Câu 1 [594793]: Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh
A, các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung, theo hướng đồng quy.
B, các loài sinh vật hiện nay có tổ tiên khác nhau, tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng.
C, các loài sinh vật hiện nay có tổ tiên khác nhau, tiến hoá theo hướng phân ly tính trạng.
D, các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung, theo hướng phân li.
Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung, theo hướng phân li. Đáp án: D
Câu 2 [594794]: Theo Darwin, nhân tố nào dưới đây là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng?
A, Chọn lọc tự nhiên.
B, Quá trình sinh sản của các giống vật nuôi, cây trồng, nhu cầu và lợi ích của con người.
C, Chọn lọc nhân tạo.
D, Quá trình phát sinh các biến dị cá thể ở vật nuôi, cây trồng.
Theo Darwin, chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. Trong quá trình này, con người đóng vai trò quyết định bằng cách lựa chọn những cá thể có đặc điểm mong muốn để nuôi dưỡng hoặc lai tạo. Điều này dẫn đến sự tích lũy các đặc điểm có lợi cho con người qua nhiều thế hệ, từ đó tạo ra các giống mới với các tính trạng mong muốn. Đáp án: C
Câu 3 [594795]: Tiến hoá nhỏ là
A, là quá trình biến đổi vốn gene và thành phần kiểu gene của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
B, là quá trình biến đổi thành phần kiểu hình và kiểu gene của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
C, là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
D, là quá trình biến đổi thành phần hình và vốn gene của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gene trong quần thể qua thời gian, dưới tác động của các yếu tố như đột biến, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gene và biến động di truyền. Những thay đổi này dẫn đến sự phân hóa di truyền và có thể dẫn tới hình thành loài mới nếu sự khác biệt đủ lớn và có sự cách ly sinh sản. Đáp án: C
Câu 4 [594796]: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về tính chất và vai trò của đột biến cho tiến hoá?
A, Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cung cấp cho quá trình tiến hoá.
B, Đột biến làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
C, Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể sinh vật.
D, Chỉ đột biến gene trội mới được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hoá.
- Đột biến : Là những biến đổi trong vật chất di truyền, bao gồm đột biến gene và đột biến NST, trong đó, đột biến gene có vai trò quan trọng hơn trong quá trình tiến hoá → D không đúng
- Đột biến gene → Tạo allele mới : Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá
- Đột biến gene → Tạo allele mới → Làm thay đổi tần số allele dẫn đến thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
- Phần lớn các đột biến có hại cho cơ thể sinh vật, tuy nhiên, tần số đột biến gene ở mỗi gene là rất thấp. Đáp án: D
- Đột biến gene → Tạo allele mới : Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá
- Đột biến gene → Tạo allele mới → Làm thay đổi tần số allele dẫn đến thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
- Phần lớn các đột biến có hại cho cơ thể sinh vật, tuy nhiên, tần số đột biến gene ở mỗi gene là rất thấp. Đáp án: D
Câu 5 [594797]: Ý có nội dung không phải đặc điểm của chọn lọc tự nhiên là
A, Chọn lọc tự nhiên làm tần số tương đối của các allele trong quần thể thay đổi theo một hướng xác định.
B, Chọn lọc tự nhiên làm tần số tương đối của các allele có lợi được tăng lên trong quần thể.
C, Chọn lọc tự nhiên có áp lực lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến trong quần thể.
D, Chọn lọc tự nhiên làm tần số tương đối của các allele trong quần thể thay đổi một cách ngẫu nhiên.
Chọn lọc tự nhiên thực chất là phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá thể thông qua đó tác động lên kiểu gene và các allele → Chọn lọc tự nhiên tác động trên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hệ quả là chọn lọc kiểu gene.
Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, tần số tương đối của các allele có lợi được tăng lên trong quần thể.
→ Vì thế, chọn lọc tự nhiên làm tần số tương đối của các allele trong quần thể thay đổi theo 1 hướng xác định. Gọi CLTN là nhân tố tiến hoá có hướng. Nên nói CLTN làm tần số tương đối các allele trong quần thể thay đổi 1 cách ngẫu nhiên là không chính xác. Đáp án: D
Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá thể thông qua đó tác động lên kiểu gene và các allele → Chọn lọc tự nhiên tác động trên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hệ quả là chọn lọc kiểu gene.
Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, tần số tương đối của các allele có lợi được tăng lên trong quần thể.
→ Vì thế, chọn lọc tự nhiên làm tần số tương đối của các allele trong quần thể thay đổi theo 1 hướng xác định. Gọi CLTN là nhân tố tiến hoá có hướng. Nên nói CLTN làm tần số tương đối các allele trong quần thể thay đổi 1 cách ngẫu nhiên là không chính xác. Đáp án: D
Câu 6 [594798]: Lai xa và đa bội hoá là phương thức hình thành loài mới phổ biến ở
A, thực vật.
B, động vật bậc cao.
C, động vật bậc thấp.
D, vi sinh vật.
Lai xa và đa bội hoá là hai phương thức hình thành loài mới rất phổ biến ở thực vật. Thực vật có khả năng lai tạo giữa các loài khác nhau (lai xa) và có thể trải qua quá trình đa bội hoá, dẫn đến sự hình thành các loài mới với số lượng nhiễm sắc thể khác nhau. Nhiều loài thực vật hiện nay có nguồn gốc từ các tổ hợp lai và đa bội, như ngô, lúa, và nhiều loài hoa. Đáp án: A
Câu 7 [594799]: Thực chất của quá trình hình thành loài mới là
A, sự cải biến thành phần kiểu gene của quần thể ban đầu theo hướng cân bằng, tạo ra hệ gene mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
B, sự cải biến thành phần kiểu gene của quần thể ban đầu theo hướng tiến hoá, tạo ra hệ gene mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
C, sự cải biến thành phần kiểu gene của quần thể ban đầu theo hướng đa hình, tạo ra hệ gene mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
D, sự cải biến thành phần kiểu gene của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gene mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
Quá trình hình thành loài mới thường diễn ra thông qua sự thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau, dẫn đến sự thay đổi kiểu gene và cuối cùng là sự hình thành cách li sinh sản với quần thể gốc. Đáp án: D
Câu 8 [594800]: Khi nói về giải phẫu học so sánh, có các nhận định sau:
(A) Các cơ quan tương đồng có cùng nguồn gốc nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
(B) Cơ quan tương tự phản ánh chức phận quy định cấu tạo.
(C) Cơ quan thoái hoá không còn chức năng nhưng vẫn còn trên cơ thể sinh vật do gene qui định cơ quan thoái hoá không chịu tác động của CLTN.
(D) Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
(A) Các cơ quan tương đồng có cùng nguồn gốc nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
(B) Cơ quan tương tự phản ánh chức phận quy định cấu tạo.
(C) Cơ quan thoái hoá không còn chức năng nhưng vẫn còn trên cơ thể sinh vật do gene qui định cơ quan thoái hoá không chịu tác động của CLTN.
(D) Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 3
Xét các nhận định của đề bài:
(A) đúng. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi vì vậy chúng có cấu tạo giống nhau.
(B) đúng. Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng chúng cùng thực hiện một chức năng nên có hình thái cấu tạo tương tự nhau. Ví dụ: Cá voi (thuộc lớp thú) và cá ngư long (thuộc lớp bò sát), cá mập (thuộc lớp cá) mặc dù chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng vì cùng thực hiện chức năng là bơi lội trong nước nên chúng đều có hình thái cấu tạo là đầu nhọn, mình thon, da có tuyến nhờn.
(C) đúng. Cơ quan thoái hoá tồn tại ở cơ thể nhưng không gây hại cho cơ thể đó, tức là chúng không tạo ra kiểu hình có hại mà chọn lọc tự nhiên chỉ có tác dụng sàng lọc những kiểu hình có hại, do vậy chọn lọc tự nhiên không tác dụng lên các cơ quan thoái hoá.
(D) sai vì sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu là bằng chứng gián tiếp chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. Tất cả các bằng chứng: giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào, bằng chứng sinh học phân tử đều là các bằng chứng gián tiếp chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. Chỉ có bằng chứng hoá thạch là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
Xét các nhận định của đề bài:
(A) đúng. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi vì vậy chúng có cấu tạo giống nhau.
