Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Hai quần xã sinh vật là A và B được nghiên cứu và xây dựng các lưới thức ăn dưới đây từ đó đánh giá tác động các hoạt động của con người lên quần xã. Cho rằng, sinh khối ban đầu của cả 2 quần xã là như nhau.

Một loài xâm lấn (INV) ăn thịt các cá thể của loài SC2 được đưa vào quần xã B và trở thành 1 thành phần của quần xã này. Đồng thời, 2 quần xã sinh vật A và B trong một thời gian xác định đều bị tác động bởi các hoạt động của con người có thể xả các chất thải và các chất độc hại và dẫn tới sự biến đổi của quần xã giàu thành phần loài như quần xã A thành quần xã nghèo thành phần loài như quần xã B.
Câu 1 [595479]: Đặc điểm nào của quần xã có thể khiến một loài có khả năng xâm lấn vào quần xã đó nhưng không xâm lấn vào quần xã khác?
A, Quần xã có lưới thức ăn đơn giản hơn, ít mối quan hệ giữa các loài.
B, Quần xã có mức độ đa dạng sinh học cao, nhiều loài khác nhau.
C, Quần xã có các loài bản địa có khả năng chống lại loài xâm lấn mạnh mẽ.
D, Quần xã có các điều kiện môi trường khắc nghiệt và ít nguồn tài nguyên.
Quần xã có lưới thức ăn đơn giản và ít mối quan hệ sinh thái phức tạp sẽ dễ bị xâm lấn hơn do thiếu các cơ chế tự nhiên để điều chỉnh và cân bằng số lượng loài. Ngược lại, quần xã có lưới thức ăn phức tạp và đa dạng sinh học cao sẽ có nhiều cơ chế hơn để ngăn chặn sự xâm lấn của loài ngoại lai. Đáp án: A
Câu 2 [595480]: Điều gì sẽ xảy ra khi loài xâm lấn INV được đưa vào quần xã B?
A, Loài SC2 sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do quần xã B có khả năng tự điều chỉnh tốt.
B, Loài INV sẽ ổn định số lượng, nhưng không làm thay đổi đáng kể lưới thức ăn của quần xã B.
C, Các loài khác trong quần xã B sẽ tăng mạnh vì loài SC2 giảm, làm tăng lượng thức ăn có sẵn.
D, Loài SC2 sẽ nhanh chóng suy giảm, và các loài ăn SC2 trong quần xã B cũng sẽ giảm theo.
Loài SC2 sẽ bị suy giảm do loài xâm lấn INV ăn thịt trực tiếp, điều này gây ra sự giảm số lượng loài SC2 trong quần xã B.
Lưới thức ăn đơn giản của quần xã B làm cho sự suy giảm loài SC2 ảnh hưởng trực tiếp đến các loài khác, đặc biệt là những loài săn bắt SC2. Khi SC2 suy giảm, các loài phụ thuộc vào nó (có thể là sinh vật tiêu thụ cấp cao hơn) sẽ thiếu nguồn thức ăn và có thể dẫn đến suy giảm toàn bộ hệ sinh thái.
Lưới thức ăn của quần xã B được miêu tả là đơn giản hơn so với quần xã A, có nghĩa là khả năng tự điều chỉnh của nó thấp hơn. Khi loài xâm lấn INV được đưa vào và bắt đầu ăn thịt loài SC2, quần xã B sẽ không có đủ cơ chế sinh thái để cân bằng hoặc phục hồi sự suy giảm của loài SC2 ➝ A sai. Sự suy giảm của SC2 không có nghĩa là các loài khác sẽ có nhiều thức ăn hơn, trừ khi SC2 là một loài cạnh tranh với các loài khác. Tuy nhiên, khi SC2 bị giảm, các loài phụ thuộc vào SC2 (chẳng hạn như kẻ săn mồi SC2) sẽ thiếu nguồn thức ăn, và hệ sinh thái có thể bị mất cân bằng. Loài INV có thể chiếm ưu thế, nhưng không có nghĩa là các loài khác sẽ "tăng mạnh" ➝ C sai. Đáp án: D
Câu 3 [595481]: Khảo sát sự ảnh hưởng của con người tại hệ sinh thái của sông Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh, người ta nhận thấy rằng hệ sinh thái cửa sông ở vùng này có sự suy giảm đáng kể. Nguyên nhân do trong quá trình sinh sống của người dân đã thải ra nhiều chất gây hại cho môi trường. Đâu là cơ chế chính xác nhất giải thích cho hiện tượng này?
