Câu 1 [595567]: Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tăng lên là một trong những nguyên nhân gây ra
A, hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên, dẫn đến hiện tượng lũ lụt.
B, hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất giảm đi, dẫn đến hiện tượng hạn hán.
C, sự rối loạn chu trình tuần hoàn nước, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn nước sạch trên Trái Đất.
D, sự rối loạn chu trình nitơ, ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp đạm bằng con đường sinh học trên Trái Đất.
Nồng độ CO2 tăng lên là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Ngoài CO2 còn methan, ozone, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính → Trái đất nóng lên → Băng tan có thể dẫn tới hiện tượng lũ lụt. Đáp án: A
Câu 2 [595568]: Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng
A, NO2, N2.
B, NO3ˉ, NH4+.
C, NH3, N2.
D, NO2, NH3.
Thực vật hấp thụ nito dưới dạng muối amonnium (NH4+) hoặc nitrate (NO3).
Các muối amonnium (NH4+) và nitrate (NO3) được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hoá học và sinh học.
Trong đó lượng muối nito được tổng hợp bằng con đường sinh học là lớn hơn cả (VK cố định đạm sống có thể sống cộng sinh hoặc sống tự do trong đất có khả năng cố định nitơ tự do – N2 từ không khí) Đáp án: B
Câu 3 [595569]: Ý có nội dung sai khi nói về chu trình carbon là
A, CO2 tham gia vào chu trình carbon qua quá trình quang hợp.
B, CO2 tham gia vào chu trình carbon qua quá trình hô hấp.
C, CO2 được tạo ra qua quá trình hô hấp, sản xuất , giao thông vận tải.
D, trong bầu khí quyển, CO2 khá ổn định hàng triệu năm nay.
- Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quá trình quang hợp, Carbon trao đổi trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn.
- Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa carbon, SV trả lại CO2 và nước cho môi trường. Carbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường.
B. Sai. Phần lớn carbon rời khỏi sinh quyển thông qua hô hấp. Khi có mặt oxygen, hô hấp hiếu khí diễn ra và giải phóng CO2 vào không khí hay nước bao quanh. Khi không có oxygen, hô hấp kị khí xảy ra và giải phóng methan vào môi trường xung quanh, và cuối cùng là thoát vào khí quyển hay thủy quyển. Đáp án: B
Câu 4 [595570]: Ý có nội dung sai khi nói về chu trình nước là
A, nước không chỉ điều hoà khí hậu cho toàn cầu mà còn cung cấp nước cho sự phát triển của sinh giới.
B, trên lục địa nước phân bố không đều, nhiều vùng rộng lớn, nhiều tháng nhiều năm không đủ nước và ngược lại.
C, Trên Trái Đất nước luôn duy trì một trạng thái tồn tại của mình (rắn hoặc lỏng hoặc khí) làm cho không khí được điều hoà.
D, nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
Giữa cơ thể sinh vật và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước.
- Nước trên Trái đất luôn luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn: Nước mưa rơi xuống Trái đất chảy trên mặt đất, 1 phần thấm xuống các mạch nước ngầm, còn phần lớn được tích luỹ trong các đại dương, sông hồ.
Nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
→ Nói "Trên Trái Đất nước luôn duy trì một trạng thái tồn tại của mình (rắn hoặc lỏng hoặc khí) làm cho không khí được điều hoà" là không chính xác. Đáp án: C
Câu 5 [595571]: Sinh quyển là
A, tập hợp sinh vật và các nhân tố môi trường vô sinh trên Trái Đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất.
B, tập hợp tất cả các cơ thể sinh vật sống trên Trái Đất, giữa chúng có mối quan hệ với nhau một cách chặt chẽ.
C, tập hợp tất cả các sinh vật sản xuất sống trên Trái Đất và các nhân tố vô sinh trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
D, tập hợp tất cả các sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải sống trên Trái Đất và các nhân tố vô sinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Sinh quyển là lớp vật chất bao quanh Trái đất có diễn ra hoạt động sống của sinh giới.
- Sinh quyển gồm toàn bộ SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái đất. Sinh quyển dày khoảng 20 km, bao gồm: địa quyển, khí quyển và thủy quyển. Đáp án: A
Câu 6 [595572]: Trên Trái đất nước mưa phân bố không đều, khu sinh học có lượng mưa ít nhất là
A, thảo nguyên nhiệt đới.
B, rừng mưa nhiệt đới.
C, đồng cỏ ôn đới.
D, đồng rêu bắc cực.
- Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rộng, rừng nhiệt đới...