(B) đúng. Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng chúng cùng thực hiện một chức năng nên có hình thái cấu tạo tương tự nhau. Ví dụ: Cá voi (thuộc lớp thú) và cá ngư long (thuộc lớp bò sát), cá mập (thuộc lớp cá) mặc dù chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng vì cùng thực hiện chức năng là bơi lội trong nước nên chúng đều có hình thái cấu tạo là đầu nhọn, mình thon, da có tuyến nhờn.
(C) đúng. Cơ quan thoái hoá tồn tại ở cơ thể nhưng không gây hại cho cơ thể đó, tức là chúng không tạo ra kiểu hình có hại mà chọn lọc tự nhiên chỉ có tác dụng sàng lọc những kiểu hình có hại, do vậy chọn lọc tự nhiên không tác dụng lên các cơ quan thoái hoá.
(D) sai vì sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu là bằng chứng gián tiếp chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. Tất cả các bằng chứng: giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào, bằng chứng sinh học phân tử đều là các bằng chứng gián tiếp chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. Chỉ có bằng chứng hoá thạch là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
Câu 9 [594801]: Cho các phát biểu sau:
(A) Mọi biến dị trong đời sống cá thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
(B) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá duy nhất tác động liên tục, định hướng lên quần thể sinh vật khi điều kiện sống thay đổi.
(C) Mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hoá, quần thể vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(D) Nếu trong quần thể sinh vật giao phối hình thành một cá thể cách li sinh sản với các cá thể còn lại, thì cá thể này được là 1 loài mới.
Số phát biểu đúng là
(A) Mọi biến dị trong đời sống cá thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
(B) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá duy nhất tác động liên tục, định hướng lên quần thể sinh vật khi điều kiện sống thay đổi.
(C) Mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hoá, quần thể vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(D) Nếu trong quần thể sinh vật giao phối hình thành một cá thể cách li sinh sản với các cá thể còn lại, thì cá thể này được là 1 loài mới.
Số phát biểu đúng là
A, 0.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Xét các phát biểu của đề bài:
(A) sai vì chỉ có biến dị di truyền mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. Biến dị không di truyền (thường biến) không được coi là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
(B) đúng.
(C) sai vì quần thể chỉ hình thành nên loài mới khi chịu tác động của các nhân tố tiến hoá và các cơ chế cách li.
(D) sai vì 1 cá thể cách li sinh sản với các cá thể khác thì cá thể này chưa được coi là quần thể và cũng chưa được coi là loài mới. 1 cá thể tồn tại riêng rẽ thì không thể duy trì được nòi giống và không thể đứng vững dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. Đáp án: B
(A) sai vì chỉ có biến dị di truyền mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. Biến dị không di truyền (thường biến) không được coi là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
(B) đúng.
(C) sai vì quần thể chỉ hình thành nên loài mới khi chịu tác động của các nhân tố tiến hoá và các cơ chế cách li.
(D) sai vì 1 cá thể cách li sinh sản với các cá thể khác thì cá thể này chưa được coi là quần thể và cũng chưa được coi là loài mới. 1 cá thể tồn tại riêng rẽ thì không thể duy trì được nòi giống và không thể đứng vững dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. Đáp án: B
Câu 10 [594802]: Khi nói về sự phát sinh loài người, xét các kết luận sau:
(A) Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh.
(B) Có hai giai đoạn, tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội.
(C) Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
(D) Tiến hoá sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu.
Số kết luận đúng là:
(A) Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh.
(B) Có hai giai đoạn, tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội.
(C) Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
(D) Tiến hoá sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu.
Số kết luận đúng là:
A, 2.
B, 3.
C, 1.
D, 4.
Xét các kết luận của đề bài:
(A) đúng.
(B) đúng. Ở người có 2 giai đoạn tiến hoá: Tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội. Ở giai đoạn vượn người thì tiến hoá sinh học chiếm ưu thế, ở giai đoạn người vượn và người ngày nay thì tiến hoá xã hội chiếm ưu thế.
(C) sai vì vượn người ngày nay và người có chung 1 nguồn gốc chứ không phải vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
(D) đúng.
Vậy có 3 kết luận đúng. Đáp án: B
(A) đúng.
(B) đúng. Ở người có 2 giai đoạn tiến hoá: Tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội. Ở giai đoạn vượn người thì tiến hoá sinh học chiếm ưu thế, ở giai đoạn người vượn và người ngày nay thì tiến hoá xã hội chiếm ưu thế.