A, Tích tụ chất độc trong môi trường khiến các loài sinh vật không thể sinh sản, dẫn đến quần xã bị sụp đổ.
B, Gia tăng sự cạnh tranh giữa các loài động vật trong hệ sinh thái cửa sông, làm suy giảm số lượng loài yếu thế.
C, Phú dưỡng dẫn đến sự phát triển quá mức của tảo, gây thiếu oxygen trong nước và làm chết các loài sinh vật.
D, Sự di cư của các loài sinh vật sang các hệ sinh thái khác để tránh các chất thải độc hại.
Khi con người xả thải các chất chứa nhiều dinh dưỡng như nito và phospho vào hệ sinh thái cửa sông, chúng thúc đẩy sự phát triển quá mức của tảo. Khi tảo chết đi, quá trình phân hủy tiêu thụ oxygen hòa tan trong nước, dẫn đến thiếu oxygen (hiện tượng vùng chết), khiến các loài sinh vật như cá và tôm không có oxygen để tồn tại. Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Cây hằng năm là nhóm thực vật hoàn thành chu kì nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết Trái, phát tán hạt và chết. Có phấn hương (Ambrosia trifida) là một ví dụ điển hình cho cây hàng năm, chúng có thể dễ dàng xâm chiếm bất kì vùng đất nào bị cày xới do đó cỏ phấn hương được coi là loài ngoại lai xâm lấn ở các khu vực nằm ngoài vùng bản địa của chúng. Tại một khu vực nghiên cứu, hạt của cỏ phấn hương nảy mầm từ tháng 3 cho đến cuối mùa hè trong khi hạt của các cây hàng năm sẽ nảy mầm từ cuối tháng 4 cho đến hết mùa hè. Để xác định ảnh hưởng của cỏ phấn hương đến đa dạng sinh học của một khu vực, người ta làm thí nghiệm trên 2 mảnh đất cùng khu vực, cùng diện tích và cùng điều kiện:
Mảnh đất A cho cày xới và để yên hoàn toàn cho thực vật hoang dã nảy mầm tự do.
Mảnh đất B làm tương tự như mảnh đất A nhưng nhổ bỏ toàn bộ các cây cỏ phấn hương nảy mầm mọc lên vào mùa hè. Sau cùng khảo sát hai mảnh đất và đánh dấu các cây mọc như sau:

Các dấu X là cỏ phấn hương, và các kí hiệu khác thuộc về các loài cây khác. Mỗi một kí hiệu đại diện cho 10 cá thể.
Câu 4 [595482]: Sự tăng trưởng có giới hạn của quần thể cỏ phấn hương (Ambrosia trifida) trong môi trường tự nhiên diễn ra do yếu tố nào sau đây?
A, Sự cạnh tranh với các loài thực vật khác về ánh sáng và dinh dưỡng.
B, Tình trạng khí hậu biến đổi không đồng nhất trong suốt năm.
C, Sự phát triển mạnh mẽ của các loài nấm ký sinh trong đất.
D, Sự di cư của các loài động vật ăn cỏ vào khu vực sinh sống.
Dù điều kiện thuận lợi nhưng sự tăng trưởng cửa cỏ phấn hương vẫn bị giới hạn bởi các yếu tố giới hạn khác: diện tích sống, ánh sáng, loài ăn thực vật, dinh dưỡng khoáng và các yếu tố khác giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. Đáp án: A
Câu 5 [595483]: Vào tháng 8 xảy ra một trận dịch nấm lớn tác động đến cả mảnh đất A và mảnh đất B dẫn tới sự suy giảm sinh thái trên 2 mảnh này. Khả năng phục hồi trên 2 mảnh đất này sẽ như thế nào?
