Quay lại
Đáp án
Đáp án Dạng 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án
Câu 1 [595469]: Người, sán dây, hổ, bò, hươu, báo có thể xếp chung vào nhóm
A, sinh vật ăn tạp.
B, sinh vật sản xuất.
C, sinh vật tiêu thụ.
D, sinh vật phân giải.
Trong hệ sinh thái chia ra làm các nhóm sinh vật:
+ Sinh vật sản xuất: Những sinh vật quang dưỡng có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
+ Sinh vật tiêu thụ: Những động vật ăn thực vật hoặc những động vật ăn động vật.
+ Sinh vật phân giải.
Người, sán dây, hổ, bò, hươu, báo là nhóm các sinh vật tiêu thụ. Đáp án: C
Câu 2 [595470]: Một quần xã tương đối ổn định thường có đặc điểm về thành phần loài là
A, số lương loài ít và số lượng cá thể của loài thấp.
B, số lượng loài ít và số lượng cá thể của loài cao.
C, số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
D, số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp.
Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã → Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
Số lượng loài lớn, số cá thể của loài cao → Độ đa dạng cao hơn → Xét ở quần xã: Độ đa dạng cao thường ổn định hơn.
Hơn nữa, quần xã có tính ổn định cao khi:
+ Các quần thể ít lệ thuộc lẫn nhau
+ Quần thể có kích thước lớn: Vì nếu quần thể có kích thước lớn thì khi có tác động bởi các yếu tố từ môi trường → Mức độ bị ảnh hưởng sẽ thấp hơn so với quần thể có kích thước bé → Đảm bảo cho quần thể ổn định hơn.
- (Xét trong hệ sinh thái, khi có diễn thế sinh thái) khi không gian bị giới hạn, khi số lượng loài tăng cao thì số lượng cá thể của loài phải thấp → Đây là hệ quả tất yếu trong quần xã chứ không phải đặc điểm đảm bảo quần xã ổn định hơn. Đáp án: C
Câu 3 [595471]: Trong nông nghiệp, việc sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật vây hại hay dịch bệnh là ứng dụng của
A, quan hệ cạnh trạnh giữa các loài.
B, hiện tượng khống chế sinh học.
C, quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
D, quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Trong nông nghiệp, sử dụng các thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại hay dịch bệnh là ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học.
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã.
- Ứng dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp: Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu. Ví dụ: sử dụng ong kí sinh diệt bọ dừa. Đáp án: B
Câu 4 [595472]: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học vào việc
A, sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại thay cho thuốc trừ sâu.
B, chăn nuôi các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
C, bảo vệ các loài sinh vật có lợi cho cây trồng.
D, tiêu diệt các loài sinh vật kí sinh trên sinh vật có lợi cho cây trồng.
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã.
- Ứng dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp: Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu. Ví dụ: sử dụng ong kí sinh diệt bọ dừa. Đáp án: A
Câu 5 [595473]: Trong mối quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là
A, loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông; loài kia kích thước lớn, số lượng ít.
B, một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
C, hai loài chung sống với nhau, kìm hãm sự phát triển của nhau.
D, loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít; loài kia có kích thước nhỏ, số lượng nhiều.
Giữa 2 loài sinh vật có thể có mối quan hệ hỗ trợ hoặc mối quan hệ cạnh tranh.
Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
Quan hệ cạnh tranh: cạnh tranh, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi, kí sinh.
Trong đó mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi: Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao gồm: động vật ăn thực vật; động vật ăn thịt; thực vật
bắt sâu bọ. Loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông hơn. VD: chim ăn sâu; hổ ăn thịt thỏ... Đáp án: A
Câu 6 [595474]: Tháp sinh thái là
A, được tạo bởi sự sắp xếp chồng lên liên tiếp các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.
B, được tạo bởi sự sắp xếp chồng lên liên tiếp các bậc dinh dưỡng từ cao đến thấp.
C, được tạo bởi sự sắp xếp chồng lên liên tiếp các loài từ cao đến thấp trong bậc thang tiến hoá.