(C) sai vì vượn người ngày nay và người có chung 1 nguồn gốc chứ không phải vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
(D) đúng.
Vậy có 3 kết luận đúng. Đáp án: B
Câu 11 [594803]: Những điểm giống nhau giữa người và thú, chứng minh:
A, Người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
B, Quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống.
C, Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
D, Người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là các vượn người hoá thạch.
Người thuộc nhóm động vật có xương sống (hệ động vật có xương sống). Tất cả các động vật có xương sống, bao gồm cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú (bao gồm cả người), đều có một số điểm chung trong cấu trúc giải phẫu và di truyền. Đáp án: B
Câu 12 [594804]: Trong quá trình phát triển loài người, nhân tố sinh học đã tác động trong giai đoạn
A, Vượn người hoá thạch.
B, Người tối cổ và người cổ.
C, Người hiện đại.
D, Trong mọi giai đoạn của quá trình phát sinh loài người.
Nhân tố sinh học bao gồm các yếu tố như di truyền, chọn lọc tự nhiên, và biến dị di truyền, đã luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của loài người qua từng giai đoạn, từ vượn người hoá thạch cho đến người hiện đại.
Mỗi giai đoạn phát triển của loài người đều bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sinh học, từ sự tiến hóa về hình thái, chức năng cho đến khả năng thích nghi với môi trường. Đáp án: D
Mỗi giai đoạn phát triển của loài người đều bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sinh học, từ sự tiến hóa về hình thái, chức năng cho đến khả năng thích nghi với môi trường. Đáp án: D
Câu 13 [594805]: Đặc điểm của hệ động vật ở kỉ Jura?
A, Lưỡng cư (ếch nhái) bị tiêu diệt dần, cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp. Hình thành các nhóm cao trong bò sát như thằn lằn, rùa, cá sấu.Xuất hiện những loài thú đầu tiên.
B, Bò sát tiếp tục thống trị, bò sát bay có nhiều dạng. Chim đã giống chim ngày nay. Thú có nhau thai đã xuất hiện.
C, Sâu bọ ăn lá, mật hoa, phấn hoa, nhựa cây phát triển nhờ sự phát triển của cây hạt kín kéo theo sự phát triển của thú ăn sâu bọ. Từ thú ăn sâu bọ đã phát triển thành thú ăn thịt hiện nay.
D, Thực vật hạt trần chiếm ưu thế; Khủng long và các loài bò sát đa dạng; phân tách đa dang cúc đá. Cây hạt trần ngự trị, bò sát cổ ngự trị, phân hoá chim.
Đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ Jura là hình thành 2 lục địa Bắc và Nam, biển tiến vào lục địa , khí hậu ấm áp.
→ + Cây hạt trần ngự trị.
+ Bò sát cố ngự trị.
+ Phân hoá chim.
- Lưỡng cư (ếch nhái) bị tiêu diệt dần, cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp. Hình thành các nhóm cao trong bò sát như thằn lằn, rùa, cá sấu.Xuất hiện những loài thú đầu tiên → Kỉ Trias.
- Bò sát tiếp tục thống trị, bò sát bay có nhiều dạng. Chim đã giống chim ngày nay. Thú có nhau thai đã xuất hiện → Kỉ Cretaceous.
- Sự phát triển của TV hạt kín → Kỉ Đệ tam. Đáp án: D
→ + Cây hạt trần ngự trị.
+ Bò sát cố ngự trị.
+ Phân hoá chim.
- Lưỡng cư (ếch nhái) bị tiêu diệt dần, cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp. Hình thành các nhóm cao trong bò sát như thằn lằn, rùa, cá sấu.Xuất hiện những loài thú đầu tiên → Kỉ Trias.
- Bò sát tiếp tục thống trị, bò sát bay có nhiều dạng. Chim đã giống chim ngày nay. Thú có nhau thai đã xuất hiện → Kỉ Cretaceous.