A, Mảnh đất A sẽ phục hồi nhanh hơn mảnh đất B do có sự hiện diện của cỏ phấn hương.
B, Cả hai mảnh đất sẽ có khả năng phục hồi tương đương nhau.
C, Mảnh đất A sẽ không thể phục hồi do sự chiếm ưu thế của cỏ phấn hương.
D, Mảnh đất B sẽ phục hồi nhanh hơn mảnh đất A vì có đa dạng sinh học cao hơn.
Mảnh đất B không có sự xâm lấn của cỏ phấn hương, cho phép các loài thực vật khác phát triển và duy trì sự đa dạng sinh học. Sự đa dạng sinh học cao thường mang lại khả năng phục hồi tốt hơn trong điều kiện môi trường thay đổi, vì các loài khác nhau có thể lấp vào vai trò của nhau. Trong khi đó, mảnh đất A với sự xâm lấn của cỏ phấn hương có thể gặp khó khăn hơn trong việc phục hồi do sự cạnh tranh mạnh mẽ và thiếu hụt các loài thực vật bản địa. Đáp án: D
Câu 6 [595484]: Khi xã A tiến hành vụ lạc xuân hè và vận động người dân trồng xen kẽ đậu tương, nhưng sau một thời gian người dân thấy sự xuất hiện của cỏ phấn hương trên phần lớn diện tích gieo trồng, xã A nên thực hiện biện pháp nào để đảm bảo năng suất vụ mùa?
A, Tiếp tục trồng đậu tương để cạnh tranh với cỏ phấn hương.
B, Thực hiện biện pháp nhổ bỏ cỏ phấn hương để ngăn chặn sự phát triển của chúng.
C, Sử dụng thuốc diệt cỏ hoá học để tiêu diệt cỏ phấn hương nhanh nhất.
D, Chuyển sang trồng các loại cây khác không bị ảnh hưởng bởi cỏ phấn hương.
Nhổ bỏ cỏ phấn hương thường xuyên là một biện pháp trực tiếp và hiệu quả để kiểm soát sự xâm lấn của chúng mà không gây hại đến các cây trồng khác như đậu tương và lạc. Việc này giúp bảo vệ năng suất cây trồng và giảm thiểu tác động tiêu cực của cỏ phấn hương. Sử dụng thuốc diệt cỏ hoá học có thể gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, trong khi việc chuyển sang trồng cây khác có thể không giải quyết được vấn đề của cỏ phấn hương. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Để nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài Paramaceium caudatumDidinium nasutum, người ta đã nuôi chung 2 loài trong môi trường phù hợp theo 2 công thức: môi trường không có cám lúa mạch và môi trường có thêm cám lúa mạch (làm nơi ẩn náu cho P.caudatum). Trong đó, loài P.caudatum được nuôi trước, đến ngày thứ tư thì bổ sung loài D.nasutum vào môi trường nuôi.
Câu 7 [595485]: Sự khác biệt về số lượng cá thể của loài Paramecium caudatumDidinium nasutum trong hai công thức môi trường là gì?
A, Ở môi trường không có cám lúa mạch, số lượng của cả hai loài đều giảm mạnh sau thời gian ngắn.
B, Ở môi trường có cám lúa mạch, loài P. caudatum duy trì số lượng ổn định hơn so với ở môi trường không có cám lúa mạch, trong khi loài D.nasutum không bị ảnh hưởng.
C, Ở môi trường không có cám lúa mạch, P.caudatum bị tiêu diệt hoàn toàn, còn ở môi trường có cám lúa mạch, số lượng P.caudatumD.nasutum đều đạt trạng thái cân bằng.
D, Ở môi trường có cám lúa mạch, số lượng của cả hai loài đều tăng mạnh và đạt mức tối đa vào ngày thứ 7.
