai. hệ sinh thái là tập hợp các quần xã sinh vật chứ không phải quần thể sinh vật. Đáp án: A
Câu 10 [595559]: Dựa theo nguồn gốc hình thành hệ sinh thái được chia thành 2 nhóm lớn là
A, các hệ sinh thái dưới nước và các hệ sinh thái trên cạn.
B, các hệ sinh thái rừng nhiệt đời và các hệ sinh thái hoang mạc.
C, hệ sinh thái ao hồ và hệ sinh thái ngoài khơi.
D, các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo.
Dựa theo nguồn gốc hình thành hệ sinh thái chia thành 2 nhóm lớn là hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo:
+ Hệ sinh thái tự nhiên: hệ sinh thái trên cạn hoặc hệ sinh thái dưới nước
+ Hệ sinh thái nhân tạo: rừng trồng, ao hồ, ... Đáp án: D
Câu 11 [595560]: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
A, Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
B, Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
C, Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
D, Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Trong các đáp án trên:
- A đúng vì để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng là đặc điểm của hệ sinh thái nhân tạo, còn hệ sinh thái tự nhiên không có đặc điểm nào.
- B sai vì không có tổ chức sống nào là hệ khép kín, tất cả các tổ chức từ cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái đều có khả năng trao đổi chất với môi trường sống.
- C sai vì hệ sinh thái tự nhiên có số loài nhiều hơn → Khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo.
- D sai vì hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái nhân tạo. Đáp án: A
Câu 12 [595561]: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái nông nghiệp là đúng?
(A) Hệ sinh thái nông nghiệp thường có khả năng tự điều chỉnh thấp và lưới thức ăn kém đa dạng.
(B) Để duy trì tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp, con người cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại.
(C) Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái mở và có năng suất sinh học cao.
(D) Hệ sinh thái nông nghiệp tồn tại hoàn toàn dựa vào sự cung cấp vật chất và năng lượng từ con người.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 0.
(A) Hệ sinh thái nông nghiệp thường có khả năng tự điều chỉnh thấp và lưới thức ăn kém đa dạng: Đúng.
(B) Để duy trì tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp, con người cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại: Đúng.
(C) Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái mở và có năng suất sinh học cao: Đúng.
(D) Hệ sinh thái nông nghiệp tồn tại hoàn toàn dựa vào sự cung cấp vật chất và năng lượng từ con người: Sai, HST nông nghiệp có sử dụng năng lượng từ nguồn năng lượng mặt trời. Đáp án: C
Câu 13 [595562]: Khi nói về đặc điểm của Thảo nguyên có các nội dung sau:
(A) Hệ thực vật chủ yếu là cây gỗ vừa.
(B) Nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông.
(C) Động vật chủ yếu là các loài chạy nhanh.
(D) Loài ưu thế thường là cỏ.
Số nội dung đúng là:
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Thảo nguyên hay đồng cỏ là khu vực trong đó thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các loài cỏ trong họ hòa thảo và các loại cây thân thảo khác.
- Đặc điểm khí hậu: Khí hậu thảo nguyên là loại nằm giữa sa mach và khí hậu ẩm ướt.
+ Đặc trưng của nó là lượng mưa hơi ít, chủ yếu là mưa vào mùa hạ, không khí khô ráo, cây to khó có thể sống được.
+ Mùa đông ở thảo nguyên thường kéo dài và rất lạnh. Mùa hè ngắn và nóng. Nhưng số giờ nắng cả năm tương đối dài, điều kiện tích nhiệt tốt, thích hợp cho đồng cỏ phát triển.
+ Vì phân bố mưa không đều, mùa đông và mùa xuân thường bị hạn, ảnh hưởng đến vụ gieo hạt và mầm cỏ phát triển.
+ Đến mùa hè mưa tập trung, nắng nhiều là điều kiện tốt cho cây cối phát triển, do đó vào tháng 7 - 8 là thời kì hoàng kim của thảo nguyên.
+ Đến mùa đông, vừa lạnh vừa gió, thường có bão tuyết, ảnh hưởng đến gia sức qua đông.
- Thực vật: Thảm thực vật thảo nguyên chủ yếu là cỏ thấp, úa khô chiếm ưu thế. Thực vật nghèo, chủ yếu gồm họ hòa thảo. Trong đó có một hệ rễ rất phát triển ăn sâu vào đất và phân nhánh thành khóm rễ.
- Động vật sống ở thảo nguyên có đời sống chuyên hoá rất cao, có tính chất sống theo bầy đàn, vận chuyển nhanh, bay giỏi, ngủ đông, ngù hè, dự
trữ thức ăn. Ngoài ra chúng còn có khả năng vận chuyển trong phạm vi khá rộng với sự di cư hoặc dài hoặc ngắn của nhiều loài động vật.