- Sự phát triển của TV hạt kín → Kỉ Đệ tam. Đáp án: D
Câu 14 [594806]: Một đàn cá nhỏ sống trong hồ nước có nền cát màu nâu. Phần lớn các con cá có màu nâu nhạt, nhưng có 10% số cá có kiểu hình đốm trắng. Những con cá này thường bị bắt bởi một loài chim lớn sống trên bờ. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Sự kiện có xu hướng xảy ra sau đó là
A, sau hai thế hệ, tất cả đàn cá trong hồ có kiểu hình đốm trắng.
B, tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng liên tục giảm.
C, tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng tăng dần.
D, tỉ lệ các loại cá có hai kiểu hình khác nhau không thay đổi.
Ban đầu, cá có màu nâu nhạt chiếm ưu thế trong môi trường có nền cát màu nâu, trong khi cá có kiểu hình đốm trắng dễ bị phát hiện và bị chim lớn bắt → Tỉ lệ cá đốm trắng thấp.
Khi lớp sỏi được rải xuống hồ làm nền hồ có màu đốm trắng, cá đốm trắng sẽ trở nên ngụy trang tốt hơn so với cá màu nâu nhạt. → Làm giảm tỉ lệ cá bị bắt, và do đó, tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng sẽ tăng dần qua các thế hệ.
Do đó, sự kiện có xu hướng xảy ra sau khi thay đổi môi trường là tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng sẽ tăng lên. Đáp án: C
Khi lớp sỏi được rải xuống hồ làm nền hồ có màu đốm trắng, cá đốm trắng sẽ trở nên ngụy trang tốt hơn so với cá màu nâu nhạt. → Làm giảm tỉ lệ cá bị bắt, và do đó, tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng sẽ tăng dần qua các thế hệ.
Do đó, sự kiện có xu hướng xảy ra sau khi thay đổi môi trường là tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng sẽ tăng lên. Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Nghiên cứu về loài khỉ rú kiểm tra cơ chế hình thành loài mới
Một nghiên cứu mới của Đại học Michigan về sự giao phối giữa hai loài khỉ rú ở Mexico đang mang lại cái nhìn sâu sắc về các lực thúc đẩy quá trình tiến hoá của các loài mới. Nghiên cứu mới của UM cung cấp bằng chứng thực nghiệm hiếm hoi cho thấy nhiều hình thức chọn lọc tự nhiên, bao gồm một hình thức gây tranh cãi được gọi là sự củng cố - quá trình mà chọn lọc tự nhiên tăng sự cô lập sinh sản, đang giúp hoàn thiện quá trình hình thành loài trong “khu vực lai” tự nhiên của loài khỉ rú, một nơi mà hai loài cùng tồn tại và thỉnh thoảng giao phối với nhau trong một quá trình được gọi là lai tạo.
“Chúng tôi đã quan sát các mô hình trong dữ liệu di truyền cho thấy lai tạo đóng vai trò trực tiếp trong việc hoàn thành quá trình hình thành loài bằng cách tăng cường sự khác biệt về mặt di truyền giữa các loài”, Tác giả đầu tiên của nghiên cứu - Tiến sĩ Marcella Baiz , cho biết.
Hai loài ở trung tâm của nghiên cứu, khỉ rú đầu đen và khỉ rú đầu trắng, đã phân kỳ khoảng 3 triệu năm trước và sống tách biệt cho đến gần đây khi chúng lại tiếp xúc với nhau trong một vùng lai tạp rộng ở tiểu bang Tabasco, đông nam Mexico. Một loài từng được định nghĩa là một nhóm các cá thể thực sự hoặc có khả năng giao phối với nhau, được cô lập về mặt sinh sản với các nhóm khác như vậy. Khái niệm cô lập sinh sản là chìa khoá cho định nghĩa đó và có nghĩa là bất chấp bất kỳ sự lai tạo nào, các loài thực sự vẫn duy trì tính độc đáo của chúng.