- Ở môi trường không có cám lúa mạch, loài P.caudatum bị loài D.nasutum săn bắt liên tục và không có nơi ẩn náu, dẫn đến việc bị tiêu diệt hoàn toàn.
- Trong môi trường có cám lúa mạch, P.caudatum có nơi ẩn náu, do đó quần thể của chúng phục hồi và đạt trạng thái cân bằng cùng với loài D.nasutum, vì con mồi không bị tiêu diệt hoàn toàn và có thể duy trì số lượng ổn định hơn. Đáp án: C
Câu 8 [595486]: Mối quan hệ sinh thái của hai loài trên là
A, quan hệ cạnh tranh.
B, vật ăn thịt – con mồi.
C, quan hệ ký sinh.
D, quan hệ cộng sinh.
Trong thí nghiệm, loài D.nasutum đóng vai trò là loài ăn thịt, trong khi P.caudatum là loài con mồi. D.nasutum săn bắt và tiêu diệt P.caudatum để làm thức ăn, đây là một mối quan hệ điển hình giữa loài ăn thịt và con mồi trong hệ sinh thái. Đáp án: B
Câu 9 [595487]: Nếu bổ sung thêm một loài ngoại lai cạnh tranh với loài D.nasutum vào công thức 2 vào ngày thứ 4 cùng với D.nasutum , điều gì có khả năng xảy ra nhất đối với số lượng cá thể của mỗi loài?
A, Số lượng D.nasutum sẽ giảm do bị loài ngoại lai cạnh tranh, dẫn đến sự gia tăng của P. caudatum.
B, Số lượng P. caudatum sẽ giảm mạnh hơn do bị cả loài ngoại lai và D.nasutum săn bắt.
C, Loài ngoại lai sẽ nhanh chóng loại trừ D.nasutum, khiến P.caudatum tăng mạnh không bị kiểm soát.
D, Số lượng cả ba loài sẽ ổn định ở mức cân bằng sau một thời gian do cạnh tranh tài nguyên.
Khi có sự xuất hiện của loài ngoại lai cạnh tranh với D.nasutum, loài ngoại lai sẽ làm giảm khả năng săn bắt của D.nasutum do chia sẻ nguồn tài nguyên hoặc cạnh tranh về không gian và thức ăn. Điều này sẽ giúp P.caudatum có thêm cơ hội phát triển mạnh hơn vì áp lực săn bắt từ D.nasutum giảm. Tuy nhiên, số lượng P.caudatum không tăng đột ngột mà sẽ dần ổn định khi các loài đạt trạng thái cân bằng. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Khí carbon dioxyde (CO2) khí quyển có hàm lượng ổn định trong hàng triệu năm nhưng từ khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, việc đốt nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) đã làm gia tăng 50% lượng CO2 khí quyển. Bảng dưới đây chỉ ra hàm lượng CO2 khí quyển qua các giai đoạn khác nhau:

Các khu rừng trên thế giới tạo thành một bể chứa carbon khổng lồ, với trữ lượng carbon ước đạt 861 gigaton. Khi cây cối bị chặt hạ, chúng sẽ giải phóng lượng carbon lưu trữ vào bầu khí quyển. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Sustainability cho thấy lượng khí thải carbon do nạn phá rừng nhiệt đới đã tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ qua và hiện vẫn đang tiếp tục tăng, phần lớn là do mở rộng biên giới sản xuất nông nghiệp. Những phát hiện này Trái ngược với các đánh giá trước đây, chẳng hạn báo cáo Ngân sách carbon toàn cầu 2021 cho rằng có sự suy giảm nhẹ trong lượng khí thải carbon từ hoạt động chặt phá rừng trên thế giới. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, khoảng 1/5 hoạt động khai phá đất ở vùng nhiệt đới diễn ra ở các khu vực miền núi, nơi có trữ lượng carbon tương đối lớn, đặc biệt là châu Á. Hiện tượng này đe dọa đến nỗ lực toàn cầu trong việc giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu 10 [595488]: Tại sao sự gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển lại dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu?