Trên Trái Đất lượng mưa phân bố không đều, khu sinh học có lượng mưa ít nhất là: Đồng rêu bắc cực: Đồng rêu đới lạnh nằm trên các vùng có băng đóng vĩnh viễn trên mặt đất. Ngày mùa hạ rất dài. Mùa đông, đêm kéo dài hàng tháng. Do đó thực vật chỉ là rêu và địa y. Lượng mưa rât thấp, dưới dạng tuyết rơi. Đáp án: D
Câu 7 [595573]: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
A, Cộng sinh.
B, Vật ăn thịt – con mồi.
C, Kí sinh.
D, Hợp tác.
Trong mối quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp, cả hai loài đều có lợi. Tảo lục nhận được nơi sống an toàn trong mô của giun dẹp, trong khi giun dẹp nhận chất dinh dưỡng (tinh bột) từ quá trình quang hợp của tảo. Đáp án: A
Câu 8 [595574]: Khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể sinh vật, có các phát biểu sau:
(A) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài chỉ có trong quần thể mà không có trong quần xã.
(B) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể tăng cường hỗ trợ nhau để chống lại những điểu kiện bất lợi của môi trường.
(C) Trong kiểu phân bố theo nhóm thì quan hệ cạnh tranh nhiều hơn là quan hệ hỗ trợ.
(D) Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì khả năng hỗ trợ giữa các cá thể cũng giảm.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 1
Lời giải chi tiết

Chỉ có phát biểu (D) đúng.
(A) Sai. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài có trong quần thể và có cả trong quần xã vì quần thể là một đơn vị cấu trúc nên quần xã.
(B) Sai. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường thì các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau gay gắt, sự hỗ trợ giữa các cá thể sẽ giảm.
(C) Sai. Trong kiểu phân bố theo nhóm thì quan hệ hỗ trợ nhiều hơn là quan hệ cạnh tranh.
Câu 9 [595575]: Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh vì
A, có đầy đủ các thành phần như các yếu tố vô sinh và các yếu tố hữu sinh. Các yếu tố vô sinh cấu tạo nên các yếu tố hữu sinh.
B, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như trao đổi năng lượng và vật chất giữa hệ với môi trường thông qua 2 quá trình tổng hợp và phân giải.
C, có đầy đủ các thành phần như các yếu tố vô sinh và các yếu tố hữu sinh. Các yếu tố hữu sinh khi phân giải tạo ra các yếu tố vô sinh.
D, các yếu tố trong hệ sinh thái có mối quan hệ gắn bó với nhau, sự hoạt động của yếu tố này cần có yếu tố kia và ngược lại.
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã).
VD: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng...
Hệ sinh thái là hệ thồng sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể thực hiện đầy đủ các chức năng sống: troa đổi năng lượng và vật chất giữa hệ và môi trường thông qua quá trình tổng hợp và phân giải. Đáp án: B
Câu 10 [595576]: Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học?
A, Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường.
B, Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường.
C, Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi.
D, Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường.
Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một các nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.
Nhịp sinh học là chu kỳ về sinh lý học hay hoạt động của các cơ thể sống theo chu trình thời gian. Các hoạt động nở và tàn của các loài hoa, sự di cư của các loài chim hay hoạt động yêu đương của các loài vật theo những mùa nhất định đều là biểu hiện của nhịp sinh học. Đáp án: D
Câu 11 [595577]: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A, Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.
B, Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.
C, Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người.
D, Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất.
Trong các hệ sinh thái dưới nước, không chỉ có một loại chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất (như tảo và thực vật thủy sinh), mà còn có các chuỗi thức ăn khác. Ví dụ chuỗi thức ăn mảnh vụn, nơi các sinh vật phân hủy như vi khuẩn và nấm phân giải chất hữu cơ chết.
Các phát biểu A, B, C đều đúng. Đáp án: D
Câu 12 [595578]: Phát biểu nào sau đây về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái là đúng?
A, Thành phần hữu sinh của quần xã bao gồm các sinh vật và xác chết của các sinh vật.
B, Sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật và vi sinh vật có khả năng quang hợp.
C, Sinh vật tiêu thụ bao gồm các loài động vật và một số loại nấm.
D,
Sinh vật tiêu thụ làm chậm sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.
- Phương án A sai vì xác chết là chất hữu cơ thuộc thành phần vô sinh.
- Phương án B sai vì sinh vật sản xuất còn có các vi khuẩn hoá tổng hợp.
- Phương án C sai vì nấm thuộc nhóm sinh vật phân giải.
- Phương án D đúng, sinh vật tiêu thụ làm chậm sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái. Đáp án: D
Câu 13 [595579]: Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân là vì:
A, giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du.
B, giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.
C, thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.
D, thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn.
Theo lý thuyết thì sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn thường phải có sinh khối lớn hơn sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao thì mới đủ cung cấp thức ăn cho bậc dinh dưỡng cao nhưng ở đây lại không theo như lý thuyết.