Tại khu vực lai khỉ rú ở Mexico, nơi Cortés-Ortiz của U-M và các đồng nghiệp của bà đã làm việc trong khoảng hai thập kỷ, phân tích các mẫu GENE đã xác nhận rằng khỉ rú đen và khỉ rú có áo choàng giao phối với nhau và tạo ra con lai. Thực tế là sự lai tạo đang diễn ra giữa hai nhóm có nghĩa là sự cô lập sinh sản chưa hoàn chỉnh. Các nhà sinh học tiến hoá tin rằng nhiều áp lực chọn lọc tự nhiên có thể giúp hoàn thiện quá trình này bằng cách tăng cường các rào cản đối với dòng gene giữa hai nhóm, đẩy chúng đến sự cô lập sinh sản hoàn toàn. Và vì chọn lọc tự nhiên ưu tiên các sinh vật sinh sản thành công hơn các sinh vật không sinh sản được, nên nó thiên vị các loài lai, đôi khi chết trước khi sinh sản hoặc đơn giản là không có khả năng sinh sản.
Chọn lọc tự nhiên cố gắng ngăn chặn sự hình thành của những giống lai “không phù hợp” này. Một cách để thực hiện điều đó là tăng dần sự khác biệt về mặt di truyền giữa hai nhóm sinh vật—trong trường hợp này là khỉ rú đen và khỉ rú có áo choàng—để chúng khó giao phối và sinh ra con lai hơn. Trong khi hoạt động để ngăn chặn sự hình thành các giống lai theo cách này, chọn lọc tự nhiên tăng cường sự cô lập sinh sản bằng cách tăng sự khác biệt về mặt di truyền. Quá trình này được gọi là sự củng cố.
Câu 15 [594807]: Nhân tố tiến hoá nào được nhấn mạnh trong nghiên cứu trên?
A, Giao phối ngẫu nhiên.
B, Đột biến gene.
C, Chọn lọc tự nhiên.
D, Di nhập gene.
Trong nghiên cứu này, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình củng cố, giúp tăng cường sự khác biệt di truyền giữa hai loài khỉ rú và thúc đẩy sự cô lập sinh sản hoàn toàn. Chọn lọc tự nhiên giúp loại bỏ những cá thể lai có khả năng sinh sản kém hoặc không sinh sản được, từ đó giảm khả năng giao phối giữa hai loài. Đáp án: B
Câu 16 [594808]: Trong một khu vực lai giữa hai loài, chọn lọc tự nhiên có thể tác động như thế nào để ngăn chặn sự hình thành của các cá thể lai không phù hợp?
A, Chọn lọc các cá thể lai có khả năng sinh sản mạnh hơn, giúp chúng phát triển hình thành loài mới.
B, Giảm sự cô lập sinh sản giữa hai loài để giảm sự khác biệt di truyền và làm yếu đi các rào cản sinh sản.
C, Gia tăng sự khác biệt di truyền giữa hai loài, làm giảm khả năng giao phối và sinh con lai giữa hai nhóm.
D, Tăng cường số lượng con lai trong quần thể để chúng trở thành nhóm trội trong môi trường lai.
Chọn lọc tự nhiên thiên về loại bỏ những cá thể lai không phù hợp (không có khả năng sinh sản hoặc có sức sống kém), từ đó làm tăng dần sự khác biệt di truyền giữa hai loài. Điều này làm giảm khả năng giao phối giữa các loài, giúp hoàn thiện sự cô lập sinh sản và ngăn chặn sự hình thành của những cá thể lai kém phù hợp. Đáp án: C
Câu 17 [594809]: Khi loài ngựa và loài lừa giao phối, chúng tạo ra con lai (con la), những con la thường không có khả năng sinh sản và do đó nó không phải là một loài mới. Tác động của nhân tố tiến hoá trong trường hợp này là gì?
A, Chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ các cá thể không sinh sản được, dẫn đến làm giảm số lượng con la qua các thế hệ.
B, Hai loài sẽ hợp nhất thành một loài duy nhất do việc trao đổi thông tin di truyền một cách liên tục qua giao phối.
C, Chọn lọc tự nhiên sẽ tăng cường khả năng sinh sản của con la để đảm bảo sự tồn tại của chúng.
D, Con lai sẽ trở nên mạnh hơn và chiếm ưu thế trong khu vực, dần sẽ thay thế loài ngựa và loài lừa.
Vì con la thường không có khả năng sinh sản, chọn lọc tự nhiên sẽ thiên về những cá thể ngựa và lừa thuần chủng có khả năng sinh sản, trong khi các cá thể lai (con la) không sinh sản được sẽ không đóng góp vào quần thể trong dài hạn. Điều này dẫn đến việc giảm số lượng con la qua thời gian. Đáp án: A