A, CO2 hấp thụ bức xạ hồng ngoại và giữ nhiệt trong khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính.
B, CO2 là một khí độc hại làm giảm lượng oxygen trong không khí.
C, CO2 làm tăng độ ẩm trong không khí, dẫn đến thời tiết khắc nghiệt hơn.
D, CO2 làm thay đổi cấu trúc của tầng ozone, gây ra nhiều vấn đề về môi trường.
Khi hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, nó hoạt động như một khí nhà kính, hấp thụ bức xạ hồng ngoại từ mặt đất và giữ lại nhiệt. Điều này làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất, dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu. Hiệu ứng này có tác động lớn đến khí hậu, gây ra biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường nghiêm trọng khác. Đáp án: A
Câu 11 [595489]: Khi hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra, sự tác động đến hệ sinh thái rừng ôn đới và rừng mưa nhiệt đới sẽ như thế nào?
A, Rừng ôn đới sẽ bị mất đa dạng sinh học nhanh chóng hơn rừng mưa nhiệt đới do khí hậu khắc nghiệt hơn.
B, Cả hai loại rừng đều sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể, vì chúng có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi khí hậu.
C, Rừng ôn đới có thể phục hồi nhanh chóng hơn rừng mưa nhiệt đới do có mùa đông lạnh giúp tái tạo.
D, Rừng mưa nhiệt đới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn, dẫn đến mất mát lớn về đa dạng sinh học và sự suy giảm các loài.
Rừng mưa nhiệt đới rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Nóng lên toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện khí hậu, gây ra hạn hán, lũ lụt và thay đổi sinh thái, dẫn đến mất mát lớn về đa dạng sinh học. Trong khi đó, rừng ôn đới cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng có thể có khả năng phục hồi tốt hơn nhờ vào mùa đông lạnh giúp giảm áp lực lên các loài thực vật và động vật. Đáp án: D
Câu 12 [595490]: Với việc nghiên cứu cho thấy lượng khí thải carbon từ nạn phá rừng nhiệt đới đã tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua, nếu xu hướng này tiếp tục, điều gì có khả năng xảy ra đối với các mục tiêu toàn cầu về việc giảm thiểu khí thải và chống biến đổi khí hậu? Bạn hãy đưa ra giải pháp để giảm thiểu sự phát thải này từ nạn phá rừng.
A, Phá rừng nhiệt đới không có tác động lớn đến khí hậu toàn cầu, nên các giải pháp tập trung vào các nguồn phát thải khác sẽ đủ để đạt mục tiêu giảm khí thải.
B, Các mục tiêu toàn cầu về giảm thiểu khí thải sẽ không bị ảnh hưởng vì có thể tái trồng rừng để bù đắp.
C, Việc phá rừng ở vùng nhiệt đới sẽ làm mất cân bằng chu trình carbon toàn cầu, khiến các mục tiêu giảm khí thải trở nên khó đạt được hơn, và các giải pháp nên bao gồm ngăn chặn việc mở rộng sản xuất nông nghiệp tại các khu vực này.
D, Các mục tiêu giảm thiểu khí thải vẫn có thể đạt được nếu các quốc gia tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để bù lại lượng carbon từ phá rừng.
Phá rừng nhiệt đới không chỉ phát thải lượng carbon lớn từ việc chặt cây, mà còn làm mất khả năng hấp thụ carbon của các hệ sinh thái này. Điều này khiến cho việc đạt các mục tiêu giảm thiểu khí thải toàn cầu trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi khí thải từ các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp tiếp tục tăng. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia cần hạn chế mở rộng nông nghiệp và khai thác đất ở những vùng rừng nhiệt đới, đồng thời thúc đẩy các chính sách bảo vệ rừng và tái trồng rừng. Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
Chuột chân trắng Peromyscus leucopus là vật chủ mang virus hanta. Nếu hít phải không khí có nhiễm chất thải của loài chuootjnafy, con người có thể mắc hội chứng phổi Hantavirus. Đây là hội chứng có thể gây tử vong cho người với các triệu chứng như sốt, ho, đau cơ, nhức đầu, thở dốc, hôn mê do suy hô hấp cấp. Các hình bên mô tả sự thay đổi từ các yếu tố môi trường và mật độ chuột chân trắng từ năm 1989 đến năm 1993 ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ.