Xét các đặc điểm của đề bài:
(A) Hệ thực vật chủ yếu là cây gỗ vừa: Đặc điểm này sai vì hệ thực vật chủ yếu là cỏ chứ không phải cây gỗ vừa.
(B) Nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông: Đặc điểm này đúng.
(C) Động vật chủ yếu là các loài chạy nhanh: Đặc điểm này đúng vì khu sinh học thảo nguyên rất rộng, ít chỗ ẩn nấp, do đó động vật chủ yếu gồm các loài chạy nhanh để có thể trốn tránh được kẻ thù.
(D) Loài ưu thế thường là cỏ: Đặc điểm này đúng.
Vậy các đặc điểm (B), (B), (D) đúng. Đáp án: C
Câu 14 [595563]: Một trong những sự cố nghiêm trọng nhất cho hệ sinh thái biển là các tai nạn hàng hải, khai mỏ làm tràn dầu trên bề mặt biển. Ngày 20/4/2010 dàn khoan sâu nhất Thế giới của các hãng BP-Anh bất ngờ phát nổ, làm 11 công nhân thiệt mạng và khoảng 750.000 lít dầu thô loang rộng ra 9.000km2 trên biển. Sự cố trên đã ảnh hưởng đến môi trường sống:
(A) Tràn dầu thường gây ra tử vong cho các sinh vật biển như cá, cua, hải cẩu, chim cánh cụt,... làm ô nhiễm môi trường nước biển và không khí.
(B) Gây ảnh hưởng đến doanh thu du lịch biển và các vùng bị tràn dầu.
(C) Gây thất thoát tài nguyên dầu.
(D) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ăn phải các động vật biển nhiễm dầu.
Số ảnh hưởng đúng là
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, 1.
Sự cố tràn dầu trên đã làm cho dầu tràn phủ lên mặt nước một lớp váng dầu, do vậy oxygen không hòa tan được vào trong nước. Từ đó sinh vật thủy sinh sẽ bị chết ngạt, các sinh vật thủy sinh chết sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Vậy trong các phát biểu trên, các ảnh hưởng đúng là:
+ Tràn dầu thường gây ra tử vong cho các sinh vật biển như cá, cua, hải cẩu, chim cánh cụt,... làm ô nhiễm môi trường nước biển và không khí.
+ Gây ảnh hưởng đến doanh thu du lịch biển và các vùng bị tràn dầu.
+ Gây thất thoát tài nguyên dầu.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ăn phải các động vật biển nhiễm dầu.
Vậy có 4 ảnh hưởng đúng. Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi:
Quang hợp và hô hấp là hai quá trình sinh học cơ bản, nhưng chúng chứa đựng nhiều khía cạnh thú vị vượt xa lý thuyết sách vở. Những phát hiện và nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tiết lộ rằng thực vật không chỉ biết cách tồn tại mà còn biết thích nghi một cách phi thường trong những môi trường khắc nghiệt và đa dạng.
Một trong những điều đáng chú ý là một số loài thực vật có khả năng thực hiện quang hợp vào ban đêm. Các loài thực vật CAM, như xương rồng và cây họ dứa, mở khí khổng vào ban đêm để hấp thụ CO₂, sau đó lưu trữ CO₂ dưới dạng axit hữu cơ và sử dụng vào ban ngày. Điều này giúp chúng tiết kiệm nước trong môi trường khô cằn, nơi mà sự thoát hơi nước vào ban ngày có thể gây nguy hiểm cho sự sống còn.
Thực vật sống trong những điều kiện khắc nghiệt như sa mạc hay băng giá cũng có những khả năng quang hợp đặc biệt. Ví dụ, cây tuyết tùng có thể thực hiện quang hợp ngay cả khi nhiệt độ dưới 0°C, nhờ vào các protein đặc biệt bảo vệ hệ thống quang hợp khỏi bị đông lạnh. Tảo biển sâu, mặt khác, có khả năng quang hợp ở độ sâu lớn, nơi ánh sáng mặt trời hầu như không thể tới được. Chúng hấp thụ ánh sáng xanh lá cây và xanh lam, những bước sóng ít bị nước hấp thụ, để duy trì sự sống.
Thực vật còn biết "nghe" ánh sáng thông qua các photoreceptor. Các cơ quan này cho phép thực vật phân biệt giữa các loại ánh sáng khác nhau, giúp chúng điều chỉnh chu kỳ sinh trưởng và phản ứng với môi trường. Phytochrome, chẳng hạn, giúp thực vật nhận biết ánh sáng đỏ và xa đỏ, điều chỉnh sự sinh trưởng theo chu kỳ ngày đêm.