Nguyên nhân của quá trình trên là vì thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh, do đó lượng thực vật phù du bị giáp xác ăn sẽ nhanh chóng được bù đắp bởi sự sinh sản. Như vậy quần thể thực vật phù du sẽ luôn duy trì đươc sự ổn định cũng như cung cấp thức ăn cho giáp xác cũng luôn ổn định.
Nhưng khi do sinh khối của 1 bậc dinh dưỡng, ta chỉ đo được ở 1 thời điểm xác định nên do đó ta sẽ thấy sinh khối của thực vật phù du nhỏ hơn giáp xác. Đáp án: C
Câu 14 [595580]: Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(A) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(B) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(C) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(D) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừmg.
Trong mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
(A) Ức chế - cảm nhiễm : - 0.
(B) ký sinh: + -.
(C) Hội sinh: + 0.
(D) ký sinh: + -. Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Ở loài mèo Xiêm, màu sắc lông được quy định bởi kiểu gen. Chúng thường có bộ lông sẫm màu hơn ở tai, mũi, bàn chân và đuôi, điều này được giải thích bởi sự nhạy cảm đặc biệt với nhiệt độ của một loại enzyme trong cơ thể, khiến chúng phát triển màu sắc tại các phần lạnh hơn và có màu nhợt nhạt hơn tại các phần thân ấm hơn. Các thí nghiệm thực tế đã cho thấy rằng nếu để mèo Xiêm ở ngoài trời trong thời gian nhiều hơn một giờ mỗi ngày và liên tục sáu ngày mỗi tuần (mèo nuôi ngoài trời) trong điều kiện thời tiết rất lạnh thì bộ lông của nó sẽ trở nên sẫm màu hơn ở cả những bộ phận khác trên cơ thể. Và ngược lại, nếu mèo Xiêm được nuôi trong nhà hoặc thời gian ngoài trời ít hơn thì phần lông sẫm màu trên cơ thể của nó sẽ không thay đổi trong suốt cả năm. Dưới đây là đồ thị theo dõi sự thay đổi màu lông của loài mèo Xiêm khi được nuôi ở các điều kiện khác nhau:

Câu 15 [595581]: Màu sắc lông của mèo Xiêm thường sẫm màu hơn ở
A, những vùng lạnh hơn so với nhiệt độ trung bình trên cơ thể.
B, những vùng ấm hơn hay tương ứng với nhiệt độ trung bình trên cơ thể.
C, những phần hoạt động nhiều trên cơ thể.
D, những phần kém hoạt động trên cơ thể.
Dựa vào thông tin ở bài đọc: “khiến chúng phát triển màu sắc tại các phần lạnh hơn và có màu nhợt nhạt hơn tại các phần thân ấm hơn” nên suy ra được đáp án chính xác là màu sắc lông của mèo Xiêm thường sẫm màu hơn ở những vùng lạnh hơn so với nhiệt độ trung bình trên cơ thể. Đáp án: A
Câu 16 [595582]: Nếu một con mèo Xiêm có tỉ lệ bao phủ bởi bộ lông sẫm màu là ít hơn hoặc xấp xỉ 10% cơ thể thì nhận định nào sau đây là đúng?
A, Con mèo Xiêm đó sống ở ngoài trời với nhiệt độ dưới 7°C.
B, Con mèo Xiêm đó sống ở trong nhà.
C, Con mèo Xiêm đó dành ít nhất ba giờ mỗi ngày và 6 ngày mỗi tuần ở ngoài trời.
D, Con mèo Xiêm đó sống ở trong nhà hoặc sống ở ngoài trời với nhiệt độ cao hơn 7oC.
Nếu con mèo Xiêm đó có tỉ lệ bao phủ bởi bộ lông sẫm màu là ít hơn hoặc xấp xỉ 10% cơ thể thì nhìn vào đồ thị, ta có thể chắc chắn đó phải là mèo nuôi trong nhà hoặc nếu không, chúng ở ngoài trời tại những nơi có nhiệt độ lớn hơn 7oC. Đáp án: D
Câu 17 [595583]: Theo đồ thị, nếu mèo Xiêm được nuôi ngoài trời có 45% cơ thể được bao phủ bởi bộ lông sẫm màu thì nhiệt độ ngoài trời sẽ xấp xỉ là
A, 0°C.
B, 3°C.
C, 6°C.
D, 9°C.
Đối chiếu với đồ thị, vẽ một đường kẻ từ khoảng 45% (giữa 40 và 50 trên cột trục tung), tại giao điểm với đường cong thể hiện mèo nuôi ngoài trời thì dóng thẳng xuống cắt trục nhiệt độ (trục hoành) tại điểm nào thì điểm đó thể hiện nhiệt độ ngoài trời. Ở đây sau khi dóng ta được nhiệt độ xấp xỉ 3°C. Đáp án: B