Câu 13 [595491]: Dựa trên mối quan hệ giữa lượng mưa vào mùa xuân, sinh khối thực vật và mật độ cá thể chuột chân trắng, phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
A, Khi lượng mưa vào mùa xuân tăng, sinh khối thực vật sẽ giảm và mật độ chuột chân trắng sẽ tăng.
B, Khi lượng mưa vào mùa xuân tăng, sinh khối thực vật sẽ tăng và mật độ chuột chân trắng cũng sẽ tăng do nhiều thức ăn hơn.
C, Khi lượng mưa vào mùa xuân tăng, sinh khối thực vật sẽ tăng nhưng mật độ chuột chân trắng có thể giảm do cạnh tranh tài nguyên.
D, Mối quan hệ giữa lượng mưa, sinh khối thực vật và mật độ chuột chân trắng không có sự tương quan rõ ràng.
Lượng mưa vào mùa xuân tăng làm gia tăng sinh khối thực vật, tạo ra nhiều thức ăn hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng thực vật cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loài khác cạnh tranh cho nguồn thức ăn, từ đó có thể gây ra sự giảm mật độ chuột chân trắng. Đáp án: C
Câu 14 [595492]: Sự tăng đột ngột số lượng chuột chân trắng vào năm 1993 có thể được giải thích bởi yếu tố nào sau đây?
A, Tăng cường kiểm soát dịch bệnh trong quần thể chuột, giúp số lượng chuột tăng mạnh.
B, Sự xuất hiện của loài chuột mới cạnh tranh cho nguồn thức ăn, làm tăng mật độ chuột chân trắng.
C, Giảm lượng mưa vào mùa xuân trong năm 1993, dẫn đến giảm sinh khối thực vật và ít cạnh tranh hơn.
D, Tăng lượng mưa vào mùa xuân trước đó (1992) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản và phát triển của chuột.
Nếu lượng mưa vào mùa xuân năm 1992 tăng, nó sẽ dẫn đến sự gia tăng sinh khối thực vật, cung cấp nhiều thức ăn hơn cho chuột chân trắng, từ đó giúp cho chúng sinh sản và phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 1993.
Sự gia tăng sinh khối thực vật không chỉ cung cấp thức ăn mà còn tạo ra môi trường sống và nơi ẩn náu an toàn cho chuột, thúc đẩy sự sinh sản. Đáp án: D
Câu 15 [595493]: Nếu mật độ chuột chân trắng tăng cao, biện pháp phòng tránh nào sau đây là hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng?
A, Cải thiện vệ sinh môi trường và loại bỏ nguồn thức ăn, nơi trú ẩn cho chuột.
B, Thực hiện các chương trình tiêm chủng cho người dân sống gần khu vực có chuột.
C, Khuyến khích việc trồng nhiều cây xanh để tạo môi trường sống cho các loài cạnh tranh.
D, Tăng cường săn bắn và tiêu diệt chuột để giảm mật độ quần thể.
Việc cải thiện vệ sinh môi trường và loại bỏ nguồn thức ăn (như rác thải, thực phẩm thừa) sẽ giúp giảm thiểu sự thu hút của chuột đến các khu vực sống của con người. Điều này có thể làm giảm mật độ chuột và nguy cơ lây lan virus Hanta. Các biện pháp như săn bắn chuột (A) có thể không bền vững hoặc hiệu quả lâu dài, trong khi tiêm chủng cho người (C) không thể ngăn ngừa sự xâm nhập của chuột. Việc trồng nhiều cây xanh (D) có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chuột. Đáp án: A