Một khía cạnh ít được biết đến là một số loài thực vật có khả năng phát sáng sinh học nhẹ vào ban đêm, nhờ quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ trong điều kiện khan hiếm oxy. Mặc dù ánh sáng này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nó có thể được phát hiện bằng các thiết bị đặc biệt.
Ngoài ra, các nhà khoa học đang nghiên cứu công nghệ quang hợp nhân tạo, nhằm mô phỏng quá trình quang hợp tự nhiên để tạo ra năng lượng sạch. Công nghệ này có tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu khí nhà kính và thay thế năng lượng hoá thạch, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.
Thú vị hơn, một số loại tảo quang hợp còn được sử dụng trong y học tái tạo để tạo ra các mô sinh học có thể tự cung cấp năng lượng từ ánh sáng. Điều này mở ra những khả năng mới trong việc chữa lành và tái tạo mô cơ thể con người.
Cuối cùng, thực vật còn có khả năng "giao tiếp" với nhau thông qua các tín hiệu hoá học phát ra khi bị tổn thương hoặc căng thẳng. Những tín hiệu này có thể ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các cây lân cận, giúp chúng điều chỉnh để thích nghi với môi trường.
Câu 15 [595564]: Ý chính nào dưới đây không phù hợp với nội dung của bài đọc về mối quan hệ giữa quang hợp, cường độ ánh sáng và nhiệt độ?
A, Cường độ quang hợp tăng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt điểm bão hòa ánh sáng.
B, Nhiệt độ cao luôn làm tăng cường độ quang hợp do sự gia tăng hoạt động của enzym.
C, Quang hợp và hô hấp đều bị ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng và nhiệt độ.
D, Sự cân bằng giữa quang hợp và hô hấp quyết định năng suất thực vật.
Vì nhiệt độ quá cao có thể làm biến tính enzym, làm giảm cường độ quang hợp. Đáp án: B
Câu 16 [595565]: Tại sao việc tăng cường độ ánh sáng trong nhà kính không phải lúc nào cũng dẫn đến tăng năng suất cây trồng? Chọn đáp án sai.
A, Vì cây trồng có thể đạt ngưỡng bão hòa ánh sáng và không thể quang hợp nhanh hơn.
B, Vì việc tăng cường độ ánh sáng dẫn đến mất nước nhiều hơn qua khí khổng, làm cây dễ bị héo.
C, Vì ánh sáng mạnh có thể gây hại cho cây trồng, làm tăng nhiệt độ quá mức trong nhà kính.
D, Vì cường độ ánh sáng chỉ là một yếu tố, các yếu tố khác như nhiệt độ, CO2, và nước cũng quan trọng.
vì ánh sáng mạnh cần phải đi kèm với biện pháp giảm nhiệt độ để tránh hại cây. Đáp án: C
Câu 17 [595566]: Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp, cường độ ánh sáng và nhiệt độ được minh họa ở hình 1 (A và B). Trong đó, cường độ quang hợp được tính theo hàm lượng CO2 cây hấp thụ (đo tại thời điểm hấp thụ).

Hãy cho biết: Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC đến 25oC, Io sẽ như thế nào ?
A, Io có thể trùng với điểm 0 trên trục cường độ ánh sáng vì cường độ ánh sáng bằng 0 vẫn có thể duy trì quá trình quang hợp ở mức độ thấp.
B, Io không thể trùng với điểm 0 trên trục cường độ ánh sáng vì khi cường độ ánh sáng bằng 0 thì cường độ quang hợp bằng 0 nhưng cường độ hô hấp vẫn khác 0.
C, Điểm Io sẽ dịch chuyển về phía cường độ ánh sáng cao hơn khi nhiệt độ tăng từ 15°C đến 25°C.
D, Khi cường độ ánh sáng bằng 0, cả quá trình quang hợp và hô hấp đều dừng lại, do đó điểm Io sẽ trùng với điểm 0.
Ta có: từ hình B, từ 15 độ C đến 25 độ C, Cường độ quang hợp tăng.
Ở hình a, khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng (Trong khoảng giá trị Io và Im; với Io là điểm bù ánh sáng và Im là điểm bão hoà ánh sáng.
giá trị Io: cường độ quang hợp bằng với cường độ hô hấp. Tại điểm O, cường độ quang hợp bằng O nhưng Io không bằng không (cường độ hô hấp không thể bằng O).
Phát biểu B là đúng Đáp án: B