D, được tạo bởi sự sắp xếp chồng lên liên tiếp các loài từ thấp đến cao trong bậc thang tiến hoá.
Tháp sinh thái là được tạo bởi sự sắp xếp chồng lên liên tiếp các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao. Đáp án: A
Câu 7 [595475]: Tháp sinh thái số lượng được xây dựng dựa trên
A, Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B, Khối lượng của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C, Số năng lượng tích luỹ trên một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D, tổng số khối lượng của tất cả các sinh vật trên đơn vị diện tích ở mỗi bậc.
Tháp sinh thái số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng Đáp án: A
Câu 8 [595476]: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A, con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã.
B, mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
C, nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
D, mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật.
Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã. Đáp án: A
Câu 9 [595477]: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không phải là
A, tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.
B, sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể.
C, sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh.
D, sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật ký sinh.
Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh sản, nhập cư với tỉ lệ tử vong, phát tán của các cá thể trong quần thể.
Trong đó có các cơ chế điều chỉnh số lượng của các cá thể trong quần thể là:
+ Cạnh tranh: Khi mật độ cá thể của quần thể vượt qua sức chứa của môi trường → Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể → Mức tử vong tăng và tỉ lệ sinh sản giảm → Kích thước quần thể giảm.
+ Di cư: Ở động vật: Mât độ cao → Thay đổi về đặc điểm sinh lí, tập tính sinh thái của các cá thể → Di cư của đàn hoặc 1 bộ phận của đàn → Kích thước quần thể giảm.
+ Vật ăn thịt, vật kí sinh, dịch bệnh:
Quan hệ kí sinh - vật chủ: Vật kí sinh không tiêu diệt vật chủ mà làm vật chủ suy yếu đi → Dễ bị tấn công → Ảnh hưởng đến số lượng cá thể của quần thể.
Quan hệ vật ăn thịt - con mồi: Khi số lượng vật ăn thịt tăng → Nhu cầu con mồi lớn → điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Tự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể bằng cách làm tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể. Vì thế sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh (khí hậu, thổ nhưỡng..) và nhân tố hữu sinh (Số lượng kẻ thù ăn thịt..) → Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
→ Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không phải là tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể, mà là có các cơ chế điều chỉnh tăng hoặc cơ chế điều chỉnh giảm số lượng cá thể của quần thể. Đáp án: A
Câu 10 [595478]: Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn thường ngắn là do
A, hệ số sử dụng thức ăn ở các bậc dinh dưỡng thường rất thấp, tỉ lệ năng lượng thất thoát qua các bậc dinh dưỡng lại rất cao.
B, sinh vật thuộc mắt xích phía sau thường ăn hết sinh vật thuộc mắt xích đứng trước nó.
C, hệ số sử dụng thức ăn ở các bậc dinh dưỡng thường rất cao, tỉ lệ năng lượng thất thoát qua các bậc dinh dưỡng lại rất nhỏ.
D, số lượng sinh vật ở mắt xích phía sau nhiều hơn phía trước, do đó các sinh vật tiêu thụ thường ăn thịt lẫn nhau.
Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trong bình trong sinh quyển năng lượng bị mất đi 90%, nghĩa là hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc sau là 10%.
→ Sự thất thoát năng lượng lớn, do:
+ Mất mát qua hô hấp (70%).
+ Mất qua chất thải và các bộ phận rơi rụng (10%).
+ Năng lượng tích luỹ (10%).
Ví dụ: Nếu chuỗi thức ăn khởi đầu bằng thực vật (100%) kéo dài 5 bậc thì hiệu suất sử dụng ở bậc 2 (động vật ăn cỏ) là 10 %, ở bậc dinh dưỡng bậc 3 (động vật ăn thịt bậc 1) là 1%, ở bậc dinh dưỡng bậc 4 (động vật ăn thịt bậc 2) là 0,1%, ở bậc dinh dưỡng bậc 5 (động vật ăn thịt bậc 3) là 0,01%.
→ Sự thất thoát năng lượng quá lớn nên chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài, thường là 4-5 bậc đối với các hệ sinh thái trên cạn và 6 - 7 bậc đối với các hệ dưới nước. Đáp án: A